Một phần trong các hoạt động thắt chặt mối quan hệ hợp tác truyền thống giữa Hải quân Ấn Độ và Hải quân Việt Nam, trong hôm 21/5 vừa qua biên đội gồm ba tàu chiến Ấn Độ đã có có chuyến thăm chính thức thành phố Đà Nẵng kéo dài 4 ngày từ 21/5-25/5. Nguồn ảnh: Nguyễn Tú.Biên đội tàu của Hải quân Ấn Độ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng trong sáng 21/5 gồn các tàu khu trục INS Sahyadri (F49), tàu hậu cần INS Shakti (A57) và tàu hộ vệ chống ngầm INS Kamorta (P28) cùng 913 sỹ quan, thủy thủ đoàn. Điểm nổi bật nhất trong chuyến thăm là sự xuất hiện bộ đôi tàu chiến tiên tiến nhất của Hải quân Ấn Độ gồm INS Sahyadri và INS Kamorta. Nguồn ảnh: Nguyễn Tú.Trong đó INS Kamorta (P28) là một trong các tàu hộ vệ chống ngầm Kamorta do Ấn Độ tự đóng mới với số lượng chỉ ba chiếc. Các tàu Kamorta có lượng giãn nước tối đa 3.000 tấn; chiều dài 109 mét; mạn tàu rộng 12,8 mét. Nguồn ảnh: Nguyễn Tú.Với vai trò hộ vệ hạm và tác chiến chống ngầm, các tàu Kamorta của Hải quân Ấn Độ nổi tiếng về sự cơ động, bản thân tàu còn được trang bị 4 động cơ diesel Pielstick giúp nó có thể di chuyển tối đa với vận tốc lên đến 25 hải lý/giờ. Cùng với đó là tầm hoạt động tối đa lên đến 5.550 km khi ở tốc độ hành trình khoảng 18 hải lý/giờ. Nguồn ảnh: Viettimes.Dù vậy điều tạo nên sức mạnh cho tàu INS Kamorta hay các tàu cùng lớp vẫn là hệ thống vũ khí mà chúng có thể mang theo chuyên dành cho nhiệm vụ chống ngầm như tổ hợp rocket chống ngầm RBU-6000, cụm ống phóng ngư lôi DTA-53 533mm và cả trực thăng chống ngầm Ka-28PL. Nguồn ảnh: Viettimes.Ngoài các vũ khí trên INS Kamorta còn được trang bị hải pháo OTO Melara 76mm có tầm bắn lên đến 20km với tốc độ bắn vào khoảng 120 phát/phút ở chế độ cao tốc. Bên cạnh đó, còn có tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630 30mm 6 nòng với tầm bắn hiệu quả 4.000 mét với tốc độ bắn 4.000 phát/phút. Nguồn ảnh: Viettimes.Trong khi đó tổ hợp rocket chống ngầm RBU-6000 được trang bị tới 12 ống phóng có tầm bắn trung bình trên 4.000 mét với độ sâu kích nổ tối lên đến 1.000 mét đối với tác chiến chống ngầm và 10 mét với chống người nhái. Còn ngư lôi chống ngầm DTA-53 có tầm bắn ít nhất cũng 18km. Nguồn ảnh: Viettimes.Nếu tàu INS Kamorta chỉ chuyên dành cho nhiệm vụ chống ngầm thì tàu INS Sahyadri (F-49) thuộc lớp Shivalik lại là tàu khu trục tàng hình đa nhiệm tiên tiến nhất của Hải quân Ấn Độ với số lượng đang được biên chế là 3 chiếc. Nguồn ảnh: Viettimes.Tàu khu trục INS Sahyadri có lượng giãn nước tối đa lên đến 6.200 tấn; chiều dài 142 mét; mạn tàu rộng 16.9 mét. Tàu có biên chế thủy thủ đoàn khoảng 257 người, trong đó có 37 sĩ quan. Tầm tác chiến của tàu khu trục này lên đến 9.000km với tốc độ 18 hải lý/giờ. Nguồn ảnh: Viettimes.Về hệ thống vũ khí, INS Sahyadri hay các tàu lớp Shivalik được trang bị một kho vũ khí đa dạng kể cả các trang thiết bị điện tử như tổ hợp radar MR-760 Fregat M2EM 3-D; Radar MR-90 Orekh radars; Elta EL/M-2238 STAR; 2 × Elta EL/M-2221 STGR; 1 ×BEL APARNA... Ngoài ra, chiến hạm còn được trang bị hệ thống định vị thủy âm HUMSA-NG và hệ thống tác chiến điện tử BEL Ellora. Nguồn ảnh: Viettimes.Hỏa lực chính đầu tiên trên INS Sahyadri là hải pháo OTO Melara 76mm có tầm bắn lên đến 20km; tổ hợp ống phóng tên lửa thẳng đứng mang theo tên lửa hành trình Kalibr và tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos; tên lửa phòng không trên hạm Shtil-1; tổ hợp rocket chống ngầm RBU-6000 và ngư lôi DTA-53. Nguồn ảnh: Viettimes.Trong số vũ khí kể trên uy lực nhất vẫn là bộ tên lửa Kalibr và BrahMos. Đối với các mục tiêu mặt đất hay trên biển ở tầm xa INS Sahyadri có thể sử dụng tên lửa Kalibr với tầm bắn hơn 2.000km, còn chống hạm tầm gần nó có thể sử dụng BrahMos với tầm bắn vào khoảng 300km. Nguồn ảnh: Viettimes.Trong ảnh bệ phóng của t tên lửa phòng không trên hạm Shtil-1 trên tàu khu trục INS Sahyadri. Nguồn ảnh: Viettimes.Bên cạnh đó, tàu INS Sahyadri còn có thể mang theo tối đa hai trực thăng hải quân HAL Dhruv hoặc Sea King Mk dành cho tác chiến chống ngầm hoặc tuần tra trên biển. Nguồn ảnh: Viettimes.Bộ đôi tàu chiến INS Sahyadri và INS Kamorta khi được neo cạnh nhau tại cảng Tiên Sa, kích thước của tàu INS Sahyadri gần như gấp đôi so với INS Kamorta. Nguồn ảnh: Viettimes.Tàu chiến thứ ba trong biên đội tàu Ấn Độ đến thăm Đà Nẵng là tàu hậu cần INS Shakti (A57) được đánh giá là “siêu hạm hậu cần” của Hải quân Ấn Độ, nó có lượng giãn nước lên đến 27.500 tấn; dài 175 m; rộng 25 m; mớn nước 9,1 m. Tàu có biên chế tàu gồm 30 sĩ quan và 200 thủy thủ. Nguồn ảnh: Viettimes.Nhiệm vụ chính của INS Shakti trong Hải quân Ấn Độ là hỗ trợ hậu cần trên biển cho nhóm tàu hoặc biên đội tàu khi tác chiến tầm xa. So với các tàu chiến khác, INS Shakti chỉ được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ cơ bản với bốn tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630. Nguồn ảnh: Viettimes.Trong ảnh là một trong những tổ hợp phòng không AK-630 trên INS Shakti. Nguồn ảnh: Viettimes.Mời độc giả xem video: Cận cảnh khu trục hạm INS Sahyadri của Hải quân Ấn Độ. (nguồn binmei jp)
Một phần trong các hoạt động thắt chặt mối quan hệ hợp tác truyền thống giữa Hải quân Ấn Độ và Hải quân Việt Nam, trong hôm 21/5 vừa qua biên đội gồm ba tàu chiến Ấn Độ đã có có chuyến thăm chính thức thành phố Đà Nẵng kéo dài 4 ngày từ 21/5-25/5. Nguồn ảnh: Nguyễn Tú.
Biên đội tàu của Hải quân Ấn Độ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng trong sáng 21/5 gồn các tàu khu trục INS Sahyadri (F49), tàu hậu cần INS Shakti (A57) và tàu hộ vệ chống ngầm INS Kamorta (P28) cùng 913 sỹ quan, thủy thủ đoàn. Điểm nổi bật nhất trong chuyến thăm là sự xuất hiện bộ đôi tàu chiến tiên tiến nhất của Hải quân Ấn Độ gồm INS Sahyadri và INS Kamorta. Nguồn ảnh: Nguyễn Tú.
Trong đó INS Kamorta (P28) là một trong các tàu hộ vệ chống ngầm Kamorta do Ấn Độ tự đóng mới với số lượng chỉ ba chiếc. Các tàu Kamorta có lượng giãn nước tối đa 3.000 tấn; chiều dài 109 mét; mạn tàu rộng 12,8 mét. Nguồn ảnh: Nguyễn Tú.
Với vai trò hộ vệ hạm và tác chiến chống ngầm, các tàu Kamorta của Hải quân Ấn Độ nổi tiếng về sự cơ động, bản thân tàu còn được trang bị 4 động cơ diesel Pielstick giúp nó có thể di chuyển tối đa với vận tốc lên đến 25 hải lý/giờ. Cùng với đó là tầm hoạt động tối đa lên đến 5.550 km khi ở tốc độ hành trình khoảng 18 hải lý/giờ. Nguồn ảnh: Viettimes.
Dù vậy điều tạo nên sức mạnh cho tàu INS Kamorta hay các tàu cùng lớp vẫn là hệ thống vũ khí mà chúng có thể mang theo chuyên dành cho nhiệm vụ chống ngầm như tổ hợp rocket chống ngầm RBU-6000, cụm ống phóng ngư lôi DTA-53 533mm và cả trực thăng chống ngầm Ka-28PL. Nguồn ảnh: Viettimes.
Ngoài các vũ khí trên INS Kamorta còn được trang bị hải pháo OTO Melara 76mm có tầm bắn lên đến 20km với tốc độ bắn vào khoảng 120 phát/phút ở chế độ cao tốc. Bên cạnh đó, còn có tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630 30mm 6 nòng với tầm bắn hiệu quả 4.000 mét với tốc độ bắn 4.000 phát/phút. Nguồn ảnh: Viettimes.
Trong khi đó tổ hợp rocket chống ngầm RBU-6000 được trang bị tới 12 ống phóng có tầm bắn trung bình trên 4.000 mét với độ sâu kích nổ tối lên đến 1.000 mét đối với tác chiến chống ngầm và 10 mét với chống người nhái. Còn ngư lôi chống ngầm DTA-53 có tầm bắn ít nhất cũng 18km. Nguồn ảnh: Viettimes.
Nếu tàu INS Kamorta chỉ chuyên dành cho nhiệm vụ chống ngầm thì tàu INS Sahyadri (F-49) thuộc lớp Shivalik lại là tàu khu trục tàng hình đa nhiệm tiên tiến nhất của Hải quân Ấn Độ với số lượng đang được biên chế là 3 chiếc. Nguồn ảnh: Viettimes.
Tàu khu trục INS Sahyadri có lượng giãn nước tối đa lên đến 6.200 tấn; chiều dài 142 mét; mạn tàu rộng 16.9 mét. Tàu có biên chế thủy thủ đoàn khoảng 257 người, trong đó có 37 sĩ quan. Tầm tác chiến của tàu khu trục này lên đến 9.000km với tốc độ 18 hải lý/giờ. Nguồn ảnh: Viettimes.
Về hệ thống vũ khí, INS Sahyadri hay các tàu lớp Shivalik được trang bị một kho vũ khí đa dạng kể cả các trang thiết bị điện tử như tổ hợp radar MR-760 Fregat M2EM 3-D; Radar MR-90 Orekh radars; Elta EL/M-2238 STAR; 2 × Elta EL/M-2221 STGR; 1 ×BEL APARNA... Ngoài ra, chiến hạm còn được trang bị hệ thống định vị thủy âm HUMSA-NG và hệ thống tác chiến điện tử BEL Ellora. Nguồn ảnh: Viettimes.
Hỏa lực chính đầu tiên trên INS Sahyadri là hải pháo OTO Melara 76mm có tầm bắn lên đến 20km; tổ hợp ống phóng tên lửa thẳng đứng mang theo tên lửa hành trình Kalibr và tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos; tên lửa phòng không trên hạm Shtil-1; tổ hợp rocket chống ngầm RBU-6000 và ngư lôi DTA-53. Nguồn ảnh: Viettimes.
Trong số vũ khí kể trên uy lực nhất vẫn là bộ tên lửa Kalibr và BrahMos. Đối với các mục tiêu mặt đất hay trên biển ở tầm xa INS Sahyadri có thể sử dụng tên lửa Kalibr với tầm bắn hơn 2.000km, còn chống hạm tầm gần nó có thể sử dụng BrahMos với tầm bắn vào khoảng 300km. Nguồn ảnh: Viettimes.
Trong ảnh bệ phóng của t tên lửa phòng không trên hạm Shtil-1 trên tàu khu trục INS Sahyadri. Nguồn ảnh: Viettimes.
Bên cạnh đó, tàu INS Sahyadri còn có thể mang theo tối đa hai trực thăng hải quân HAL Dhruv hoặc Sea King Mk dành cho tác chiến chống ngầm hoặc tuần tra trên biển. Nguồn ảnh: Viettimes.
Bộ đôi tàu chiến INS Sahyadri và INS Kamorta khi được neo cạnh nhau tại cảng Tiên Sa, kích thước của tàu INS Sahyadri gần như gấp đôi so với INS Kamorta. Nguồn ảnh: Viettimes.
Tàu chiến thứ ba trong biên đội tàu Ấn Độ đến thăm Đà Nẵng là tàu hậu cần INS Shakti (A57) được đánh giá là “siêu hạm hậu cần” của Hải quân Ấn Độ, nó có lượng giãn nước lên đến 27.500 tấn; dài 175 m; rộng 25 m; mớn nước 9,1 m. Tàu có biên chế tàu gồm 30 sĩ quan và 200 thủy thủ. Nguồn ảnh: Viettimes.
Nhiệm vụ chính của INS Shakti trong Hải quân Ấn Độ là hỗ trợ hậu cần trên biển cho nhóm tàu hoặc biên đội tàu khi tác chiến tầm xa. So với các tàu chiến khác, INS Shakti chỉ được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ cơ bản với bốn tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630. Nguồn ảnh: Viettimes.
Trong ảnh là một trong những tổ hợp phòng không AK-630 trên INS Shakti. Nguồn ảnh: Viettimes.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh khu trục hạm INS Sahyadri của Hải quân Ấn Độ. (nguồn binmei jp)