TASS dẫn nguồn phòng báo chí Quân khu Trung tâm cho hay, các binh sĩ Quân đội Nga trang bị tên lửa Igla-S đã đẩy lùi một cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình của kẻ thù nổi tiếng vào trận địa tên lửa phòng không Buk-M2 trong cuộc diễn tập ở miền Nam vùng Astrakhan. Nguồn ảnh: Wikipedia"Trong cuộc diễn tập, kẻ thù nổi tiếng đã lên kế hoạch thực hiện cuộc tấn công tên lửa vào trận địa hệ thống Buk-M2. Sau khi phát hiện mục tiêu cỡ nhỏ, các khẩu đội Igla-S đã tiêu diệt thành công tên lửa đối phương, ngăn chặn cuộc không kích của kẻ thù", cơ quan báo chí cho hay. Nguồn ảnh: WikipediaTheo catalog của cơ quan xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport, Igla-S là hệ thống tên lửa vác vai thế hệ mới có hiệu suất tác chiến vượt trội phiên bản đời đầu Igla 2-5 lần, có thể tiêu diệt các tên lửa hành trình và mục tiêu cỡ nhỏ như UAV.Trong ảnh là bộ khí tài chuẩn của xạ thủ sử dụng tên lửa vác vai Igla-S với mũ tích hợp khí tài trinh sát phát hiện mục tiêu. Nguồn ảnh: WikipediaTay cầm với các thiết bị cò bắn, các cơ cấu sử dụng khai hỏa tên lửa Igla-S. Hệ thống này do nhà máy Degtyarev sản xuất hàng loạt từ ngày 1/12/2004. Nguồn ảnh: WikipediaTheo tham số của nhà sản xuất, trọng lượng toàn hệ thống tên lửa vác vai Igla-S trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu là 19kg (riêng trọng lượng đạn là 11,7kg). Đạn lắp đầu đổ nặng 2,5kg chứa 585 mảnh. Nguồn ảnh: WikipediaSo với các thế hệ đầu dòng tên lửa vác vai 9K38 Igla, phiên bản 9K338 Igla-S cải tiến về đầu dẫn hồng ngoại tăng khả năng kháng các hệ thống gây nhiễu mới nhất lắp trên các loại máy bay chiến đấu của đối phương. Bên cạnh đó, đạn tên lửa được cải thiện động cơ, và đầu đạn cho tầm bắn xa hơn, khả năng sát thương mạnh hơn. Nguồn ảnh: WikipediaTên lửa đạt tầm bắn tối đa 6km (xa hơn so với bản Igla đạt 5,2km), trần bắn mục tiêu tối đa đạt 3,5km. Nguồn ảnh: WikipediaVới trọng lượng nhẹ, kích thước gọn, chỉ cần một tới 2 xạ thủ là có thể vận hành Igla-S. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài ra, nhà thiết kế còn sản xuất giá phóng cho phép lắp hai quả đạn tên lửa và chỉ cần một xạ thủ để vận hành. Giá phóng có thể bố trí trên mặt đất hoặc xe tải để cơ động. Nguồn ảnh: WikipediaĐáng lưu tâm, hiện Việt Nam cũng là một trong những quốc gia sử dụng dòng tên lửa vác vai Igla và có thể là cả Igla-S.Thậm chí, theo một số nguồn tin không chính thức, hiện công nghiệp quốc phòng Việt Nam có thể đã sản xuất được cả dòng tên lửa này phục vụ cho nhu cầu trong nước.Diễn tập sử dụng tên lửa vác vai Igla. Nguồn: Youtube
TASS dẫn nguồn phòng báo chí Quân khu Trung tâm cho hay, các binh sĩ Quân đội Nga trang bị tên lửa Igla-S đã đẩy lùi một cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình của kẻ thù nổi tiếng vào trận địa tên lửa phòng không Buk-M2 trong cuộc diễn tập ở miền Nam vùng Astrakhan. Nguồn ảnh: Wikipedia
"Trong cuộc diễn tập, kẻ thù nổi tiếng đã lên kế hoạch thực hiện cuộc tấn công tên lửa vào trận địa hệ thống Buk-M2. Sau khi phát hiện mục tiêu cỡ nhỏ, các khẩu đội Igla-S đã tiêu diệt thành công tên lửa đối phương, ngăn chặn cuộc không kích của kẻ thù", cơ quan báo chí cho hay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo catalog của cơ quan xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport, Igla-S là hệ thống tên lửa vác vai thế hệ mới có hiệu suất tác chiến vượt trội phiên bản đời đầu Igla 2-5 lần, có thể tiêu diệt các tên lửa hành trình và mục tiêu cỡ nhỏ như UAV.
Trong ảnh là bộ khí tài chuẩn của xạ thủ sử dụng tên lửa vác vai Igla-S với mũ tích hợp khí tài trinh sát phát hiện mục tiêu. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tay cầm với các thiết bị cò bắn, các cơ cấu sử dụng khai hỏa tên lửa Igla-S. Hệ thống này do nhà máy Degtyarev sản xuất hàng loạt từ ngày 1/12/2004. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo tham số của nhà sản xuất, trọng lượng toàn hệ thống tên lửa vác vai Igla-S trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu là 19kg (riêng trọng lượng đạn là 11,7kg). Đạn lắp đầu đổ nặng 2,5kg chứa 585 mảnh. Nguồn ảnh: Wikipedia
So với các thế hệ đầu dòng tên lửa vác vai 9K38 Igla, phiên bản 9K338 Igla-S cải tiến về đầu dẫn hồng ngoại tăng khả năng kháng các hệ thống gây nhiễu mới nhất lắp trên các loại máy bay chiến đấu của đối phương. Bên cạnh đó, đạn tên lửa được cải thiện động cơ, và đầu đạn cho tầm bắn xa hơn, khả năng sát thương mạnh hơn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tên lửa đạt tầm bắn tối đa 6km (xa hơn so với bản Igla đạt 5,2km), trần bắn mục tiêu tối đa đạt 3,5km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Với trọng lượng nhẹ, kích thước gọn, chỉ cần một tới 2 xạ thủ là có thể vận hành Igla-S. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, nhà thiết kế còn sản xuất giá phóng cho phép lắp hai quả đạn tên lửa và chỉ cần một xạ thủ để vận hành. Giá phóng có thể bố trí trên mặt đất hoặc xe tải để cơ động. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đáng lưu tâm, hiện Việt Nam cũng là một trong những quốc gia sử dụng dòng tên lửa vác vai Igla và có thể là cả Igla-S.
Thậm chí, theo một số nguồn tin không chính thức, hiện công nghiệp quốc phòng Việt Nam có thể đã sản xuất được cả dòng tên lửa này phục vụ cho nhu cầu trong nước.
Diễn tập sử dụng tên lửa vác vai Igla. Nguồn: Youtube