Trong số những chiến đấu cơ mà Việt Nam đã và đang sử dụng, loại máy bay có tốc độ thuộc vào hàng nhanh bậc nhất là tiêm kích - bom Su-22. Nguồn ảnh: TL.Với thiết kế cánh cụp cánh xoè kinh điển, tiêm kích - bom Su-22 của Không quân Việt Nam có thể đạt tốc độ bay tối đa lên tới 1860 km/h khi bay ở độ cao lớn. Nguồn ảnh: KQVN.Thậm chí ngay cả khi bay ở độ cao sát mực nước biển, tốc độ của Su-22 vẫn vượt âm - lên tới 1400 km/h tương đương với Mach 1.13. Nguồn ảnh: Jetphotos.Rất bất ngờ là loại tiêm kích hiện đại bậc nhất của Không quân Việt Nam hiện tại đó là Su-30MK2V lại có tốc độ chỉ nhỉnh hơn đôi chút so với Su-22. Nguồn ảnh: KQVN.Tốc độ tối đa của tiêm kích Su-30MK2V trong biên chế Không quân Việt Nam tối đa chỉ vào khoảng Mach 2 - tương đương với 2120 km/h khi bay ở độ cao lớn. Ở độ cao thấp hơn, Su-30MK2V vẫn có thể vượt âm một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: Airliners.Sở dĩ Su-30MK2V có tốc độ thấp hơn so với Su-22 là do học thuyết không chiến khi Su-30MK2V ra đời đã thay đổi rất nhiều so với thời Su-22. Theo đó, tốc độ không còn là yếu tố sống còn của một chiến đấu cơ. Nguồn ảnh: KQVN.Bằng chứng cho việc học thuyết thay đổi khiến tốc độ của chiến đấu cơ giảm dần chính là chiếc tiêm kích MiG-21 của Không quân Việt Nam. Phiên bản MiG-21Bis từng được chúng ta sử dụng có tốc độ còn cao hơn cả tiêm kích SU-30MK2V. Nguồn ảnh: Stevedarke.Tốc độ tối đa của MiG-21 lên tới 2237 km/h - tương đương với tốc độ Mach 2.1 khi bay ở độ cao 13.000 mét. Ở độ cao ngang mực nước biển, tốc độ tối đa của MiG-21 vẫn vượt siêu âm, vào khoảng 1300 km/h. Nguồn ảnh: Thunder.Một điểm đáng ngạc nhiên đó là dù có tốc độ cao hơn cả Su-30MK2V, MiG-21 chỉ được trang bị duy nhất một động cơ phản lực. Phiên bản MiG-21 Bis được trang bị một động cơ Tumansky R-25-300 cho phép nó cất cánh được với trọng lượng tối đa chỉ 10,4 tấn. Nguồn ảnh: TL.Cuối cùng, chiếc chiến đấu cơ có tốc độ bay nhanh nhất của Không quân Việt Nam chính là Su-27. Loại chiến đấu cơ tiền thân của Su-30MK2V này có tốc độ tối đa lên tới 2500 km/h, nhanh hơn mọi loại chiến đấu cơ từng phục vụ trong Không quân Việt Nam. Nguồn ảnh: KQVN.Khi bay ở độ cao thấp, chiến đấu cơ Su-27 của Việt Nam cũng có thể đạt tốc độ tối đa lên tới Mach 1.13 - tương đương với khoảng 1400 km/h. Nguồn ảnh: Airfighters.Điều đáng nói đó là cả Su-27 và Su-30 đều sử dụng chung một loại động cơ là AL-31F. Vậy nên, kiểu dáng thiết kế khí động học chính là thứ "ăn tiền" đã giúp Su-27 cho Su-30 "ngửi khói" trên không. Nguồn ảnh: KQVN. Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của tiêm kích Su-22M4 trong biên chế Việt Nam.
Trong số những chiến đấu cơ mà Việt Nam đã và đang sử dụng, loại máy bay có tốc độ thuộc vào hàng nhanh bậc nhất là tiêm kích - bom Su-22. Nguồn ảnh: TL.
Với thiết kế cánh cụp cánh xoè kinh điển, tiêm kích - bom Su-22 của Không quân Việt Nam có thể đạt tốc độ bay tối đa lên tới 1860 km/h khi bay ở độ cao lớn. Nguồn ảnh: KQVN.
Thậm chí ngay cả khi bay ở độ cao sát mực nước biển, tốc độ của Su-22 vẫn vượt âm - lên tới 1400 km/h tương đương với Mach 1.13. Nguồn ảnh: Jetphotos.
Rất bất ngờ là loại tiêm kích hiện đại bậc nhất của Không quân Việt Nam hiện tại đó là Su-30MK2V lại có tốc độ chỉ nhỉnh hơn đôi chút so với Su-22. Nguồn ảnh: KQVN.
Tốc độ tối đa của tiêm kích Su-30MK2V trong biên chế Không quân Việt Nam tối đa chỉ vào khoảng Mach 2 - tương đương với 2120 km/h khi bay ở độ cao lớn. Ở độ cao thấp hơn, Su-30MK2V vẫn có thể vượt âm một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: Airliners.
Sở dĩ Su-30MK2V có tốc độ thấp hơn so với Su-22 là do học thuyết không chiến khi Su-30MK2V ra đời đã thay đổi rất nhiều so với thời Su-22. Theo đó, tốc độ không còn là yếu tố sống còn của một chiến đấu cơ. Nguồn ảnh: KQVN.
Bằng chứng cho việc học thuyết thay đổi khiến tốc độ của chiến đấu cơ giảm dần chính là chiếc tiêm kích MiG-21 của Không quân Việt Nam. Phiên bản MiG-21Bis từng được chúng ta sử dụng có tốc độ còn cao hơn cả tiêm kích SU-30MK2V. Nguồn ảnh: Stevedarke.
Tốc độ tối đa của MiG-21 lên tới 2237 km/h - tương đương với tốc độ Mach 2.1 khi bay ở độ cao 13.000 mét. Ở độ cao ngang mực nước biển, tốc độ tối đa của MiG-21 vẫn vượt siêu âm, vào khoảng 1300 km/h. Nguồn ảnh: Thunder.
Một điểm đáng ngạc nhiên đó là dù có tốc độ cao hơn cả Su-30MK2V, MiG-21 chỉ được trang bị duy nhất một động cơ phản lực. Phiên bản MiG-21 Bis được trang bị một động cơ Tumansky R-25-300 cho phép nó cất cánh được với trọng lượng tối đa chỉ 10,4 tấn. Nguồn ảnh: TL.
Cuối cùng, chiếc chiến đấu cơ có tốc độ bay nhanh nhất của Không quân Việt Nam chính là Su-27. Loại chiến đấu cơ tiền thân của Su-30MK2V này có tốc độ tối đa lên tới 2500 km/h, nhanh hơn mọi loại chiến đấu cơ từng phục vụ trong Không quân Việt Nam. Nguồn ảnh: KQVN.
Khi bay ở độ cao thấp, chiến đấu cơ Su-27 của Việt Nam cũng có thể đạt tốc độ tối đa lên tới Mach 1.13 - tương đương với khoảng 1400 km/h. Nguồn ảnh: Airfighters.
Điều đáng nói đó là cả Su-27 và Su-30 đều sử dụng chung một loại động cơ là AL-31F. Vậy nên, kiểu dáng thiết kế khí động học chính là thứ "ăn tiền" đã giúp Su-27 cho Su-30 "ngửi khói" trên không. Nguồn ảnh: KQVN.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của tiêm kích Su-22M4 trong biên chế Việt Nam.