Ra đời từ năm 1999 nhưng phải mãi tới năm 2009, trong lễ duyệt binh mừng quốc khánh, Trung Quốc mới công khai loại tên lửa phòng không tầm trung HQ-16 "Hồng Kỳ 16" này. Đây là loại vũ khí được Trung Quốc tuyên bố là hiện đại hơn cả tên lửa Buk của Nga và nó có cả phiên bản xuất khẩu với cái tên LY-80. Nguồn ảnh: Military.Trung Quốc cho biết, tên lửa Hồng Kỳ 16 của nước này thậm chí còn có khả năng đánh chặn cả... bom cỡ lớn của đối phương trên không. Điều này có được là do hệ thống radar dẫn hướng và khả năng chính xác cực cao mà đầu đạn của Hồng Kỳ 16 được trang bị. Nguồn ảnh: 81.Mỗi hệ thống của tên lửa phòng không HQ-16 bao gồm 1 xe radar tìm mục tiêu, 1 xe chỉ huy, 3 xe radar chở và điều khiển hỏa lực. Nguồn ảnh: Military.Trong đó, mỗi xe chỉ huy của Hồng Kỳ 16 có khả năng điều khiển từ 1 - 4 bệ phóng tên lửa. Hệ thống máy tính trên xe chỉ huy có khả năng tiếp nhận và xử lý đồng thời 48 mục tiêu bay khác nhau và đánh chặn 24 trên tổng số 48 mục tiêu đó cùng lúc. Nguồn ảnh: Military.Mỗi mục tiêu bị khóa từ xe chỉ huy có thể được tấn công bằng nhiều tên lửa khác nhau tùy theo từng lệnh tiêu diệt được đưa ra. Ngoài ra, để nâng cao khả năng đánh chặn, xe chỉ huy của Hồng Kỳ 16 còn có khả năng liên kết dữ liệu với Hồng Kỳ 64, Hồng Kỳ 9,... để tăng hiệu quả đánh chặn đa tầng. Nguồn ảnh: Military.Mỗi tên lửa Hồng Kỳ 16 có chiều dài 5 mét, đường kính 400mm. Trọng lượng của một quả tên lửa bao gồm cả ống phóng là 1300 kg, trong đó đầu đạn nặng 70 kg. Tốc độ tối đa của tên lửa là 1200 mét/giây, tương đương với khoảng Mach 4 và có tốc độ bay trung bình khoảng 750 mét/giây, tương đương Mach 2.3. Nguồn ảnh: 81.Tầm bắn tối đa của loại tên lửa này là 42 km trong khi đó tầm bắn gần nhất là 3 km. Trần tiêu diệt mục tiêu tối đa của Hồng Kỳ 16 lên tới 25 km trong khi đó độ cao tối thiểu để nó tiêu diệt mục tiêu chỉ là 15 mét. Một điểm cực kỳ đáng chú ý đó là Trung Quốc tuyên bố tên lửa Hồng Kỳ 16 có thể nằm kho tới 10 năm không cần bảo dưỡng mà vẫn có thể hoạt động tốt. Nếu được bảo dưỡng thường xuyên có thể lưu kho tới 15 năm. Nguồn ảnh: Military.Ngoài việc được triển khai từ cơ cấu phóng di động như xe kéo, tên lửa phòng không Hồng Kỳ 16 còn có thể được triển khai từ các cơ cấu khác bao gồm cơ cấu phóng cố định dưới mặt đất hoặc cơ cấu phóng trên tàu khu trục, tàu chiến cỡ lớn. Nguồn ảnh: Sina.Rõ ràng, với khả năng của mình, tên lửa Hồng Kỳ 16 của Trung Quốc xứng đáng được xếp "chung mâm" với nhiều loại tên lửa đánh chặn phòng không khác trên thế giới, bao gồm cả các hệ thống của Nga và Mỹ, xóa bỏ cái danh "Hồng Kỳ nằm ì trên bệ" từ thời Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Military. Mời độc giả xem Video: Trung Quốc phóng thử tên lửa HQ-16.
Ra đời từ năm 1999 nhưng phải mãi tới năm 2009, trong lễ duyệt binh mừng quốc khánh, Trung Quốc mới công khai loại tên lửa phòng không tầm trung HQ-16 "Hồng Kỳ 16" này. Đây là loại vũ khí được Trung Quốc tuyên bố là hiện đại hơn cả tên lửa Buk của Nga và nó có cả phiên bản xuất khẩu với cái tên LY-80. Nguồn ảnh: Military.
Trung Quốc cho biết, tên lửa Hồng Kỳ 16 của nước này thậm chí còn có khả năng đánh chặn cả... bom cỡ lớn của đối phương trên không. Điều này có được là do hệ thống radar dẫn hướng và khả năng chính xác cực cao mà đầu đạn của Hồng Kỳ 16 được trang bị. Nguồn ảnh: 81.
Mỗi hệ thống của tên lửa phòng không HQ-16 bao gồm 1 xe radar tìm mục tiêu, 1 xe chỉ huy, 3 xe radar chở và điều khiển hỏa lực. Nguồn ảnh: Military.
Trong đó, mỗi xe chỉ huy của Hồng Kỳ 16 có khả năng điều khiển từ 1 - 4 bệ phóng tên lửa. Hệ thống máy tính trên xe chỉ huy có khả năng tiếp nhận và xử lý đồng thời 48 mục tiêu bay khác nhau và đánh chặn 24 trên tổng số 48 mục tiêu đó cùng lúc. Nguồn ảnh: Military.
Mỗi mục tiêu bị khóa từ xe chỉ huy có thể được tấn công bằng nhiều tên lửa khác nhau tùy theo từng lệnh tiêu diệt được đưa ra. Ngoài ra, để nâng cao khả năng đánh chặn, xe chỉ huy của Hồng Kỳ 16 còn có khả năng liên kết dữ liệu với Hồng Kỳ 64, Hồng Kỳ 9,... để tăng hiệu quả đánh chặn đa tầng. Nguồn ảnh: Military.
Mỗi tên lửa Hồng Kỳ 16 có chiều dài 5 mét, đường kính 400mm. Trọng lượng của một quả tên lửa bao gồm cả ống phóng là 1300 kg, trong đó đầu đạn nặng 70 kg. Tốc độ tối đa của tên lửa là 1200 mét/giây, tương đương với khoảng Mach 4 và có tốc độ bay trung bình khoảng 750 mét/giây, tương đương Mach 2.3. Nguồn ảnh: 81.
Tầm bắn tối đa của loại tên lửa này là 42 km trong khi đó tầm bắn gần nhất là 3 km. Trần tiêu diệt mục tiêu tối đa của Hồng Kỳ 16 lên tới 25 km trong khi đó độ cao tối thiểu để nó tiêu diệt mục tiêu chỉ là 15 mét. Một điểm cực kỳ đáng chú ý đó là Trung Quốc tuyên bố tên lửa Hồng Kỳ 16 có thể nằm kho tới 10 năm không cần bảo dưỡng mà vẫn có thể hoạt động tốt. Nếu được bảo dưỡng thường xuyên có thể lưu kho tới 15 năm. Nguồn ảnh: Military.
Ngoài việc được triển khai từ cơ cấu phóng di động như xe kéo, tên lửa phòng không Hồng Kỳ 16 còn có thể được triển khai từ các cơ cấu khác bao gồm cơ cấu phóng cố định dưới mặt đất hoặc cơ cấu phóng trên tàu khu trục, tàu chiến cỡ lớn. Nguồn ảnh: Sina.
Rõ ràng, với khả năng của mình, tên lửa Hồng Kỳ 16 của Trung Quốc xứng đáng được xếp "chung mâm" với nhiều loại tên lửa đánh chặn phòng không khác trên thế giới, bao gồm cả các hệ thống của Nga và Mỹ, xóa bỏ cái danh "Hồng Kỳ nằm ì trên bệ" từ thời Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Military.
Mời độc giả xem Video: Trung Quốc phóng thử tên lửa HQ-16.