Theo tờ báo Trung Quốc, Indonesia là một khách hàng lớn của vũ khí Nga tại khu vực Đông Nam Á, Jakarta từ lâu đã hợp tác chặt chẽ với Moskva trong lĩnh vực quốc phòng.Liên kết quân sự giữa hai bên bao gồm cả hoạt động mua sắm vũ khí hiện đại cùng với nghiên cứu chế tạo sản phẩm quân sự, điều này được chứng minh bằng sự xuất hiện của rất nhiều vũ khí Nga trong thành phần tác chiến của Quân đội Indonesia, từ xe tăng, thiết giáp cho tới máy bay...Tuy nhiên mới đây trước sức ép của Mỹ về việc áp dụng những biện pháp trừng phạt theo Đạo luật CAATSA, Bộ Quốc phòng Indonesia đã từ chối ký kết hợp đồng mua 11 tiêm kích đa năng Su-35 của Nga.Các chuyên gia phân tích đến từ trang Baijiahao nhận định với lựa chọn này, Indonesia đã đặt mình vào tình thế cực kỳ bất lợi, cũng như đánh mất vô số ưu đãi từ việc mua chiến đấu cơ Nga.Nguồn gốc của bước đi trên bắt nguồn từ việc Indonesia kỳ vọng rằng Mỹ - quốc gia kiên quyết gây sức ép làm gián đoạn thương vụ sẽ đáp ứng yêu cầu của họ và cung cấp tiêm kích tàng hình F-35A Lightning II để thay thế Su-35.Nhưng rốt cuộc Washington đã khiến Jakarta cảm thấy vô cùng hụt hẫng khi từ chối ký kết một thỏa thuận như vậy. Kết quả là Không quân Indonesia không có máy bay chiến đấu thế hệ mới của cả Nga lẫn Mỹ.Trong tình thế gần như tuyệt vọng, Indonesia buộc phải quay sang Pháp, đàm phán mua máy bay chiến đấu Rafale sau khi thất bại trong việc mua lại phi đội tiêm kích Eurofighter Typhoon đã qua sử dụng của Không quân Áo.Mặc dù Pháp đã chấp nhận bán tiêm kích Rafale nhưng ngân sách quốc phòng Indonesia sẽ phải mất thêm một khoản đáng kể. Theo các nhà phân tích, Indonesia cần chi khoảng 8 tỷ USD, nhiều hơn hẳn so với chi phí ước tính của thương vụ Su-35 là 2 tỷ USD.Không chỉ có vậy, nếu hợp đồng mua Su-35 được ký kết, Moskva sẵn sàng cung cấp cho Jakarta những điều kiện hết sức thuận lợi, kể cả thanh toán trả chậm hay bằng hình thức hàng đổi hàng - điều mà châu Âu hiếm khi chấp nhận.Tờ báo Trung Quốc nhấn mạnh, Indonesia đang phải đối phó với hậu quả nặng nề của việc từ bỏ tiêm kích Nga.Ngoài ra nếu mua Su-35, Indonesia sẽ ít nhiều tận dụng được cơ sở đảm bảo hậu cần - kỹ thuật do họ đang vận hành số lượng khá lớn tiêm kích dòng Flanker bao gồm Su-27SKM, Su-30MK2, bên cạnh đó số vũ khí tên lửa, bom... cũng có thể chia sẻ.Giờ đây với việc mua tiêm kích Rafale của Pháp, Jakarta phải bỏ ra chi phí để xây dựng lại từ đầu những hạng mục giúp duy trì sức chiến đấu, chưa kể số vũ khí đi kèm cần thiết phải đầu tư cũng rất lớn.Nhưng ở chiều ngược lại, cũng có nhận xét cho rằng chi phí mà Indonesia phải đánh đổi khi chuyển từ Su-35 sang Rafale mặc dù rất lớn nhưng vẫn còn rẻ hơn nhiều so với việc bị Mỹ áp dụng những biện pháp trừng phạt.Ngoài ra Indonesia cũng có thể phần nào cảm thấy bớt hối tiếc, khi Ấn Độ sau một thời gian vận hành tiêm kích Rafale đã tỏ ra rất hài lòng và khẳng định tính năng kỹ chiến thuật của chiếc máy bay Pháp tốt hơn nhiều so với chiến đấu cơ Nga.
Theo tờ báo Trung Quốc, Indonesia là một khách hàng lớn của vũ khí Nga tại khu vực Đông Nam Á, Jakarta từ lâu đã hợp tác chặt chẽ với Moskva trong lĩnh vực quốc phòng.
Liên kết quân sự giữa hai bên bao gồm cả hoạt động mua sắm vũ khí hiện đại cùng với nghiên cứu chế tạo sản phẩm quân sự, điều này được chứng minh bằng sự xuất hiện của rất nhiều vũ khí Nga trong thành phần tác chiến của Quân đội Indonesia, từ xe tăng, thiết giáp cho tới máy bay...
Tuy nhiên mới đây trước sức ép của Mỹ về việc áp dụng những biện pháp trừng phạt theo Đạo luật CAATSA, Bộ Quốc phòng Indonesia đã từ chối ký kết hợp đồng mua 11 tiêm kích đa năng Su-35 của Nga.
Các chuyên gia phân tích đến từ trang Baijiahao nhận định với lựa chọn này, Indonesia đã đặt mình vào tình thế cực kỳ bất lợi, cũng như đánh mất vô số ưu đãi từ việc mua chiến đấu cơ Nga.
Nguồn gốc của bước đi trên bắt nguồn từ việc Indonesia kỳ vọng rằng Mỹ - quốc gia kiên quyết gây sức ép làm gián đoạn thương vụ sẽ đáp ứng yêu cầu của họ và cung cấp tiêm kích tàng hình F-35A Lightning II để thay thế Su-35.
Nhưng rốt cuộc Washington đã khiến Jakarta cảm thấy vô cùng hụt hẫng khi từ chối ký kết một thỏa thuận như vậy. Kết quả là Không quân Indonesia không có máy bay chiến đấu thế hệ mới của cả Nga lẫn Mỹ.
Trong tình thế gần như tuyệt vọng, Indonesia buộc phải quay sang Pháp, đàm phán mua máy bay chiến đấu Rafale sau khi thất bại trong việc mua lại phi đội tiêm kích Eurofighter Typhoon đã qua sử dụng của Không quân Áo.
Mặc dù Pháp đã chấp nhận bán tiêm kích Rafale nhưng ngân sách quốc phòng Indonesia sẽ phải mất thêm một khoản đáng kể. Theo các nhà phân tích, Indonesia cần chi khoảng 8 tỷ USD, nhiều hơn hẳn so với chi phí ước tính của thương vụ Su-35 là 2 tỷ USD.
Không chỉ có vậy, nếu hợp đồng mua Su-35 được ký kết, Moskva sẵn sàng cung cấp cho Jakarta những điều kiện hết sức thuận lợi, kể cả thanh toán trả chậm hay bằng hình thức hàng đổi hàng - điều mà châu Âu hiếm khi chấp nhận.
Tờ báo Trung Quốc nhấn mạnh, Indonesia đang phải đối phó với hậu quả nặng nề của việc từ bỏ tiêm kích Nga.
Ngoài ra nếu mua Su-35, Indonesia sẽ ít nhiều tận dụng được cơ sở đảm bảo hậu cần - kỹ thuật do họ đang vận hành số lượng khá lớn tiêm kích dòng Flanker bao gồm Su-27SKM, Su-30MK2, bên cạnh đó số vũ khí tên lửa, bom... cũng có thể chia sẻ.
Giờ đây với việc mua tiêm kích Rafale của Pháp, Jakarta phải bỏ ra chi phí để xây dựng lại từ đầu những hạng mục giúp duy trì sức chiến đấu, chưa kể số vũ khí đi kèm cần thiết phải đầu tư cũng rất lớn.
Nhưng ở chiều ngược lại, cũng có nhận xét cho rằng chi phí mà Indonesia phải đánh đổi khi chuyển từ Su-35 sang Rafale mặc dù rất lớn nhưng vẫn còn rẻ hơn nhiều so với việc bị Mỹ áp dụng những biện pháp trừng phạt.
Ngoài ra Indonesia cũng có thể phần nào cảm thấy bớt hối tiếc, khi Ấn Độ sau một thời gian vận hành tiêm kích Rafale đã tỏ ra rất hài lòng và khẳng định tính năng kỹ chiến thuật của chiếc máy bay Pháp tốt hơn nhiều so với chiến đấu cơ Nga.