"Sát thủ diệt tăng SU-100 do Liên Xô (cũ) sản xuất hiện vẫn còn phục vụ trong Lực lượng Vũ trang Việt Nam. Các khẩu pháo SU-100 được sử dụng rộng rãi trong những năm cuối CTTG 2 và vẫn còn xuất hiện nhiều năm sau đó trong quân đội các nước đồng minh với Liên Xô trên khắp thế giới", ấn phẩm Armyrecognition mở đầu bài viết nhận xét về vũ khí Việt Nam.Theo các tài liệu được công khai, pháo tự hành chống tăng SU-100 được phát triển trên cơ sở khung gầm xe tăng hạng trung T-34 nhưng không trang bị tháp pháo mà khẩu pháo chính được gắn cố định thân.Phần thân của pháo tự hành SU-100 có kết cấu thấp, bọc thép toàn thân với khoang chiến đấu nằm trước, phía sau là động cơ.Hệ thống truyền động xe gồm có năm bánh xe mỗi bên, trang bị động cơ diesel cho tốc độ tối đa 55km/h trên đường bằng, dự trữ hành trình 300km.Tầm hoạt động của pháo SU-100 có thể tăng thêm với hai thùng nhiên liệu mỗi bên hông tăng.Vũ khí chính của SU-100 gồm pháo 100mm D-10S có khả năng bắn đạn xuyên giáp AP và đạn nổ phá mảnh HE-FRAG.Tổng cộng lượng đạn mang theo có 33 viên cỡ 100mm.Bình luận về hỏa lực của pháo chống tăng SU-100, Armyrecognition viết: "Dĩ nhiên, SU-100 không thể phá hủy xe tăng hiện đại nhưng đạn 100mm đủ sức xuyên phá tăng hạng nhẹ, xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân. Đạn xuyên giáp AP của SU-100 có thể "chọc thủng" 180mm giáp thép ở cách xa 1.000m.Pháo D-10S mặc dù không đạt hiệu quả cao đối với chiến xa chủ lực hiện đại nhưng vẫn đủ sức tiêu diệt mọi loại xe tăng lội nước hay xe thiết giáp lưỡng cư vốn có vỏ giáp rất mỏng.Tương tự pháo nòng dài M47 152 mm, vai trò của SU-100 rõ ràng hơn khi nằm trong đội hình phương tiện phòng thủ bờ biển của các đơn vị hải quân.Hiện nay, pháo tự hành chống tăng SU-100 được sử dụng ở một số đơn vị tăng thiết giáp Lục quân và Hải quân Nhân dân Việt Nam. Video Pháo tự hành 105mm của Việt Nam: Hổ mọc thêm cánh - Nguồn: QPVN
"Sát thủ diệt tăng SU-100 do Liên Xô (cũ) sản xuất hiện vẫn còn phục vụ trong Lực lượng Vũ trang Việt Nam. Các khẩu pháo SU-100 được sử dụng rộng rãi trong những năm cuối CTTG 2 và vẫn còn xuất hiện nhiều năm sau đó trong quân đội các nước đồng minh với Liên Xô trên khắp thế giới", ấn phẩm Armyrecognition mở đầu bài viết nhận xét về vũ khí Việt Nam.
Theo các tài liệu được công khai, pháo tự hành chống tăng SU-100 được phát triển trên cơ sở khung gầm xe tăng hạng trung T-34 nhưng không trang bị tháp pháo mà khẩu pháo chính được gắn cố định thân.
Phần thân của pháo tự hành SU-100 có kết cấu thấp, bọc thép toàn thân với khoang chiến đấu nằm trước, phía sau là động cơ.
Hệ thống truyền động xe gồm có năm bánh xe mỗi bên, trang bị động cơ diesel cho tốc độ tối đa 55km/h trên đường bằng, dự trữ hành trình 300km.
Tầm hoạt động của pháo SU-100 có thể tăng thêm với hai thùng nhiên liệu mỗi bên hông tăng.
Vũ khí chính của SU-100 gồm pháo 100mm D-10S có khả năng bắn đạn xuyên giáp AP và đạn nổ phá mảnh HE-FRAG.
Tổng cộng lượng đạn mang theo có 33 viên cỡ 100mm.
Bình luận về hỏa lực của pháo chống tăng SU-100, Armyrecognition viết: "Dĩ nhiên, SU-100 không thể phá hủy xe tăng hiện đại nhưng đạn 100mm đủ sức xuyên phá tăng hạng nhẹ, xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân. Đạn xuyên giáp AP của SU-100 có thể "chọc thủng" 180mm giáp thép ở cách xa 1.000m.
Pháo D-10S mặc dù không đạt hiệu quả cao đối với chiến xa chủ lực hiện đại nhưng vẫn đủ sức tiêu diệt mọi loại xe tăng lội nước hay xe thiết giáp lưỡng cư vốn có vỏ giáp rất mỏng.
Tương tự pháo nòng dài M47 152 mm, vai trò của SU-100 rõ ràng hơn khi nằm trong đội hình phương tiện phòng thủ bờ biển của các đơn vị hải quân.
Hiện nay, pháo tự hành chống tăng SU-100 được sử dụng ở một số đơn vị tăng thiết giáp Lục quân và Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Video Pháo tự hành 105mm của Việt Nam: Hổ mọc thêm cánh - Nguồn: QPVN