Theo một số nguồn tin, ít nhất 5 máy bay cường kích Su-22M3, một Su-22M4 và ba MiG-23 của Không quân Syria đã bị tên lửa Tomahawk phá hủy trong vụ không kích ngày 6/4 của Hải quân Mỹ đang gây tranh cãi quyết liệt trên diễn đàn quốc tế. Nguồn ảnh: SinaTrước đó vào lúc 4h40 phút rạng sáng ngày 6/4 (giờ địa phương), tàu khu trục USS Ross và USS Porter, lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ đang hoạt động ở khu vực phía đông Địa Trung Hải đã thực hiện bắn 59 tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân al-Shuayra của Không quân Syria. Hành động này được Mỹ tuyên bố là để phản ứng lại việc “Syria tấn công vũ khí hóa học dân thường”. Nguồn ảnh: ReutersTuy nhiên, theo phía Nga, trong số 59 quả Tomahawk, chỉ có khoảng 20-23 quả đánh trúng mục tiêu, số còn lại bị rơi rớt dọc đường vì lý do còn nằm trong vòng nghi vấn. Đây được xem là tỉ lệ bắn trúng tồi tệ nhất trong lịch sử tham chiến của tên lửa Tomahawk. Nguồn ảnh: ReutersCác hình ảnh được truyền thông Nga phát đi cho thấy, 20-23 quả Tomahawk đã đánh trúng nhiều vị trí then chốt, đặc biệt là hầm chứa máy bay ở al-Shuayra. Nguồn ảnh: Russia 1Trong ảnh, hai hangar bê tông chứa máy bay bị ám đen do vụ nổ, cháy dữ dội sau khi Tomahawk đánh trúng. Nguồn ảnh: SinaCận cảnh một hangar. Nguồn ảnh: Russia 1Một boongke ngầm dưới mặt đất cũng bị chọc thủng bởi Tomahawk. Nguồn ảnh: Russia 1Nặng nề nhất là 9 máy bay chiến đấu hiện đại của Không quân Syria đang tham gia chiến dịch không kích phiến quân đã bị phá hủy, cháy ra tro. Nguồn ảnh: SinaMột sĩ quan Syria đứng bên cạnh một chiếc tiêm kích MiG-23 bị phá hủy ngay trong hangar. Nguồn ảnh: SinaĐộng cơ phản lực còn trơ lại trong một chiếc máy bay đã bị cháy ra tro. Nguồn ảnh: ANNA NewsNgoài ra, một số xe radar, xe phóng tên lửa tầm xa của Quân đội Syria cũng đã bị phá hủy trong vụ tấn công bằng Tomahawk. Nguồn ảnh: ANNA NewsRất may đường băng của sân bay đã không bị hư hại. Nguồn ảnh: SinaViệc đường băng còn nguyên vẹn hoặc chỉ hư hại nhẹ giúp Không quân Syria chỉ 1-2 ngày sau vụ tấn công đã nhanh chóng trở lại nhiệm vụ chiến đấu chống khủng bố. Nguồn ảnh: SinaMáy bay cường kích Su-22 treo đầy bom đang lăn bánh ra đường băng thực hiện nhiệm vụ không kích mục tiêu phiến quân. Nguồn ảnh: Sina
Theo một số nguồn tin, ít nhất 5 máy bay cường kích Su-22M3, một Su-22M4 và ba MiG-23 của Không quân Syria đã bị tên lửa Tomahawk phá hủy trong vụ không kích ngày 6/4 của Hải quân Mỹ đang gây tranh cãi quyết liệt trên diễn đàn quốc tế. Nguồn ảnh: Sina
Trước đó vào lúc 4h40 phút rạng sáng ngày 6/4 (giờ địa phương), tàu khu trục USS Ross và USS Porter, lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ đang hoạt động ở khu vực phía đông Địa Trung Hải đã thực hiện bắn 59 tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân al-Shuayra của Không quân Syria. Hành động này được Mỹ tuyên bố là để phản ứng lại việc “Syria tấn công vũ khí hóa học dân thường”. Nguồn ảnh: Reuters
Tuy nhiên, theo phía Nga, trong số 59 quả Tomahawk, chỉ có khoảng 20-23 quả đánh trúng mục tiêu, số còn lại bị rơi rớt dọc đường vì lý do còn nằm trong vòng nghi vấn. Đây được xem là tỉ lệ bắn trúng tồi tệ nhất trong lịch sử tham chiến của tên lửa Tomahawk. Nguồn ảnh: Reuters
Các hình ảnh được truyền thông Nga phát đi cho thấy, 20-23 quả Tomahawk đã đánh trúng nhiều vị trí then chốt, đặc biệt là hầm chứa máy bay ở al-Shuayra. Nguồn ảnh: Russia 1
Trong ảnh, hai hangar bê tông chứa máy bay bị ám đen do vụ nổ, cháy dữ dội sau khi Tomahawk đánh trúng. Nguồn ảnh: Sina
Cận cảnh một hangar. Nguồn ảnh: Russia 1
Một boongke ngầm dưới mặt đất cũng bị chọc thủng bởi Tomahawk. Nguồn ảnh: Russia 1
Nặng nề nhất là 9 máy bay chiến đấu hiện đại của Không quân Syria đang tham gia chiến dịch không kích phiến quân đã bị phá hủy, cháy ra tro. Nguồn ảnh: Sina
Một sĩ quan Syria đứng bên cạnh một chiếc tiêm kích MiG-23 bị phá hủy ngay trong hangar. Nguồn ảnh: Sina
Động cơ phản lực còn trơ lại trong một chiếc máy bay đã bị cháy ra tro. Nguồn ảnh: ANNA News
Ngoài ra, một số xe radar, xe phóng tên lửa tầm xa của Quân đội Syria cũng đã bị phá hủy trong vụ tấn công bằng Tomahawk. Nguồn ảnh: ANNA News
Rất may đường băng của sân bay đã không bị hư hại. Nguồn ảnh: Sina
Việc đường băng còn nguyên vẹn hoặc chỉ hư hại nhẹ giúp Không quân Syria chỉ 1-2 ngày sau vụ tấn công đã nhanh chóng trở lại nhiệm vụ chiến đấu chống khủng bố. Nguồn ảnh: Sina
Máy bay cường kích Su-22 treo đầy bom đang lăn bánh ra đường băng thực hiện nhiệm vụ không kích mục tiêu phiến quân. Nguồn ảnh: Sina