Theo nguồn tin quân sự của Rusvesna, việc công ty vệ tinh ImageSat International (ISI) của Israel chụp trận địa S-300PM của Syria tại Masyaf đã vô tình làm lộ việc Nga triển khai tới khu vực này một tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-350E tại Masyaf. Và ở thời điểm hiện tại Masyaf đang là nơi duy nhất ở Syria được liên quân Nga-Syria triển khai cùng lúc ba tổ hợp phòng không S-300PM, S-350E và cả S-400. Nguồn ảnh: ImageSat International.Cũng theo Rusvesna, tổ hợp tên lửa S-350 trên có thể đã đến cảng Tartus của Syria vào đầu tháng 9 và sau đó được triển khai cách thành phố Hama 40 km về phía Đông. Nhiều khả năng S-350E đã được tích hợp vào mạng lưới phòng không đa tầng mà Nga đang triển khai trên toàn lãnh thổ Syria. Nguồn ảnh: Rusvesna.Masyaf là một trong những cứ điểm phòng không trọng điểm của Nga và Syria hiện tại. Chính vì vậy không khó hiểu tại sao Nga lại triển khai đến đây nhiều hệ thống phòng không tối tân đến vậy. Từ tộ hợp tên lửa phòng không tầm cao S-400 đến tổ hợp tầm trung S-350E, và cả tầm gần Pantsir-S1... Nguồn ảnh: Rusvesna.Theo Rusvesna, S-350E là một tổ hợp tên lửa tầm trung di động được phát triển để cung cấp khả năng chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình chính xác và phòng thủ chống các đòn đánh từ trên không, bao gồm máy bay ném bom, máy bay chiến đấu siêu âm, máy bay không người lái…. Nguồn ảnh: Bastion-KapenkoTuy Bộ Quốc phòng Nga chưa từng xác nhận về sự hiện diện của S-350E Vityaz tại Syria nhưng điều hoàn toàn có thể xảy ra vì Quân đội nước này đang luân phiên thử nghiệm các hệ thống vũ khí phòng không khác nhau ở Syria trong một hệ thống phòng không tích hợp đa tầng, đa lớp. Nguồn ảnh: Bastion-KapenkoTheo đó tầng cao nhất của hệ thống phòng không này là S-400 và S-300, tầm trung sẽ có S-350 và Buk, còn tầm ngắn thì có Pantsir-S1 và một số hệ thống khác. Hơn nữa, S-350E là một hệ thống mới nên việc đưa chúng sang Syria thử nghiệm để kiểm nghiệm khả năng chiến đấu thực tế, hoàn thiện tính năng của chúng như nhiều hệ thống vũ khí khác là điều rất dễ hiểu. Nguồn ảnh: Bastion-KapenkoNếu như S-400 sẽ là cơn ác mộng với máy bay ném bom chiến lược thì S-350E sẽ là thứ vũ khí khiến phi công tiêm kích chiến thuật phải sợ hãi nhất mà đối tượng tác chiến của S-350E tại Syria hiện tại chính là Israel và Mỹ. Hiện S-350E vẫn chưa xuất hiện chính thức trong biên chế Quân đội Nga, nhưng điều này sẽ diễn ra trong tương lai gần. Nguồn ảnh: RUSI.S-350E hay còn gọi là 50R6 Vityaz là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung do GSKB Almaz-Antey phát triển nhằm thay thế các hệ thống S-300PS và S-300PT-1A - đây là phiên bản S-300 dành cho Lục quân Nga với tầm tác chiến 75km. Nguồn ảnh: Bastion-KapenkoTổ hợp tên lửa đất đối không S-350E Vityaz do GSKB Almaz-Antey thiết kế tổng thể, riêng MKB Fakel thiết kế đạn tên lửa. Cả hai đơn vị này đều thuộc công ty chuyên lĩnh vực phòng không và phòng thủ không gian vũ khí Almaz-Antey (nhà sản xuất S-300, S-400). Nguồn ảnh: Bastion-KapenkoBiên chế một tiểu đoàn tên lửa S-350E được công bố gồm: 1-2 đài radar 50N6A; một trạm chỉ huy 50K6A và 1-8 bệ phóng tên lửa tự hành 50P6. Tất cả các khí tài đều đặt trên khung gầm xe việt dã BAZ – khung gầm này cũng sử dụng cho các hệ thống S-400 hoặc S-300PMU2. Nguồn ảnh: Rusvesna.Trong ảnh là các module ống phóng tên lửa đặt trên bệ phóng tự hành 50P6A. Khác với S-300PS/PT-1A, các loại tên lửa dùng cho S-350E Vityaz nhỏ hơn nhưng có tầm bắn xa hơn, thông minh hơn. Việc đạn tên lửa có kích cỡ nhỏ cho phép mỗi bệ phóng triển khai đến 12 quả đạn. Nguồn ảnh: Rusvesna.S-350E sẽ được trang bị 2 kiểu đạn tên lửa gồm: 9M96/9M96E(E2) có tầm bắn từ 12-120km, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động hoặc bị động; 9M100 dùng đầu tự dẫn hồng ngoại, tầm bắn 10-15km có thể tiêu diệt được tên lửa hành trình, máy bay chiến thuật nhanh nhẹn... Nguồn ảnh: Rusvesna.Theo một số nguồn tin, tầm tác chiến với mục tiêu khí động của S-350E Vityaz là 1,5-120km, độ cao đánh chặn từ 10m tới 30km. Và với mục tiêu đạn đạo thì tầm bắn từ 1,5-30km, độ cao từ 2m tới 25km. Hệ thống S-350E có khả năng tấn công cùng lúc 16 mục tiêu khí động hoặc 12 mục tiêu tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: Bastion-KapenkoMời độc giả xem video: Cận cảnh tổ hợp tên lửa phòng không S-350E của Quân đội Nga. (nguồn RT)
Theo nguồn tin quân sự của Rusvesna, việc công ty vệ tinh ImageSat International (ISI) của Israel chụp trận địa S-300PM của Syria tại Masyaf đã vô tình làm lộ việc Nga triển khai tới khu vực này một tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-350E tại Masyaf. Và ở thời điểm hiện tại Masyaf đang là nơi duy nhất ở Syria được liên quân Nga-Syria triển khai cùng lúc ba tổ hợp phòng không S-300PM, S-350E và cả S-400. Nguồn ảnh: ImageSat International.
Cũng theo Rusvesna, tổ hợp tên lửa S-350 trên có thể đã đến cảng Tartus của Syria vào đầu tháng 9 và sau đó được triển khai cách thành phố Hama 40 km về phía Đông. Nhiều khả năng S-350E đã được tích hợp vào mạng lưới phòng không đa tầng mà Nga đang triển khai trên toàn lãnh thổ Syria. Nguồn ảnh: Rusvesna.
Masyaf là một trong những cứ điểm phòng không trọng điểm của Nga và Syria hiện tại. Chính vì vậy không khó hiểu tại sao Nga lại triển khai đến đây nhiều hệ thống phòng không tối tân đến vậy. Từ tộ hợp tên lửa phòng không tầm cao S-400 đến tổ hợp tầm trung S-350E, và cả tầm gần Pantsir-S1... Nguồn ảnh: Rusvesna.
Theo Rusvesna, S-350E là một tổ hợp tên lửa tầm trung di động được phát triển để cung cấp khả năng chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình chính xác và phòng thủ chống các đòn đánh từ trên không, bao gồm máy bay ném bom, máy bay chiến đấu siêu âm, máy bay không người lái…. Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko
Tuy Bộ Quốc phòng Nga chưa từng xác nhận về sự hiện diện của S-350E Vityaz tại Syria nhưng điều hoàn toàn có thể xảy ra vì Quân đội nước này đang luân phiên thử nghiệm các hệ thống vũ khí phòng không khác nhau ở Syria trong một hệ thống phòng không tích hợp đa tầng, đa lớp. Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko
Theo đó tầng cao nhất của hệ thống phòng không này là S-400 và S-300, tầm trung sẽ có S-350 và Buk, còn tầm ngắn thì có Pantsir-S1 và một số hệ thống khác. Hơn nữa, S-350E là một hệ thống mới nên việc đưa chúng sang Syria thử nghiệm để kiểm nghiệm khả năng chiến đấu thực tế, hoàn thiện tính năng của chúng như nhiều hệ thống vũ khí khác là điều rất dễ hiểu. Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko
Nếu như S-400 sẽ là cơn ác mộng với máy bay ném bom chiến lược thì S-350E sẽ là thứ vũ khí khiến phi công tiêm kích chiến thuật phải sợ hãi nhất mà đối tượng tác chiến của S-350E tại Syria hiện tại chính là Israel và Mỹ. Hiện S-350E vẫn chưa xuất hiện chính thức trong biên chế Quân đội Nga, nhưng điều này sẽ diễn ra trong tương lai gần. Nguồn ảnh: RUSI.
S-350E hay còn gọi là 50R6 Vityaz là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung do GSKB Almaz-Antey phát triển nhằm thay thế các hệ thống S-300PS và S-300PT-1A - đây là phiên bản S-300 dành cho Lục quân Nga với tầm tác chiến 75km. Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko
Tổ hợp tên lửa đất đối không S-350E Vityaz do GSKB Almaz-Antey thiết kế tổng thể, riêng MKB Fakel thiết kế đạn tên lửa. Cả hai đơn vị này đều thuộc công ty chuyên lĩnh vực phòng không và phòng thủ không gian vũ khí Almaz-Antey (nhà sản xuất S-300, S-400). Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko
Biên chế một tiểu đoàn tên lửa S-350E được công bố gồm: 1-2 đài radar 50N6A; một trạm chỉ huy 50K6A và 1-8 bệ phóng tên lửa tự hành 50P6. Tất cả các khí tài đều đặt trên khung gầm xe việt dã BAZ – khung gầm này cũng sử dụng cho các hệ thống S-400 hoặc S-300PMU2. Nguồn ảnh: Rusvesna.
Trong ảnh là các module ống phóng tên lửa đặt trên bệ phóng tự hành 50P6A. Khác với S-300PS/PT-1A, các loại tên lửa dùng cho S-350E Vityaz nhỏ hơn nhưng có tầm bắn xa hơn, thông minh hơn. Việc đạn tên lửa có kích cỡ nhỏ cho phép mỗi bệ phóng triển khai đến 12 quả đạn. Nguồn ảnh: Rusvesna.
S-350E sẽ được trang bị 2 kiểu đạn tên lửa gồm: 9M96/9M96E(E2) có tầm bắn từ 12-120km, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động hoặc bị động; 9M100 dùng đầu tự dẫn hồng ngoại, tầm bắn 10-15km có thể tiêu diệt được tên lửa hành trình, máy bay chiến thuật nhanh nhẹn... Nguồn ảnh: Rusvesna.
Theo một số nguồn tin, tầm tác chiến với mục tiêu khí động của S-350E Vityaz là 1,5-120km, độ cao đánh chặn từ 10m tới 30km. Và với mục tiêu đạn đạo thì tầm bắn từ 1,5-30km, độ cao từ 2m tới 25km. Hệ thống S-350E có khả năng tấn công cùng lúc 16 mục tiêu khí động hoặc 12 mục tiêu tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko
Mời độc giả xem video: Cận cảnh tổ hợp tên lửa phòng không S-350E của Quân đội Nga. (nguồn RT)