Tờ Telegraph cho biết, tốc độ viện trợ quân sự của phương Tây cho Quân đội Ukraine ngày càng nhanh, đồng nghĩa với việc kho dự trữ vũ khí và đạn dược của các nước NATO đang ngày càng giảm.Ngoại trừ một vài quốc gia Đông Âu trước đây thuộc Liên Xô như Ba Lan, Séc,... đã viện trợ xe tăng theo chuẩn Liên Xô cũ cho Ukraine. Còn lại, phần lớn các quốc gia khác như Mỹ và Anh, đều sử dụng vũ khí trong kho dự trữ của chính mình.Cách đây ít ngày, tờ Wall Street Journal cho biết, toàn bộ vũ khí Mỹ viện trợ cho Ukraine - có giá trị lên tới hàng chục tỷ USD tính tới thời điểm hiện tại - đều được lấy từ kho dự trữ của quốc gia này.Viện nghiên cứu Các quân chủng Thống nhất Hoàng gia Anh cho biết, các nước phương Tây ủng hộ vũ khí cho Ukraine, cần ký thêm hợp đồng với các nhà thầu quốc phòng, để tăng cường số lượng vũ khí, đạn dược được sản xuất trong thời gian tới.Tốc độ viện trợ của phương Tây cho Ukraine ở thời điểm hiện tại dù là rất nhanh và rất nhiều, nhưng chừng đó vẫn chưa đủ để Ukraine có thể tiến hành phản công ở quy mô lớn. Cuộc phản công lớn nhất mà Ukraine thực hiện được cho tới nay, là ở mặt trận Kherson.Mặc dù vậy, việc ký kết thêm hợp đồng quốc phòng với các nhà thầu quân sự lại là điều không đơn giản.Các loại vũ khí hiện đại thường có thời gian sản xuất rất lâu, việc tăng cường số lượng sản xuất trong một thời gian ngắn, là điều không thể.Trong khi đó, số lượng khí tài mà Ukraine sử dụng cũng như tiêu hao trên chiến trường, có thể tính theo ngày hoặc thậm chí, trong giai đoạn cao điểm có thể tính bằng giờ.Điều này buộc các quốc gia NATO, phải sử dụng chính vũ khí trong kho dự trữ của mình để cung cấp cho Ukraine. Tuy nhiên, điều này lại khiến kho vũ khí của NATO bị hao hụt.Và do việc tăng cường số lượng vũ khí bổ sung trong một thời gian ngắn là rất khó khăn, nên trong tương lai, nhiều khả năng kho vũ khí dự trữ của NATO sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng.Ngoài ra, nghĩa vụ đóng góp của các quốc gia NATO cho Ukraine, cũng là một vấn đề gây nhiều bất đồng giữa các quốc gia trong tổ chức này.Hiện tại, Mỹ đang đẩy mạnh sản xuất tên lửa chống tăng Javelin và tên lửa phòng không vác vai Stinger để viện trợ cho Ukraine. Tuy nhiên các chuyên gia tính toán, dù mọi việc diễn ra thuận lợi, quá trình tăng sản lượng sản xuất các loại tên lửa phức tạp này của Mỹ, có thể mất tới 18 tháng.Chưa kể tới việc, vũ khí phương Tây luôn khiến binh lính Ukraine khó khăn trong việc tiếp cận và học cách sử dụng, do quân đội nước này từ xưa tới nay, phần lớn vẫn sử dụng vũ khí theo chuẩn Liên Xô cũ.
Tờ Telegraph cho biết, tốc độ viện trợ quân sự của phương Tây cho Quân đội Ukraine ngày càng nhanh, đồng nghĩa với việc kho dự trữ vũ khí và đạn dược của các nước NATO đang ngày càng giảm.
Ngoại trừ một vài quốc gia Đông Âu trước đây thuộc Liên Xô như Ba Lan, Séc,... đã viện trợ xe tăng theo chuẩn Liên Xô cũ cho Ukraine. Còn lại, phần lớn các quốc gia khác như Mỹ và Anh, đều sử dụng vũ khí trong kho dự trữ của chính mình.
Cách đây ít ngày, tờ Wall Street Journal cho biết, toàn bộ vũ khí Mỹ viện trợ cho Ukraine - có giá trị lên tới hàng chục tỷ USD tính tới thời điểm hiện tại - đều được lấy từ kho dự trữ của quốc gia này.
Viện nghiên cứu Các quân chủng Thống nhất Hoàng gia Anh cho biết, các nước phương Tây ủng hộ vũ khí cho Ukraine, cần ký thêm hợp đồng với các nhà thầu quốc phòng, để tăng cường số lượng vũ khí, đạn dược được sản xuất trong thời gian tới.
Tốc độ viện trợ của phương Tây cho Ukraine ở thời điểm hiện tại dù là rất nhanh và rất nhiều, nhưng chừng đó vẫn chưa đủ để Ukraine có thể tiến hành phản công ở quy mô lớn. Cuộc phản công lớn nhất mà Ukraine thực hiện được cho tới nay, là ở mặt trận Kherson.
Mặc dù vậy, việc ký kết thêm hợp đồng quốc phòng với các nhà thầu quân sự lại là điều không đơn giản.
Các loại vũ khí hiện đại thường có thời gian sản xuất rất lâu, việc tăng cường số lượng sản xuất trong một thời gian ngắn, là điều không thể.
Trong khi đó, số lượng khí tài mà Ukraine sử dụng cũng như tiêu hao trên chiến trường, có thể tính theo ngày hoặc thậm chí, trong giai đoạn cao điểm có thể tính bằng giờ.
Điều này buộc các quốc gia NATO, phải sử dụng chính vũ khí trong kho dự trữ của mình để cung cấp cho Ukraine. Tuy nhiên, điều này lại khiến kho vũ khí của NATO bị hao hụt.
Và do việc tăng cường số lượng vũ khí bổ sung trong một thời gian ngắn là rất khó khăn, nên trong tương lai, nhiều khả năng kho vũ khí dự trữ của NATO sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng.
Ngoài ra, nghĩa vụ đóng góp của các quốc gia NATO cho Ukraine, cũng là một vấn đề gây nhiều bất đồng giữa các quốc gia trong tổ chức này.
Hiện tại, Mỹ đang đẩy mạnh sản xuất tên lửa chống tăng Javelin và tên lửa phòng không vác vai Stinger để viện trợ cho Ukraine. Tuy nhiên các chuyên gia tính toán, dù mọi việc diễn ra thuận lợi, quá trình tăng sản lượng sản xuất các loại tên lửa phức tạp này của Mỹ, có thể mất tới 18 tháng.
Chưa kể tới việc, vũ khí phương Tây luôn khiến binh lính Ukraine khó khăn trong việc tiếp cận và học cách sử dụng, do quân đội nước này từ xưa tới nay, phần lớn vẫn sử dụng vũ khí theo chuẩn Liên Xô cũ.