Để Stinger có thể diệt mục tiêu không cần tiếp xúc, nhà sản xuất Mỹ trang bị cho dòng tên lửa này ngòi nổ cận đích mới và nâng cấp hệ thống điện tử.Ngòi nổ cận đích mới do Raytheon chế tạo giúp tên lửa kích nổ ngay cả khi không chạm được vào mục tiêu và có thể khiến máy bay bị hư hỏng nặng, thậm chí bị tiêu diệt hoàn toàn.Trường hợp xấu nhất, một vụ nổ gần mục tiêu cũng sễ khiến phi công đối phương mất nhiều thời gian đánh giá thiệt hại, tạo điều kiện cho kíp bắn di chuyển đến nơi trú ẩn hoặc khai hỏa tên lửa thứ hai. Ngoài ra, với ngòi nổ thế hệ mới này còn giúp Stinger cải thiện khả năng đối phó với các máy bay không người lái cỡ nhỏ.Các cuộc thử nghiệm tại căn cứ Eglin ở Florida cho thấy tên lửa Stinger trang bị ngòi nổ cận đích này đạt hiệu suất tiêu diệt mục tiêu 100%. Các kỹ sư Mỹ cũng đang nghiên cứu chế tạo biến thể trực thăng tấn công Apache có khả năng mang theo Stinger với đầu đạn mới.Ngoài việc được trang bị ngòi nổ cận đích, Chương trình nâng cấp còn giúp các tên lửa Stinger kéo dài tuổi thọ hoạt động của mình, bên cạnh đó là việc thay thế các linh kiện đã bị lão hóa và hiện đại hóa nâng cấp phần cứng mới.Quá trình nâng cấp Stinger bắt đầu từ năm 2018, với việc cập nhật phần mềm, hệ thống cảm biến và nâng cao khả năng nhận biết các mục tiêu nhất là các phương tiện bay không người lái, tên lửa hành trình, máy bay trực thăng hạng nhẹ.Các biến thể nâng cấp mới của Stinger cũng được trang bị các hệ thống dẫn đường đánh chặn mới (GMIA) có khả năng tái sử dụng sau mỗi lần bắn. Với thiết kế có thể dễ dàng tháo rời khỏi ống phóng và lắp ráp vào một ống phóng mang tên lửa Stinger mới.Phiên bản Stinger nâng cấp cũng được trang bị động cơ đẩy và đầu đạn có khả năng tự kích nổ khi đến gần mục tiêu. Tất cả các đầu đạn của tên lửa Stinger sử dụng hiện nay đều là đầu đạn phân mảnh. Chính vì vậy việc trang bị đầu đạn mới sẽ giúp Stinger có thể dễ dàng tiêu diệt các mục tiêu hơn trước rất nhiều.
Để Stinger có thể diệt mục tiêu không cần tiếp xúc, nhà sản xuất Mỹ trang bị cho dòng tên lửa này ngòi nổ cận đích mới và nâng cấp hệ thống điện tử.
Ngòi nổ cận đích mới do Raytheon chế tạo giúp tên lửa kích nổ ngay cả khi không chạm được vào mục tiêu và có thể khiến máy bay bị hư hỏng nặng, thậm chí bị tiêu diệt hoàn toàn.
Trường hợp xấu nhất, một vụ nổ gần mục tiêu cũng sễ khiến phi công đối phương mất nhiều thời gian đánh giá thiệt hại, tạo điều kiện cho kíp bắn di chuyển đến nơi trú ẩn hoặc khai hỏa tên lửa thứ hai. Ngoài ra, với ngòi nổ thế hệ mới này còn giúp Stinger cải thiện khả năng đối phó với các máy bay không người lái cỡ nhỏ.
Các cuộc thử nghiệm tại căn cứ Eglin ở Florida cho thấy tên lửa Stinger trang bị ngòi nổ cận đích này đạt hiệu suất tiêu diệt mục tiêu 100%. Các kỹ sư Mỹ cũng đang nghiên cứu chế tạo biến thể trực thăng tấn công Apache có khả năng mang theo Stinger với đầu đạn mới.
Ngoài việc được trang bị ngòi nổ cận đích, Chương trình nâng cấp còn giúp các tên lửa Stinger kéo dài tuổi thọ hoạt động của mình, bên cạnh đó là việc thay thế các linh kiện đã bị lão hóa và hiện đại hóa nâng cấp phần cứng mới.
Quá trình nâng cấp Stinger bắt đầu từ năm 2018, với việc cập nhật phần mềm, hệ thống cảm biến và nâng cao khả năng nhận biết các mục tiêu nhất là các phương tiện bay không người lái, tên lửa hành trình, máy bay trực thăng hạng nhẹ.
Các biến thể nâng cấp mới của Stinger cũng được trang bị các hệ thống dẫn đường đánh chặn mới (GMIA) có khả năng tái sử dụng sau mỗi lần bắn. Với thiết kế có thể dễ dàng tháo rời khỏi ống phóng và lắp ráp vào một ống phóng mang tên lửa Stinger mới.
Phiên bản Stinger nâng cấp cũng được trang bị động cơ đẩy và đầu đạn có khả năng tự kích nổ khi đến gần mục tiêu. Tất cả các đầu đạn của tên lửa Stinger sử dụng hiện nay đều là đầu đạn phân mảnh. Chính vì vậy việc trang bị đầu đạn mới sẽ giúp Stinger có thể dễ dàng tiêu diệt các mục tiêu hơn trước rất nhiều.