Từ lâu, đã có nhiều nguồn văn bản cho rằng trong kháng chiến chống Mỹ, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam số lượng nhỏ pháo tự hành SU-76. Ngay tài liệu của CIA cũng cho rằng năm 1960 Liên Xô cung cấp cho Việt Nam 30 khẩu SU-76. Tuy nhiên, có rất ít tư liệu hình ảnh ghi nhận điều này. Ảnh: WikipediaThật may, mới đây trong một phóng sự của kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, hình ảnh đầu tiên của pháo tự hành SU-76 Việt Nam đã được giới thiệu. Qua đó chính thức xác nhận việc Liên Xô đã cung cấp cho ta loại vũ khí này trong kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: schwarzeTuy vậy, pháo tự hành SU-76 ở Việt Nam đã được cải tiến khác hẳn với nguyên bản thiết kế làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực bộ binh và chống tăng. Trong ảnh, có thể thấy khung gầm SU-76 được chuyển đổi lắp pháo phòng không ZU-23-2 để trở thành cao xạ tự hành. Ảnh: QPVNNgoài pháo ZU-23-2 2 nòng 23mm, SU-76 còn từng được thiết kế lắp pháo cao xạ 37mm một nòng. Trong ảnh, 2 chiếc bên trái sử dụng khung gầm SU-76 lắp pháo cao xạ, chiếc ngoài cùng dùng khung gầm T-34-85 lắp pháo 57mm AZP S-60. Ảnh: Bảo tàng PK-KQQuá trình chiến đấu của SU-76 ở Việt Nam cũng không có nhiều, có vẻ như chúng thậm chí còn chưa xuất hiện ở chiến trường miền Nam. Ảnh: Pháo tự hành SU-76 của Hồng quân Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ 2. Ảnh: WikipediaSU-76 do nhà sáng chế S. Ginzburg thiết kế năm 1942, được sản xuất hàng loạt tới năm 1945 với số lượng 14.292 chiếc tại các nhà máy GAZ, Kirov và Mytishchi. Ảnh: alex-newsPháo tự hành SU-76 sử dụng khung gầm xe tăng hạng nhẹ T-70, lắp pháo 76,2mm ZIS-3Sh. Trọng lượng tổng thể pháo là 10,6 tấn, dài 4,88m, rộng 2,73m và cao 2,17m. Ảnh: alex-newsĐặc trưng của pháo tự hành thời này là tháp pháo cố định vào thân, không thể quay 360 độ. Trong ảnh, bên trong khoang chiến đấu SU-76. Ảnh: alex-newsCận cảnh bệ khóa nòng, nơi dự trữ đạn pháo tự hành SU-76. Pháo trang bị khẩu pháo cấp sư đoàn 762,mm ZiS-3Sh bắn những viên đạn 76,2x385mm với tầm bắn 13,29km với đạn nổ phá mảnh chống bộ binh. Pháo có thể bắn đạn xuyên thép chống tăng BR-350A có sức xuyên 67mm góc chạm 60 độ ở cự ly 100m, 61mm góc 60 độ cự ly 500m, càng xa thì sức xuyên càng kém dần. Ảnh: alex-newsTháp pháo không có mái che nên các pháo thủ dẫn dễ bị tổn thương bởi lựu đạn hoặc các mảnh bom, pháo của đối phương. Giáp pháo tự hành cũng ở mức trung bình, mặt trước thân xe 35mm, hai bên hông 16mm. Ảnh: alex-newsCận cảnh vị trí ghế ngồi của lái xe pháo tự hành SU-76. Với 2 động cơ xăng GAZ-203, SU-76 đạt tốc độ tối đa 45km/h, tầm hoạt động 300km. Ảnh: alex-newsCận cảnh pháo phòng không ZU-23-2 từng được tích hợp cho pháo tự hành SU-76 tại Việt Nam. Pháo ZU-23 có thể hạ nòng bắn thẳng mục tiêu bộ binh khi cần, nhưng vai trò chính của nó là phòng không tầm thấp, cự ly bắn hiệu quả 2,5km. Ảnh: Canhsatbien.vn
Từ lâu, đã có nhiều nguồn văn bản cho rằng trong kháng chiến chống Mỹ, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam số lượng nhỏ pháo tự hành SU-76. Ngay tài liệu của CIA cũng cho rằng năm 1960 Liên Xô cung cấp cho Việt Nam 30 khẩu SU-76. Tuy nhiên, có rất ít tư liệu hình ảnh ghi nhận điều này. Ảnh: Wikipedia
Thật may, mới đây trong một phóng sự của kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, hình ảnh đầu tiên của pháo tự hành SU-76 Việt Nam đã được giới thiệu. Qua đó chính thức xác nhận việc Liên Xô đã cung cấp cho ta loại vũ khí này trong kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: schwarze
Tuy vậy, pháo tự hành SU-76 ở Việt Nam đã được cải tiến khác hẳn với nguyên bản thiết kế làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực bộ binh và chống tăng. Trong ảnh, có thể thấy khung gầm SU-76 được chuyển đổi lắp pháo phòng không ZU-23-2 để trở thành cao xạ tự hành. Ảnh: QPVN
Ngoài pháo ZU-23-2 2 nòng 23mm, SU-76 còn từng được thiết kế lắp pháo cao xạ 37mm một nòng. Trong ảnh, 2 chiếc bên trái sử dụng khung gầm SU-76 lắp pháo cao xạ, chiếc ngoài cùng dùng khung gầm T-34-85 lắp pháo 57mm AZP S-60. Ảnh: Bảo tàng PK-KQ
Quá trình chiến đấu của SU-76 ở Việt Nam cũng không có nhiều, có vẻ như chúng thậm chí còn chưa xuất hiện ở chiến trường miền Nam. Ảnh: Pháo tự hành SU-76 của Hồng quân Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ 2. Ảnh: Wikipedia
SU-76 do nhà sáng chế S. Ginzburg thiết kế năm 1942, được sản xuất hàng loạt tới năm 1945 với số lượng 14.292 chiếc tại các nhà máy GAZ, Kirov và Mytishchi. Ảnh: alex-news
Pháo tự hành SU-76 sử dụng khung gầm xe tăng hạng nhẹ T-70, lắp pháo 76,2mm ZIS-3Sh. Trọng lượng tổng thể pháo là 10,6 tấn, dài 4,88m, rộng 2,73m và cao 2,17m. Ảnh: alex-news
Đặc trưng của pháo tự hành thời này là tháp pháo cố định vào thân, không thể quay 360 độ. Trong ảnh, bên trong khoang chiến đấu SU-76. Ảnh: alex-news
Cận cảnh bệ khóa nòng, nơi dự trữ đạn pháo tự hành SU-76. Pháo trang bị khẩu pháo cấp sư đoàn 762,mm ZiS-3Sh bắn những viên đạn 76,2x385mm với tầm bắn 13,29km với đạn nổ phá mảnh chống bộ binh. Pháo có thể bắn đạn xuyên thép chống tăng BR-350A có sức xuyên 67mm góc chạm 60 độ ở cự ly 100m, 61mm góc 60 độ cự ly 500m, càng xa thì sức xuyên càng kém dần. Ảnh: alex-news
Tháp pháo không có mái che nên các pháo thủ dẫn dễ bị tổn thương bởi lựu đạn hoặc các mảnh bom, pháo của đối phương. Giáp pháo tự hành cũng ở mức trung bình, mặt trước thân xe 35mm, hai bên hông 16mm. Ảnh: alex-news
Cận cảnh vị trí ghế ngồi của lái xe pháo tự hành SU-76. Với 2 động cơ xăng GAZ-203, SU-76 đạt tốc độ tối đa 45km/h, tầm hoạt động 300km. Ảnh: alex-news
Cận cảnh pháo phòng không ZU-23-2 từng được tích hợp cho pháo tự hành SU-76 tại Việt Nam. Pháo ZU-23 có thể hạ nòng bắn thẳng mục tiêu bộ binh khi cần, nhưng vai trò chính của nó là phòng không tầm thấp, cự ly bắn hiệu quả 2,5km. Ảnh: Canhsatbien.vn