Tình hình ở Syria đã thay đổi chóng mặt, Nga đã mất đồng minh Syria, và bây giờ điều duy nhất mà Moscow tuyệt đối không thể mất, đó chính là Ukraine. Dù vẫn chưa rõ thái độ của Mỹ sẽ ra sao, sau khi ông Trump nhậm chức, nhưng rõ ràng Nga không được đặt số phận của mình vào Mỹ.Bằng cách bắn hạ máy bay chiến đấu F-16 và phá hủy các thiết bị đầu cuối Starlink, Nga đang nỗ lực phá vỡ hệ thống chiến đấu của Mỹ và phương Tây. Hãng tin Nga RIA Novosti ngày 26/12 đưa tin, ông Rogov, đồng chủ tịch Ủy ban điều phối hội nhập khu vực mới của Nga, cho biết, lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ một máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine, khi đang tiến hành không kích ở Zaporozhye.Đây là lần đầu tiên Nga bắn hạ rõ ràng một máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine được phương Tây hỗ trợ. Việc Nga bắn hạ chiếc F-16 không phải là một chiến thắng bình thường, mà là chiến thắng trước vũ khí hiện đại của Mỹ và phương Tây. Mục tiêu hiện tại của Nga không còn là tiêu diệt máy bay chiến đấu hay xe tăng của Quân đội Ukraine, mà là phá vỡ hệ thống chiến đấu do Mỹ và phương Tây tạo ra. Moscow từ lâu đã chỉ ra rằng, Mỹ và NATO thực sự đã tham chiến với Nga, Ukraine không có khả năng sử dụng máy bay chiến đấu và tên lửa của phương Tây để tấn công lãnh thổ Nga. Nga bắt đầu phá hủy thiết bị đầu cuối Starlink, cũng như các hệ thống chỉ huy và cảnh báo tên lửa do Mỹ cung cấp, đồng thời phá hủy trung tâm hệ thống chỉ huy do NATO cung cấp.Nga bắt đầu tấn công liên tục các trung tâm ra quyết định, căn cứ lính đánh thuê, trung tâm huấn luyện của NATO tại Ukraine và các cơ sở hạ tầng quan trọng về năng lượng, thông tin liên lạc của Kiev… Chỉ trong hai tháng qua, Nga đã phóng hơn 200 tên lửa và hơn 1.000 UAV tự sát, để thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine.Để bắt giữ các điệp viên Ukraine, Moscow đã đưa ra chiến lược đối phó mới, nhằm đáp trả các cuộc tấn công và phá hoại của Ukraine. Cục tình báo Ukraine, được coi là cơ quan xuất sắc nhất trong thời gian gần đây, khi họ liên tục thực hiện các hoạt động ám sát ở Nga, trong đó có cả Tư lệnh Binh chủng hóa học của Quân đội Nga. Trước tình hình mới, Nga đã tăng cường đáng kể các biện pháp ứng phó và bắt đầu hành động. Các cơ quan an ninh của Nga tiết lộ rằng cơ quan tình báo Ukraine đã lên kế hoạch kích nổ từ xa chất nổ được gài sẵn dưới gầm xe của một sĩ quan Quân đội Nga, đồng thời ngụy trang nhiều chất nổ thành sạc dự phòng và túi đựng tài liệu ở Moscow, nhằm thực hiện một vụ tấn công khủng bố.Các cơ quan phản gián của Nga đã nắm bắt trước tình hình và đập tan âm mưu tấn công cực đoan của Ukraine. Nga đã bắt giữ các điệp viên của Ukraine trong chiến dịch này và cắt đứt mạng lưới của họ với phương Tây. Nga đã tái triển khai trong lĩnh vực chiến tranh bí mật, ngày càng để lại ít cơ hội hơn cho Ukraine.Moscow không chịu phạm sai lầm thứ hai, không chịu ngừng bắn và thề sẽ chiến đấu đến cùng. Giới phân tích cho rằng, Nga không còn khả năng chiến đấu và bắt đầu gấp rút đàm phán để chấm dứt xung đột. Nhưng thực tế cho thấy không phải vậy, tuyên bố của Tổng thống Putin, chỉ là một hành động ngoại giao.Ông Lavrov, Bộ trưởng Ngoại giao Nga cho rằng: "Ngừng bắn là ngõ cụt, Moscow cần đạt được thỏa thuận pháp lý cuối cùng để đảm bảo an ninh của Liên bang Nga và lợi ích an ninh chính đáng của tất cả các nước láng giềng. Đồng thời, cần quy định điều này trong luật pháp quốc tế, để đảm bảo an ninh cho Liên bang Nga và đảm bảo rằng những thỏa thuận này không bị vi phạm".Tổng thống Putin có lẽ giờ đây đã “hối hận” vì đã không trực tiếp tấn công Kiev, từ đó chiếm lấy Ukraine trong một đòn và giải quyết triệt để vấn đề, dẫn đến tình trạng như ngày nay. Thỏa thuận Minsk ký năm 2014 dưới sự bảo trợ của Pháp và Đức đã khiến Nga rơi vào chiến lược trì hoãn của phương Tây. Tổng thống Putin cho rằng, nếu ông có thể đoán trước được tình hình sẽ phát triển như ngày nay, thì quyết định của ông lúc đó lẽ ra phải được đưa ra sớm hơn và lẽ ra phải chuẩn bị cho quyết định này ngay từ đầu. Rõ ràng Tổng thống Putin sẽ không cho Ukraine và phương Tây thêm một cơ hội nào nữa; và lần này Nga sẽ chiến đấu cho đến khi đạt được các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt. Tổng thống Putin hiện có nhiều con át chủ bài trong tay, hơn nữa Quân đội Nga đang chiếm thế chủ động hoàn toàn ở khu vực chiến tuyến ở miền đông Ukraine, còn Quân đội Ukraine thì đang xuống tinh thần, lâm vào thế bị động trên toàn chiến trường.Mặc dù ông Trump đã cam kết chấm dứt xung đột, nhưng ông vẫn chưa thực hiện bất kỳ biện pháp cụ thể nào. Điều này cho thấy ông Trump thực sự chưa có giải pháp tối ưu, và Nga hoàn toàn không thể đặt cược vào ông Trump. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Zakharova hôm 25/12 cho biết, tuyên bố về việc EU gửi quân tới Ukraine sẽ chỉ làm trầm trọng thêm xung đột. Đây là sự khiêu khích của phương Tây trong lĩnh vực thông tin. Hiện phương Tây không thể cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine, vì không có thỏa thuận nào từ cả hai bên trong cuộc xung đột và không có nghị quyết nào của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Nga cũng sẵn sàng đáp trả sự can thiệp của châu Âu. Nhìn chung, xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, kể cả khi ông Trump lên nhậm chức Tổng thống Mỹ và chưa hề có dấu hiệu xuống thang, khi cả hai bên tăng cường tấn công vào cơ sở hạ tầng của nhau. (Nguồn ảnh: Topwar, CNN, TASS, Ukrinform).
Tình hình ở Syria đã thay đổi chóng mặt, Nga đã mất đồng minh Syria, và bây giờ điều duy nhất mà Moscow tuyệt đối không thể mất, đó chính là Ukraine. Dù vẫn chưa rõ thái độ của Mỹ sẽ ra sao, sau khi ông Trump nhậm chức, nhưng rõ ràng Nga không được đặt số phận của mình vào Mỹ.
Bằng cách bắn hạ máy bay chiến đấu F-16 và phá hủy các thiết bị đầu cuối Starlink, Nga đang nỗ lực phá vỡ hệ thống chiến đấu của Mỹ và phương Tây. Hãng tin Nga RIA Novosti ngày 26/12 đưa tin, ông Rogov, đồng chủ tịch Ủy ban điều phối hội nhập khu vực mới của Nga, cho biết, lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ một máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine, khi đang tiến hành không kích ở Zaporozhye.
Đây là lần đầu tiên Nga bắn hạ rõ ràng một máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine được phương Tây hỗ trợ. Việc Nga bắn hạ chiếc F-16 không phải là một chiến thắng bình thường, mà là chiến thắng trước vũ khí hiện đại của Mỹ và phương Tây. Mục tiêu hiện tại của Nga không còn là tiêu diệt máy bay chiến đấu hay xe tăng của Quân đội Ukraine, mà là phá vỡ hệ thống chiến đấu do Mỹ và phương Tây tạo ra.
Moscow từ lâu đã chỉ ra rằng, Mỹ và NATO thực sự đã tham chiến với Nga, Ukraine không có khả năng sử dụng máy bay chiến đấu và tên lửa của phương Tây để tấn công lãnh thổ Nga. Nga bắt đầu phá hủy thiết bị đầu cuối Starlink, cũng như các hệ thống chỉ huy và cảnh báo tên lửa do Mỹ cung cấp, đồng thời phá hủy trung tâm hệ thống chỉ huy do NATO cung cấp.
Nga bắt đầu tấn công liên tục các trung tâm ra quyết định, căn cứ lính đánh thuê, trung tâm huấn luyện của NATO tại Ukraine và các cơ sở hạ tầng quan trọng về năng lượng, thông tin liên lạc của Kiev… Chỉ trong hai tháng qua, Nga đã phóng hơn 200 tên lửa và hơn 1.000 UAV tự sát, để thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine.
Để bắt giữ các điệp viên Ukraine, Moscow đã đưa ra chiến lược đối phó mới, nhằm đáp trả các cuộc tấn công và phá hoại của Ukraine. Cục tình báo Ukraine, được coi là cơ quan xuất sắc nhất trong thời gian gần đây, khi họ liên tục thực hiện các hoạt động ám sát ở Nga, trong đó có cả Tư lệnh Binh chủng hóa học của Quân đội Nga.
Trước tình hình mới, Nga đã tăng cường đáng kể các biện pháp ứng phó và bắt đầu hành động. Các cơ quan an ninh của Nga tiết lộ rằng cơ quan tình báo Ukraine đã lên kế hoạch kích nổ từ xa chất nổ được gài sẵn dưới gầm xe của một sĩ quan Quân đội Nga, đồng thời ngụy trang nhiều chất nổ thành sạc dự phòng và túi đựng tài liệu ở Moscow, nhằm thực hiện một vụ tấn công khủng bố.
Các cơ quan phản gián của Nga đã nắm bắt trước tình hình và đập tan âm mưu tấn công cực đoan của Ukraine. Nga đã bắt giữ các điệp viên của Ukraine trong chiến dịch này và cắt đứt mạng lưới của họ với phương Tây. Nga đã tái triển khai trong lĩnh vực chiến tranh bí mật, ngày càng để lại ít cơ hội hơn cho Ukraine.
Moscow không chịu phạm sai lầm thứ hai, không chịu ngừng bắn và thề sẽ chiến đấu đến cùng. Giới phân tích cho rằng, Nga không còn khả năng chiến đấu và bắt đầu gấp rút đàm phán để chấm dứt xung đột. Nhưng thực tế cho thấy không phải vậy, tuyên bố của Tổng thống Putin, chỉ là một hành động ngoại giao.
Ông Lavrov, Bộ trưởng Ngoại giao Nga cho rằng: "Ngừng bắn là ngõ cụt, Moscow cần đạt được thỏa thuận pháp lý cuối cùng để đảm bảo an ninh của Liên bang Nga và lợi ích an ninh chính đáng của tất cả các nước láng giềng. Đồng thời, cần quy định điều này trong luật pháp quốc tế, để đảm bảo an ninh cho Liên bang Nga và đảm bảo rằng những thỏa thuận này không bị vi phạm".
Tổng thống Putin có lẽ giờ đây đã “hối hận” vì đã không trực tiếp tấn công Kiev, từ đó chiếm lấy Ukraine trong một đòn và giải quyết triệt để vấn đề, dẫn đến tình trạng như ngày nay. Thỏa thuận Minsk ký năm 2014 dưới sự bảo trợ của Pháp và Đức đã khiến Nga rơi vào chiến lược trì hoãn của phương Tây.
Tổng thống Putin cho rằng, nếu ông có thể đoán trước được tình hình sẽ phát triển như ngày nay, thì quyết định của ông lúc đó lẽ ra phải được đưa ra sớm hơn và lẽ ra phải chuẩn bị cho quyết định này ngay từ đầu. Rõ ràng Tổng thống Putin sẽ không cho Ukraine và phương Tây thêm một cơ hội nào nữa; và lần này Nga sẽ chiến đấu cho đến khi đạt được các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt.
Tổng thống Putin hiện có nhiều con át chủ bài trong tay, hơn nữa Quân đội Nga đang chiếm thế chủ động hoàn toàn ở khu vực chiến tuyến ở miền đông Ukraine, còn Quân đội Ukraine thì đang xuống tinh thần, lâm vào thế bị động trên toàn chiến trường.
Mặc dù ông Trump đã cam kết chấm dứt xung đột, nhưng ông vẫn chưa thực hiện bất kỳ biện pháp cụ thể nào. Điều này cho thấy ông Trump thực sự chưa có giải pháp tối ưu, và Nga hoàn toàn không thể đặt cược vào ông Trump. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Zakharova hôm 25/12 cho biết, tuyên bố về việc EU gửi quân tới Ukraine sẽ chỉ làm trầm trọng thêm xung đột.
Đây là sự khiêu khích của phương Tây trong lĩnh vực thông tin. Hiện phương Tây không thể cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine, vì không có thỏa thuận nào từ cả hai bên trong cuộc xung đột và không có nghị quyết nào của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Nga cũng sẵn sàng đáp trả sự can thiệp của châu Âu.
Nhìn chung, xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, kể cả khi ông Trump lên nhậm chức Tổng thống Mỹ và chưa hề có dấu hiệu xuống thang, khi cả hai bên tăng cường tấn công vào cơ sở hạ tầng của nhau. (Nguồn ảnh: Topwar, CNN, TASS, Ukrinform).