Từ khi UAV cảm tử của Nga được đưa vào chiến trường Ukraine, họ đã đạt được những kết quả tuyệt vời; đến ngay cả các chuyên gia quân sự Mỹ cũng phải thừa nhận: "Các cuộc tấn công bằng UAV tự sát của Nga gây thiệt hại nghiêm trọng cho quân đội và kinh tế Ukraine”. Đối với UAV cảm tử của Nga, quân đội Ukraine đã cố gắng hết sức, thậm chí có sự giúp đỡ tận tình của NATO, để không phải sử dụng tất cả các hệ thống phòng không hiện có, nhằm đối phó với những UAV cảm tử hết sức nguy hiểm này.Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Ukraine, cho đến nay, họ đã bắn rơi ít nhất 223 UAV tự sát Geran-2 của Nga.Theo số liệu của Ukraine, 223 UAV Geran-2 mà họ đánh chặn thành công, chiếm 85% tổng số UAV tự sát mà Nga sử dụng trên toàn chiến trường Ukraine; về tỷ lệ đánh chặn, con số này nhìn chung là tương đối cao.Bất chấp những con số “báo cáo” rất đẹp của Ukraine, nhưng tình hình thực tế cho thấy, cho dù chỉ có 15% số UAV tự sát Geran-2 của Nga đánh trúng mục tiêu ở Ukraine, nhưng vẫn đủ để gây thiệt hại và đạt được các yêu cầu của phía Nga.Thậm chí trong một trận không chiến giữa UAV tự sát Geran-2 và chiếc máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine, chiếc Geran-2 đã phá hủy chiếc MiG-29. Để đánh chặn loại UAV tự sát này, Ukraine đã làm mọi cách, nhưng Geran-2 vẫn là nguồn cơn “đau đầu mới” của lãnh đạo Ukraine và NATO.Vấn đề làm lãnh đạo NATO phải lo lắng khi đối phó với UAV tự sát của Nga, không phải do NATO không dám cung cấp cho Ukraine những hệ thống phòng không tiên tiến, đủ sức đánh chặn UAV tự sát này; mà chính là việc sử dụng những tên lửa có giá triệu USD, để bắn hạ UAV giá vài chục nghìn USD.William Alberque - Giám đốc của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) của Ấn Độ cho biết tại một cuộc họp báo: “Phòng thủ trước UAV giá rẻ rất khó khăn và tốn kém; những kẻ tấn công có nhiều chiến thuật khác nhau, để lựa chọn cách gây ra nhiều thiệt hại nhất cho đối phương”. Nhìn chung có hai chiến thuật dành cho UAV tự sát: thứ nhất sử dụng một số lượng lớn UAV tấn công các mục tiêu khác nhau từ các hướng bất ngờ; hai là sử dụng một số lượng lớn UAV tự sát, tràn ra từ mọi hướng để tấn công cùng một mục tiêu. Như vậy khả năng đánh chặn của đối phương sẽ bị bão hòa.Như việc chiếc UAV tự sát Geran-2 tấn công chiếc MiG-29 của Ukraine, phản ánh đầy đủ sự nguy hiểm của chiếc UAV tự sát giá rẻ; nó không cần quá chính xác, khi chỉ cần cố gắng chạm vào mục tiêu là được. Đó cũng là câu giải thích tại sao, UAV tự sát của Nga lại là là nguồn cơn đau đầu của lãnh đạo Quân đội Ukraine. Đối với Ukraine, việc xây dựng một hệ thống phòng không chống UAV đáng tin cậy, cũng không kém phần quan trọng như một hệ thống phòng không chống tên lửa. Tuy nhiên việc giải bài toán dùng tên lửa đắt tiền để tiêu diệt UAV rẻ tiền, không phải là câu trả lời dễ dàng, ngay cả với chính người Mỹ.Vào năm 2017, một chiếc UAV thương mại trị giá 200 USD được bán trên trang web mua sắm Amazon, đã xâm nhập hệ thống phòng không của quân đội Mỹ. Việc này buộc Quân đội Mỹ phải dùng tên lửa phòng không PAC-2 có trị giá 2 triệu USD để bắn hạ chiếc UAV 4 trục giá 200 USD này.Tất nhiên, NATO không chỉ có tên lửa Patriot mới có thể bắn rơi UAV, họ cũng đã cố gắng sử dụng một số vũ khí tác chiến điện tử để chế áp mềm với những UAV. Đặc biệt là loại pháo phòng không tự hành Gepard của Đức (mới viện trợ cho Ukraine) cũng là vũ khí chống UAV hiệu quả.Các chỉ huy NATO cho rằng, giải pháp tốt nhất để chống lại UAV cỡ nhỏ, giá rẻ của đối phương, nhất là khi đối phương dùng UAV tấn công theo kiểu bầy đàn, đó là truy tìm nơi xuất phát của những UAV này, như căn cứ phóng, phương tiện phóng; để phá hủy tận gốc; đó là giải pháp tốt hơn dùng tên lửa nhiều. Tuy nhiên việc này có khả thi với Ukraine, khi đối thủ dùng UAV chính là Nga?Video về UAV tự sát của Nga tấn công hệ thống phòng không S-300 của Ukraine Nguồn: RIA
Từ khi UAV cảm tử của Nga được đưa vào chiến trường Ukraine, họ đã đạt được những kết quả tuyệt vời; đến ngay cả các chuyên gia quân sự Mỹ cũng phải thừa nhận: "Các cuộc tấn công bằng UAV tự sát của Nga gây thiệt hại nghiêm trọng cho quân đội và kinh tế Ukraine”.
Đối với UAV cảm tử của Nga, quân đội Ukraine đã cố gắng hết sức, thậm chí có sự giúp đỡ tận tình của NATO, để không phải sử dụng tất cả các hệ thống phòng không hiện có, nhằm đối phó với những UAV cảm tử hết sức nguy hiểm này.
Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Ukraine, cho đến nay, họ đã bắn rơi ít nhất 223 UAV tự sát Geran-2 của Nga.
Theo số liệu của Ukraine, 223 UAV Geran-2 mà họ đánh chặn thành công, chiếm 85% tổng số UAV tự sát mà Nga sử dụng trên toàn chiến trường Ukraine; về tỷ lệ đánh chặn, con số này nhìn chung là tương đối cao.
Bất chấp những con số “báo cáo” rất đẹp của Ukraine, nhưng tình hình thực tế cho thấy, cho dù chỉ có 15% số UAV tự sát Geran-2 của Nga đánh trúng mục tiêu ở Ukraine, nhưng vẫn đủ để gây thiệt hại và đạt được các yêu cầu của phía Nga.
Thậm chí trong một trận không chiến giữa UAV tự sát Geran-2 và chiếc máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine, chiếc Geran-2 đã phá hủy chiếc MiG-29. Để đánh chặn loại UAV tự sát này, Ukraine đã làm mọi cách, nhưng Geran-2 vẫn là nguồn cơn “đau đầu mới” của lãnh đạo Ukraine và NATO.
Vấn đề làm lãnh đạo NATO phải lo lắng khi đối phó với UAV tự sát của Nga, không phải do NATO không dám cung cấp cho Ukraine những hệ thống phòng không tiên tiến, đủ sức đánh chặn UAV tự sát này; mà chính là việc sử dụng những tên lửa có giá triệu USD, để bắn hạ UAV giá vài chục nghìn USD.
William Alberque - Giám đốc của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) của Ấn Độ cho biết tại một cuộc họp báo: “Phòng thủ trước UAV giá rẻ rất khó khăn và tốn kém; những kẻ tấn công có nhiều chiến thuật khác nhau, để lựa chọn cách gây ra nhiều thiệt hại nhất cho đối phương”.
Nhìn chung có hai chiến thuật dành cho UAV tự sát: thứ nhất sử dụng một số lượng lớn UAV tấn công các mục tiêu khác nhau từ các hướng bất ngờ; hai là sử dụng một số lượng lớn UAV tự sát, tràn ra từ mọi hướng để tấn công cùng một mục tiêu. Như vậy khả năng đánh chặn của đối phương sẽ bị bão hòa.
Như việc chiếc UAV tự sát Geran-2 tấn công chiếc MiG-29 của Ukraine, phản ánh đầy đủ sự nguy hiểm của chiếc UAV tự sát giá rẻ; nó không cần quá chính xác, khi chỉ cần cố gắng chạm vào mục tiêu là được. Đó cũng là câu giải thích tại sao, UAV tự sát của Nga lại là là nguồn cơn đau đầu của lãnh đạo Quân đội Ukraine.
Đối với Ukraine, việc xây dựng một hệ thống phòng không chống UAV đáng tin cậy, cũng không kém phần quan trọng như một hệ thống phòng không chống tên lửa. Tuy nhiên việc giải bài toán dùng tên lửa đắt tiền để tiêu diệt UAV rẻ tiền, không phải là câu trả lời dễ dàng, ngay cả với chính người Mỹ.
Vào năm 2017, một chiếc UAV thương mại trị giá 200 USD được bán trên trang web mua sắm Amazon, đã xâm nhập hệ thống phòng không của quân đội Mỹ. Việc này buộc Quân đội Mỹ phải dùng tên lửa phòng không PAC-2 có trị giá 2 triệu USD để bắn hạ chiếc UAV 4 trục giá 200 USD này.
Tất nhiên, NATO không chỉ có tên lửa Patriot mới có thể bắn rơi UAV, họ cũng đã cố gắng sử dụng một số vũ khí tác chiến điện tử để chế áp mềm với những UAV. Đặc biệt là loại pháo phòng không tự hành Gepard của Đức (mới viện trợ cho Ukraine) cũng là vũ khí chống UAV hiệu quả.
Các chỉ huy NATO cho rằng, giải pháp tốt nhất để chống lại UAV cỡ nhỏ, giá rẻ của đối phương, nhất là khi đối phương dùng UAV tấn công theo kiểu bầy đàn, đó là truy tìm nơi xuất phát của những UAV này, như căn cứ phóng, phương tiện phóng; để phá hủy tận gốc; đó là giải pháp tốt hơn dùng tên lửa nhiều. Tuy nhiên việc này có khả thi với Ukraine, khi đối thủ dùng UAV chính là Nga?
Video về UAV tự sát của Nga tấn công hệ thống phòng không S-300 của Ukraine Nguồn: RIA