Súng không giật là một trong hỏa khí quan trọng của bộ đội Việt Nam, đây là loại súng có khả năng tác chiến như một khẩu pháo cỡ nhỏ với những quả đạn có thể xuyên thủng giáp xe tăng, thiết giáp, phá nát lô cốt các loại. Trong chiến tranh, QĐND Việt Nam sử dụng rất thành công súng không giật (chúng ta thường gọi là ĐKZ) trong hàng loạt các trận đánh. Nguồn ảnh: QĐNDCũng từ trong chiến tranh, bộ đội Việt Nam đã có nhiều sáng tạo về cách sử dụng, thậm chí trong những điều kiện vô cùng khó khăn thiếu thốn khí tài hỗ trợ chúng ta vẫn bắn ĐKZ một cách hiệu quả tuyệt đỉnh. Điển hình là trận công đồn Chợ Núi, xã Phước Vĩnh Tây (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) diễn ra vào đầu tháng 4/1966. Nguồn ảnh: QĐNDBáo QĐND dẫn nguồn "Lịch sử Tiểu đoàn 1", Bộ CHQS tỉnh Long An cho biết điều đặc biệt trong trận đánh này là Tiểu đoàn 1 đã sử dụng khẩu súng không giật ĐKZ 75mm không có kính ngắm mà vẫn bắn chính xác tuyệt đối hạ gục lô cốt phòng thủ của đối phương ngay phát đạn đầu. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để bộ binh xung phong, tiêu diệt được mục tiêu mà không gây thương vong cho ta. Nguồn ảnh: QĐNDTrước trận đánh, đồng chí Trần Văn Đừng (Năm Đừng) của Đại đội 4 được Ban chỉ huy Tiểu đoàn 1 giao nhiệm vụ tìm cách đưa khẩu ĐKZ vào thật gần để có thể bắn 3 phát đạn, tiêu diệt được lô cốt chính, để cho bộ binh xung phong. Vấn đề là khẩu ĐKZ này bị thiếu kính ngắm sau khi đơn vị vận chuyển gặp phải trận càn của địch. Mặc dù viếu thiếu kính ngắm ảnh hưởng lớn tới vũ khí nhưng do thiếu thốn hỏa lực mạnh nên Tiểu đoàn 1 vẫn quyết tâm sử dụng. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTheo lịch sử Tiểu đoàn 1, sau khi nhận lệnh của BCH, hai đêm sau, Năm Đừng đi điều nghiên nhưng anh chỉ vào được đến hàng rào thứ ba, nên chưa xác định được mục tiêu. Mãi đêm thứ ba anh mới vào được đến hàng rào thứ tư, nhìn thấy rõ mục tiêu, tính toán khoảng cách, lựa chọn chỗ đặt súng. Đến sáng, anh báo cáo tình hình và xin 2 quả đạn để diệt lô cốt chính nhưng lại được cấp 3 quả đạn. Nguồn ảnh: Kênh QPVNĐêm đánh đồn Chợ Núi trời mưa nặng hạt. Anh Năm Đừng cõng ngược khẩu súng chui qua từng lớp hàng rào, ở phía sau có một chiến sĩ đỡ phần đầu nòng. Đến vị trí, anh nhẹ nhàng giá súng, lấy hướng cơ bản. Nguồn ảnh: Kênh QPVNĐể giải quyết khâu ngắm bắn vì thiếu kính, chiến sĩ Năm Đừng “sáng tạo có 1-0-2” dùng hai sợi chỉ căng thành hình chữ thập ở đầu nòng súng, dùng dây thun ràng vào đầu nòng để giữ các đầu sợi chỉ. Sau đó, anh nhìn qua nòng súng đến chữ thập để xác định mục tiêu, rồi khóa chặt tầm, hướng của súng và lắp đạn. Nguồn ảnh: Kênh QPVNKhi có lệnh nổ súng, anh Năm Đừng kéo cò rất tự tin. Một quả cầu lửa trùm lên lô cốt… Quả đầu tiên đã trúng. Anh tiếp tục bắn quả thứ hai vào lô cốt. Đến quả thứ ba, anh cho quay nòng súng bắn vào khu nhà lính ở trung tâm của đồn. Nguồn ảnh: Kênh QPVNKhẩu đội ĐKZ và anh Năm Đừng đã giữ đúng lời hứa chỉ bắn 2 quả diệt lô cốt, lập kỷ lục về bắn chính xác và tiết kiệm đạn. Không những thế, việc sử dụng khẩu súng trong tình trạng thiếu kính ngắm có thể nói là một trong những sáng kiến “độc lạ nhất” trong lịch sử quân sự Việt Nam và thế giới. Nguồn ảnh: Kênh QPVNVề phần loại súng ĐKZ 75 mà anh Năm Đừng sử dụng, nhiều khả năng đó là khẩu súng M20 chiến lợi phẩm thu giữ được của quân địch trong quá trình chiến đấu. Vì các loại súng không giật mà Liên Xô viện trợ cho ta thời kỳ này chưa nhiều và khá hiếm ở miền Nam giữa những năm 1960. Ngoài ra, kích cỡ nòng súng không giật Liên Xô cũng không có loại 75mm mà là 73mm hoặc 82mm. Nguồn ảnh: WikipediaKhẩu M20 75mm của Mỹ được sản xuất năm 1945, có tầm bắn tối đa tới 6,3km, trang bị đạn nổ phá HE hoặc đạn nổ chống tăng HEAT 75x408mm R. Loại vũ khí này được người Mỹ sử dụng rộng rãi ở Triều Tiên và sau đó là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ 1 (1946-1954). Nguồn ảnh: WikipediaHiện nay, QĐND Việt Nam không còn sử dụng nhiều khẩu ĐKZ 75mm mà thay vào đó chủ yếu sử dụng hai loại ĐKZ 73mm, 82mm Liên Xô và một số khẩu ĐKZ Trung Quốc sản xuất. Trong ảnh, các chiến sĩ bộ đội ta huấn luyện sử dụng súng không giật B-10 82mm do Liên Xô sản xuất từ năm 1954 (Việt Nam gọi là ĐKZ 82). Nguồn ảnh: WikipediaĐKZ 82mm có tầm bắn thẳng 390m, tầm bắn xa nhất 4,5km, tốc độ bắn 5-7 phát/phút. Trong chiến tranh, quân đội ta sử dụng rất thành công ĐKZ 82 tiêu diệt nhiều loại xe tăng, xe bọc thép của Mỹ và VNCH. Nguồn ảnh: báo Bình ĐịnhLoại ĐKZ thứ 2 mà chúng ta sử dụng phổ biến là SPG-9 Kopye do Liên Xô sản xuất và đưa vào sử dụng năm 1962. Hiện nay, ta đã sản xuất thành công loại vũ khí này với hàng loạt cải tiến nâng cao khả năng tác chiến của súng. Dù dùng cỡ nòng nhỏ hơn B10, 73mm nhưng SPG-9 có tầm bắn hiệu quả tới 800m, bắn xa nhất 6,5km. Nguồn ảnh: QĐNDTrong vai trò chống tăng, SPG-9 mạnh hơn B10, với các loại đạn nổ chống tăng kiểu PG-9VNT, nó có thể xuyên thép 400-550mm sau giáp ERA trên các loại tăng hiện đại. Nguồn ảnh: QĐNDNgoài ra, hiện Việt Nam được cho là vẫn còn sử dụng số lượng nhỏ ĐKZ82-K65 và ĐKZ75-K56 do Trung Quốc sản xuất dựa theo mẫu súng không giật B10 (Liên Xô) và M20 (Mỹ). Nguồn ảnh: QĐNDMời độc giả xem video: Thiết bị đảm bảo an toàn cho súng cối, DKZ trong diễn tập bắn đạn thật. (nguồn QPVN)
Súng không giật là một trong hỏa khí quan trọng của bộ đội Việt Nam, đây là loại súng có khả năng tác chiến như một khẩu pháo cỡ nhỏ với những quả đạn có thể xuyên thủng giáp xe tăng, thiết giáp, phá nát lô cốt các loại. Trong chiến tranh, QĐND Việt Nam sử dụng rất thành công súng không giật (chúng ta thường gọi là ĐKZ) trong hàng loạt các trận đánh. Nguồn ảnh: QĐND
Cũng từ trong chiến tranh, bộ đội Việt Nam đã có nhiều sáng tạo về cách sử dụng, thậm chí trong những điều kiện vô cùng khó khăn thiếu thốn khí tài hỗ trợ chúng ta vẫn bắn ĐKZ một cách hiệu quả tuyệt đỉnh. Điển hình là trận công đồn Chợ Núi, xã Phước Vĩnh Tây (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) diễn ra vào đầu tháng 4/1966. Nguồn ảnh: QĐND
Báo QĐND dẫn nguồn "Lịch sử Tiểu đoàn 1", Bộ CHQS tỉnh Long An cho biết điều đặc biệt trong trận đánh này là Tiểu đoàn 1 đã sử dụng khẩu súng không giật ĐKZ 75mm không có kính ngắm mà vẫn bắn chính xác tuyệt đối hạ gục lô cốt phòng thủ của đối phương ngay phát đạn đầu. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để bộ binh xung phong, tiêu diệt được mục tiêu mà không gây thương vong cho ta. Nguồn ảnh: QĐND
Trước trận đánh, đồng chí Trần Văn Đừng (Năm Đừng) của Đại đội 4 được Ban chỉ huy Tiểu đoàn 1 giao nhiệm vụ tìm cách đưa khẩu ĐKZ vào thật gần để có thể bắn 3 phát đạn, tiêu diệt được lô cốt chính, để cho bộ binh xung phong. Vấn đề là khẩu ĐKZ này bị thiếu kính ngắm sau khi đơn vị vận chuyển gặp phải trận càn của địch. Mặc dù viếu thiếu kính ngắm ảnh hưởng lớn tới vũ khí nhưng do thiếu thốn hỏa lực mạnh nên Tiểu đoàn 1 vẫn quyết tâm sử dụng. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Theo lịch sử Tiểu đoàn 1, sau khi nhận lệnh của BCH, hai đêm sau, Năm Đừng đi điều nghiên nhưng anh chỉ vào được đến hàng rào thứ ba, nên chưa xác định được mục tiêu. Mãi đêm thứ ba anh mới vào được đến hàng rào thứ tư, nhìn thấy rõ mục tiêu, tính toán khoảng cách, lựa chọn chỗ đặt súng. Đến sáng, anh báo cáo tình hình và xin 2 quả đạn để diệt lô cốt chính nhưng lại được cấp 3 quả đạn. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Đêm đánh đồn Chợ Núi trời mưa nặng hạt. Anh Năm Đừng cõng ngược khẩu súng chui qua từng lớp hàng rào, ở phía sau có một chiến sĩ đỡ phần đầu nòng. Đến vị trí, anh nhẹ nhàng giá súng, lấy hướng cơ bản. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Để giải quyết khâu ngắm bắn vì thiếu kính, chiến sĩ Năm Đừng “sáng tạo có 1-0-2” dùng hai sợi chỉ căng thành hình chữ thập ở đầu nòng súng, dùng dây thun ràng vào đầu nòng để giữ các đầu sợi chỉ. Sau đó, anh nhìn qua nòng súng đến chữ thập để xác định mục tiêu, rồi khóa chặt tầm, hướng của súng và lắp đạn. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Khi có lệnh nổ súng, anh Năm Đừng kéo cò rất tự tin. Một quả cầu lửa trùm lên lô cốt… Quả đầu tiên đã trúng. Anh tiếp tục bắn quả thứ hai vào lô cốt. Đến quả thứ ba, anh cho quay nòng súng bắn vào khu nhà lính ở trung tâm của đồn. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Khẩu đội ĐKZ và anh Năm Đừng đã giữ đúng lời hứa chỉ bắn 2 quả diệt lô cốt, lập kỷ lục về bắn chính xác và tiết kiệm đạn. Không những thế, việc sử dụng khẩu súng trong tình trạng thiếu kính ngắm có thể nói là một trong những sáng kiến “độc lạ nhất” trong lịch sử quân sự Việt Nam và thế giới. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Về phần loại súng ĐKZ 75 mà anh Năm Đừng sử dụng, nhiều khả năng đó là khẩu súng M20 chiến lợi phẩm thu giữ được của quân địch trong quá trình chiến đấu. Vì các loại súng không giật mà Liên Xô viện trợ cho ta thời kỳ này chưa nhiều và khá hiếm ở miền Nam giữa những năm 1960. Ngoài ra, kích cỡ nòng súng không giật Liên Xô cũng không có loại 75mm mà là 73mm hoặc 82mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Khẩu M20 75mm của Mỹ được sản xuất năm 1945, có tầm bắn tối đa tới 6,3km, trang bị đạn nổ phá HE hoặc đạn nổ chống tăng HEAT 75x408mm R. Loại vũ khí này được người Mỹ sử dụng rộng rãi ở Triều Tiên và sau đó là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ 1 (1946-1954). Nguồn ảnh: Wikipedia
Hiện nay, QĐND Việt Nam không còn sử dụng nhiều khẩu ĐKZ 75mm mà thay vào đó chủ yếu sử dụng hai loại ĐKZ 73mm, 82mm Liên Xô và một số khẩu ĐKZ Trung Quốc sản xuất. Trong ảnh, các chiến sĩ bộ đội ta huấn luyện sử dụng súng không giật B-10 82mm do Liên Xô sản xuất từ năm 1954 (Việt Nam gọi là ĐKZ 82). Nguồn ảnh: Wikipedia
ĐKZ 82mm có tầm bắn thẳng 390m, tầm bắn xa nhất 4,5km, tốc độ bắn 5-7 phát/phút. Trong chiến tranh, quân đội ta sử dụng rất thành công ĐKZ 82 tiêu diệt nhiều loại xe tăng, xe bọc thép của Mỹ và VNCH. Nguồn ảnh: báo Bình Định
Loại ĐKZ thứ 2 mà chúng ta sử dụng phổ biến là SPG-9 Kopye do Liên Xô sản xuất và đưa vào sử dụng năm 1962. Hiện nay, ta đã sản xuất thành công loại vũ khí này với hàng loạt cải tiến nâng cao khả năng tác chiến của súng. Dù dùng cỡ nòng nhỏ hơn B10, 73mm nhưng SPG-9 có tầm bắn hiệu quả tới 800m, bắn xa nhất 6,5km. Nguồn ảnh: QĐND
Trong vai trò chống tăng, SPG-9 mạnh hơn B10, với các loại đạn nổ chống tăng kiểu PG-9VNT, nó có thể xuyên thép 400-550mm sau giáp ERA trên các loại tăng hiện đại. Nguồn ảnh: QĐND
Ngoài ra, hiện Việt Nam được cho là vẫn còn sử dụng số lượng nhỏ ĐKZ82-K65 và ĐKZ75-K56 do Trung Quốc sản xuất dựa theo mẫu súng không giật B10 (Liên Xô) và M20 (Mỹ). Nguồn ảnh: QĐND
Mời độc giả xem video: Thiết bị đảm bảo an toàn cho súng cối, DKZ trong diễn tập bắn đạn thật. (nguồn QPVN)