Trong những năm qua ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã không ngừng vươn lên làm chủ và nắm vững công nghệ, cho ra đời nhiều loại vũ khí phục vụ nhiệm huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Tiêu biểu trong số đó có thể kể tới súng chống tăng SPG-9 do các nhà máy quốc phòng thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (TC-CN-QP) nghiên cứu chế tạo theo công nghệ sẵn có trong nước. Nguồn ảnh: QĐND.Chưa dừng ở lại đó, các nhà máy quốc phòng Việt Nam còn tự chủ được công nghệ, dây chuyền sản xuất đạn cho SPG-9, gồm các loại đạn chống tăng PG-9 và đạn chống bộ binh OG-9. Với những nền tảng cơ bản đó, Nhà máy Z115 thuộc TC-CN-QP nghiên cứu cải tiện nâng cao năng lực sát thương và tầm bắn đối với loại đạn dành cho SPG-9 mà nhà máy này đang sản xuất. Trong ảnh là bộ đôi đạn súng chống tăng SPG-9 và RPG-7 tất cả đều do Việt Nam tự sản xuất. Nguồn ảnh: QĐND.Theo đó nhờ vào việc áp dụng cải tiện công nghệ hệ thống nhồi nén thuốc nổ tự động cho việc sản xuất đạn của SPG-9, bước đầu đã giúp nâng cao đáng kể các tính năng kỹ chiến thuật của các loại đạn PG-9 và OG-9. Các lần bắn nghiệm thu loại đạn đều cho kết quả tốt và ổn định. Nguồn ảnh: QPVN.Hiện tại, Nhà máy Z115 đã làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất đạn dành cho SPG-9 và một số sản phẩm quốc phòng khác phục vụ trong quân đội đáp ứng yêu cầu huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của toàn quân. Nguồn ảnh: QPVN.Trong ảnh là cụm cơ khí đồng bộ của đạn PG-9 và OG-9 do Nhà máy Z117 chế tạo. Theo đó các bộ phận cấu thành mỗi quả đạn của SPG-9 được sản xuất tại nhiều nhà máy khác nhau trước khi được lắp ráp lại thành quả đạn hoàn chỉnh. Nguồn ảnh: QPVN.Theo thiết kế ban đầu của PG-9 và OG-9 hay mẫu đạn này được sử dụng cho hai loại nhiệm vụ khác nhau gồm chống tăng và chống bộ binh. Trong đó PG-9 có tầm bắn hiệu quả khoảng 800m và tối đa là 1.300mm, còn OG-9 có thể lên đến 4.500m do có trọng lượng liều phóng lớn hơn hỗ trợ hỏa lực bộ binh tầm xa. Nguồn ảnh: QPVN.Với các cải tiến của Nhà máy Z115, nhiều khả năng tầm bắn của PG-9 và OG-9 sẽ có thể tăng lên thêm vài trăm mét nữa, hoặc giữ nguyên tầm bắn nhưng tăng độ sát thương và công phá với đầu đạn lớn hơn. Nguồn ảnh: QPVN.Cải tiến này về cơ bản ít nhiều cũng giúp các tổ đội súng chống tăng SPG-9 của Việt Nam cải thiện khả năng tác chiến, cũng như giảm thiểu số đạn dược tiêu hao phải sử dụng để đánh chặn một mục tiêu như trước đây. Cho phép tổ đội SPG-9 tác chiến lâu hơn với cơ số đạn mang theo không đổi. Nguồn ảnh: QPVN.Đối với các loại đạn chống tăng PG-9 chúng có sơ tốc đầu đạn khoảng 435m/s với khả năng xuyên phá từ 300-400mm giáp thép cán RHA hoặc 400mm với giáp phản ứng nổ ERA, thông số này còn tùy vào khoảng cách giữa SPG-9 so với mục tiêu. Nguồn ảnh: QPVN.Còn với các đạn chống bộ binh OG-9 chống có trọng lượng nặng hơn PG-9 do mang theo nhiều thuốc nổ nhưng lại có tầm bắn xa hơn, với cơ cấu nổ phân mảnh để vô hiệu hóa bộ binh đối phương. Bên cạnh đó tùy vào từng loại nhiệm vụ nhất định mà OG-9 có thể phát huy hiệu quả tác chiến khác nhau. Nguồn ảnh: QPVN.Hình ảnh một tổ đội súng chống tăng SPG-9 thuộc Quân khu 5 diễn tập bắn đạn thật với đạn chống bộ binh OG-9 trên thao trường. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 5.
Trong những năm qua ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã không ngừng vươn lên làm chủ và nắm vững công nghệ, cho ra đời nhiều loại vũ khí phục vụ nhiệm huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Tiêu biểu trong số đó có thể kể tới súng chống tăng SPG-9 do các nhà máy quốc phòng thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (TC-CN-QP) nghiên cứu chế tạo theo công nghệ sẵn có trong nước. Nguồn ảnh: QĐND.
Chưa dừng ở lại đó, các nhà máy quốc phòng Việt Nam còn tự chủ được công nghệ, dây chuyền sản xuất đạn cho SPG-9, gồm các loại đạn chống tăng PG-9 và đạn chống bộ binh OG-9. Với những nền tảng cơ bản đó, Nhà máy Z115 thuộc TC-CN-QP nghiên cứu cải tiện nâng cao năng lực sát thương và tầm bắn đối với loại đạn dành cho SPG-9 mà nhà máy này đang sản xuất. Trong ảnh là bộ đôi đạn súng chống tăng SPG-9 và RPG-7 tất cả đều do Việt Nam tự sản xuất. Nguồn ảnh: QĐND.
Theo đó nhờ vào việc áp dụng cải tiện công nghệ hệ thống nhồi nén thuốc nổ tự động cho việc sản xuất đạn của SPG-9, bước đầu đã giúp nâng cao đáng kể các tính năng kỹ chiến thuật của các loại đạn PG-9 và OG-9. Các lần bắn nghiệm thu loại đạn đều cho kết quả tốt và ổn định. Nguồn ảnh: QPVN.
Hiện tại, Nhà máy Z115 đã làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất đạn dành cho SPG-9 và một số sản phẩm quốc phòng khác phục vụ trong quân đội đáp ứng yêu cầu huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của toàn quân. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong ảnh là cụm cơ khí đồng bộ của đạn PG-9 và OG-9 do Nhà máy Z117 chế tạo. Theo đó các bộ phận cấu thành mỗi quả đạn của SPG-9 được sản xuất tại nhiều nhà máy khác nhau trước khi được lắp ráp lại thành quả đạn hoàn chỉnh. Nguồn ảnh: QPVN.
Theo thiết kế ban đầu của PG-9 và OG-9 hay mẫu đạn này được sử dụng cho hai loại nhiệm vụ khác nhau gồm chống tăng và chống bộ binh. Trong đó PG-9 có tầm bắn hiệu quả khoảng 800m và tối đa là 1.300mm, còn OG-9 có thể lên đến 4.500m do có trọng lượng liều phóng lớn hơn hỗ trợ hỏa lực bộ binh tầm xa. Nguồn ảnh: QPVN.
Với các cải tiến của Nhà máy Z115, nhiều khả năng tầm bắn của PG-9 và OG-9 sẽ có thể tăng lên thêm vài trăm mét nữa, hoặc giữ nguyên tầm bắn nhưng tăng độ sát thương và công phá với đầu đạn lớn hơn. Nguồn ảnh: QPVN.
Cải tiến này về cơ bản ít nhiều cũng giúp các tổ đội súng chống tăng SPG-9 của Việt Nam cải thiện khả năng tác chiến, cũng như giảm thiểu số đạn dược tiêu hao phải sử dụng để đánh chặn một mục tiêu như trước đây. Cho phép tổ đội SPG-9 tác chiến lâu hơn với cơ số đạn mang theo không đổi. Nguồn ảnh: QPVN.
Đối với các loại đạn chống tăng PG-9 chúng có sơ tốc đầu đạn khoảng 435m/s với khả năng xuyên phá từ 300-400mm giáp thép cán RHA hoặc 400mm với giáp phản ứng nổ ERA, thông số này còn tùy vào khoảng cách giữa SPG-9 so với mục tiêu. Nguồn ảnh: QPVN.
Còn với các đạn chống bộ binh OG-9 chống có trọng lượng nặng hơn PG-9 do mang theo nhiều thuốc nổ nhưng lại có tầm bắn xa hơn, với cơ cấu nổ phân mảnh để vô hiệu hóa bộ binh đối phương. Bên cạnh đó tùy vào từng loại nhiệm vụ nhất định mà OG-9 có thể phát huy hiệu quả tác chiến khác nhau. Nguồn ảnh: QPVN.
Hình ảnh một tổ đội súng chống tăng SPG-9 thuộc Quân khu 5 diễn tập bắn đạn thật với đạn chống bộ binh OG-9 trên thao trường. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 5.