Tờ wPolityce của Ba Lan nhắc lại, cuộc tập trận chung Nga - Belarus Zapad-2017 đã kết thúc bằng một cuộc tấn công hạt nhân mô phỏng nhằm vào các mục tiêu trên lãnh thổ đối phương, gây quan ngại sâu sắc tại châu Âu.Giới chuyên gia cho rằng đây là chiến lược "leo thang vì mục tiêu giảm leo thang" của Nga. Bằng hành động này, Moskva dường như muốn chứng tỏ luôn sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân, do vậy phương Tây tốt hơn là nên hòa hoãn với các điều kiện của họ."Khi Nga đề xuất tạo ra 'không gian an ninh chung của châu Âu', họ nhấn mạnh có lợi thế áp đảo về vũ khí hạt nhân phi chiến lược, tức là có khả năng tấn công các mục tiêu ở châu Âu, nhưng không thể với tới Mỹ"."Liên bang Nga được cho là có 2.000 đầu đạn hạt nhân trên các nền tảng phi chiến lược, trong khi NATO chỉ có 500 đơn vị để đáp trả", wPolityce nhấn mạnh.Những người lạc quan nhất trong số các chuyên gia Mỹ cho rằng kho vũ khí hạt nhân của Nga hiện có 840 - 1.000 đầu đạn có thể dùng để tấn công ở khoảng cách lên tới 500 km, trong khi những người bi quan nói về 5.400 đơn vị.Tình huống này xảy ra do thực tế Washington tin tưởng nếu chiến tranh xảy ra ở châu Âu thì không thể đe dọa được lãnh thổ Mỹ, bởi vậy họ không xây dựng tiềm lực hạt nhân của mình ở các nước châu Âu.Tuy nhiên thế giới đang thay đổi nhanh chóng, các quốc gia có tiềm lực hạt nhân đang mở rộng kho vũ khí. Ngoài ra tiếng nói từ Tokyo và Seoul ngày càng lớn, cho rằng họ cần gia nhập câu lạc bộ hạt nhân.Anh đang hiện đại hóa, trong khi Pháp thậm chí không nghĩ đến việc giảm kho vũ khí hạt nhân của mình. Trong tình cảnh trên, vũ khí hạt nhân của Mỹ có thể sẽ sớm xuất hiện ở Ba Lan, bởi chiếc ô hạt nhân đối với Warsaw giữ vai trò cực kỳ quan trọng.Tổng thống Mỹ Joe Biden dựa vào Đức trong chính sách xuyên Đại Tây Dương, nhưng điều này mang lại kết quả khá khiêm tốn. Berlin sẽ không từ bỏ hợp tác với Bắc Kinh và Moskva do không muốn đánh mất thị trường khổng lồ tại Trung Quốc và nguồn năng lượng từ Nga.Chính vì vậy, Đức có ý định chấm dứt việc tham gia chương trình sử dụng chung vũ khí hạt nhân của Mỹ. Về vấn đề này, giới lãnh đạo Ba Lan khẳng định phải bắt đầu hành động để an ninh đất nước không bị ảnh hưởng.Ngoài Ba Lan, Romania cũng lo ngại sẽ trở thành mục tiêu. Bởi vậy Warsaw và Bucharest cần đi đến thỏa thuận với Washington để được chấp nhận tham gia chương trình sử dụng chung vũ khí hạt nhân.Gần đây cựu cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton khuyến nghị Nhà Trắng thể hiện quyết tâm của mình trước Bắc Kinh và Moskva dưới hình thức hợp tác chặt chẽ với "các liên minh nội khối NATO chủ yếu từ Đông và Trung Âu."Tờ wPolityce lưu ý: "Chúng ta đã có các bệ phóng tên lửa của Mỹ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, và việc mua tiêm kích F-35 sẽ mang lại cơ hội kỹ thuật để tham gia chương trình tác chiến của NATO. Đã đến lúc đưa ra hành động chính trị mạnh mẽ để đảm bảo vũ khí hạt nhân của Mỹ xuất hiện tại Ba Lan".Tuy nhiên cũng có một số tiếng nói phản đối tại Warsaw khi khẳng định sự xuất hiện kho vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan sẽ tự động khiến nước này trở thành mục tiêu cho tên lửa Nga trong trường hợp phát sinh xung đột, dù là nhỏ nhất với NATO.
Tờ wPolityce của Ba Lan nhắc lại, cuộc tập trận chung Nga - Belarus Zapad-2017 đã kết thúc bằng một cuộc tấn công hạt nhân mô phỏng nhằm vào các mục tiêu trên lãnh thổ đối phương, gây quan ngại sâu sắc tại châu Âu.
Giới chuyên gia cho rằng đây là chiến lược "leo thang vì mục tiêu giảm leo thang" của Nga. Bằng hành động này, Moskva dường như muốn chứng tỏ luôn sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân, do vậy phương Tây tốt hơn là nên hòa hoãn với các điều kiện của họ.
"Khi Nga đề xuất tạo ra 'không gian an ninh chung của châu Âu', họ nhấn mạnh có lợi thế áp đảo về vũ khí hạt nhân phi chiến lược, tức là có khả năng tấn công các mục tiêu ở châu Âu, nhưng không thể với tới Mỹ".
"Liên bang Nga được cho là có 2.000 đầu đạn hạt nhân trên các nền tảng phi chiến lược, trong khi NATO chỉ có 500 đơn vị để đáp trả", wPolityce nhấn mạnh.
Những người lạc quan nhất trong số các chuyên gia Mỹ cho rằng kho vũ khí hạt nhân của Nga hiện có 840 - 1.000 đầu đạn có thể dùng để tấn công ở khoảng cách lên tới 500 km, trong khi những người bi quan nói về 5.400 đơn vị.
Tình huống này xảy ra do thực tế Washington tin tưởng nếu chiến tranh xảy ra ở châu Âu thì không thể đe dọa được lãnh thổ Mỹ, bởi vậy họ không xây dựng tiềm lực hạt nhân của mình ở các nước châu Âu.
Tuy nhiên thế giới đang thay đổi nhanh chóng, các quốc gia có tiềm lực hạt nhân đang mở rộng kho vũ khí. Ngoài ra tiếng nói từ Tokyo và Seoul ngày càng lớn, cho rằng họ cần gia nhập câu lạc bộ hạt nhân.
Anh đang hiện đại hóa, trong khi Pháp thậm chí không nghĩ đến việc giảm kho vũ khí hạt nhân của mình. Trong tình cảnh trên, vũ khí hạt nhân của Mỹ có thể sẽ sớm xuất hiện ở Ba Lan, bởi chiếc ô hạt nhân đối với Warsaw giữ vai trò cực kỳ quan trọng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden dựa vào Đức trong chính sách xuyên Đại Tây Dương, nhưng điều này mang lại kết quả khá khiêm tốn. Berlin sẽ không từ bỏ hợp tác với Bắc Kinh và Moskva do không muốn đánh mất thị trường khổng lồ tại Trung Quốc và nguồn năng lượng từ Nga.
Chính vì vậy, Đức có ý định chấm dứt việc tham gia chương trình sử dụng chung vũ khí hạt nhân của Mỹ. Về vấn đề này, giới lãnh đạo Ba Lan khẳng định phải bắt đầu hành động để an ninh đất nước không bị ảnh hưởng.
Ngoài Ba Lan, Romania cũng lo ngại sẽ trở thành mục tiêu. Bởi vậy Warsaw và Bucharest cần đi đến thỏa thuận với Washington để được chấp nhận tham gia chương trình sử dụng chung vũ khí hạt nhân.
Gần đây cựu cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton khuyến nghị Nhà Trắng thể hiện quyết tâm của mình trước Bắc Kinh và Moskva dưới hình thức hợp tác chặt chẽ với "các liên minh nội khối NATO chủ yếu từ Đông và Trung Âu."
Tờ wPolityce lưu ý: "Chúng ta đã có các bệ phóng tên lửa của Mỹ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, và việc mua tiêm kích F-35 sẽ mang lại cơ hội kỹ thuật để tham gia chương trình tác chiến của NATO. Đã đến lúc đưa ra hành động chính trị mạnh mẽ để đảm bảo vũ khí hạt nhân của Mỹ xuất hiện tại Ba Lan".
Tuy nhiên cũng có một số tiếng nói phản đối tại Warsaw khi khẳng định sự xuất hiện kho vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan sẽ tự động khiến nước này trở thành mục tiêu cho tên lửa Nga trong trường hợp phát sinh xung đột, dù là nhỏ nhất với NATO.