Một số nguồn tin cho biết, Mỹ đang có kế hoạch cung cấp cho Ba Lan các máy bay chiến đấu F-16 dưới dạng viện trợ, hoặc có thể với chi phí thấp hơn nhiều, sau khi có thông tin, quốc gia Đông Âu này sẽ chuyển những chiếc MiG-29 có trong biên chế từ thời Liên Xô cho nước láng giềng Ukraine.Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết vào ngày 6/3 rằng Mỹ đang "làm việc tích cực" cho một thỏa thuận như vậy, thông báo với các phóng viên: "Không thể nói về thời gian, nhưng tôi chỉ có thể nói rằng chúng tôi đang xem xét vấn đề này rất tích cực”.Theo Ngoại trưởng Antony Blinken, hiện Mỹ đang tích cực xem xét việc viện trợ F-16 cho Ba Lan, với điều kiện nước này phải tặng những chiếc MiG-29 cho Ukraine.Ba Lan, Bulgaria và Slovakia đều là những nước thành viên NATO đang vận hành MiG-29 - loại máy bay chiến đấu hạng trung thế hệ thứ tư được đưa vào trang bị từ năm 1982 và được thiết kế để có thể đối phó với F-16 trong không chiến.Các quốc gia khác như CHDC Đức và Hungary trước đây cũng được triển khai máy bay chiến đấu MiG-29. Chiếc máy bay này được xuất khẩu rộng rãi cho các khách hàng quốc phòng Liên Xô trong những năm 1980 và là đối trọng của Su-27 hạng nặng, được phát triển song song và tạo thành lực lượng tinh nhuệ của không quân Liên Xô.Ukraine được kế thừa cả MiG-29 và Su-27 từ Liên Xô khi siêu cường tan rã vào năm 1991, nhưng các đơn vị không quân của nước này đã chịu tổn thất nặng nề ngay cả trên mặt đất và trên không, kể từ khi Nga bắt đầu các chiến dịch quân sự trên lãnh thổ Ukraine vào ngày 24/2.Các chuyên gia quân sự cho rằng, F-16 và các thiết kế máy bay chiến đấu khác của phương Tây sẽ phải mất nhiều năm để có thể tích hợp phù hợp với điều kiện của không quân Ukraine.Trong khi đó, các quốc gia phương Tây có quan hệ tốt với Ukraine cũng không biên chế loại máy chiến đấu cơ hiện đại Su-27, vì vậy chỉ có những chiếc MiG-29 có trong biên chế một số nước thành viên NATO mới có thể bù đắp tổn thất nặng nề cho Ukraine nếu được đề nghị viện trợ quân sự.MiG-29 có thể phù hợp hơn với điều kiện chiến đấu hiện tại ở Ukraine do khả năng cất cánh từ các đường băng tương đối ngắn và ch phí bảo dưỡng thấp. Cũng chính vì những ưu điểm trên nên MiG-29 được Liên Xô lựa chọn để triển khai gần tiền tuyến với các nước NATO.Mặc dù MiG-29 ban đầu được đánh giá là một máy bay chiến đấu có khả năng không đối không cao hơn nhiều so với F-16 khi đối đầu. Nhưng những chiếc MiG-29 của châu Âu có khả năng kém hơn đáng kể so với những chiếc đang phục vụ Ukraine.Liên Xô từng sản xuất rất nhiều MiG-29 trong thời Chiến tranh Lạnh, và những chiếc MiG-29 dùng để xuất khẩu đã bị hạ cấp, hạn chế nhiều tính năng hơn so với những chiếc ở Ukraine được chế tạo dành riêng cho không quân Liên Xô.Trong khi Ba Lan được cho là nước hưởng lợi chính từ thỏa thuận loại bỏ dần các máy bay MiG-29 có trong biên chế của nước này để lấy F-16 từ Mỹ. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng Ba Lan chỉ muốn sử dụng tạm thời những chiếc F-16, cho đến nước này mua được những chiếc máy bay phản lực F-35 tiên tiến hơn.Nhưng giá trị của MiG -29 đối với không quân Ukraine vẫn còn nhiều nghi vấn, bởi việc không quân Nga đã kiểm soát cả bầu trời Ukraine và khó có đối thủ nào có thể đủ sức đối đầu.Và theo những thông tin mới nhất được truyền thông Ba Lan đăng tải, nước này sẽ không có kế hoạch chuyển giao MiG-29 cho phía Ukraine, ít nhất là trong tương lai gần, để tránh bị kéo vào cuộc đối đầu với Nga. Nguồn ảnh: Airlines.
Một số nguồn tin cho biết, Mỹ đang có kế hoạch cung cấp cho Ba Lan các máy bay chiến đấu F-16 dưới dạng viện trợ, hoặc có thể với chi phí thấp hơn nhiều, sau khi có thông tin, quốc gia Đông Âu này sẽ chuyển những chiếc MiG-29 có trong biên chế từ thời Liên Xô cho nước láng giềng Ukraine.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết vào ngày 6/3 rằng Mỹ đang "làm việc tích cực" cho một thỏa thuận như vậy, thông báo với các phóng viên: "Không thể nói về thời gian, nhưng tôi chỉ có thể nói rằng chúng tôi đang xem xét vấn đề này rất tích cực”.
Theo Ngoại trưởng Antony Blinken, hiện Mỹ đang tích cực xem xét việc viện trợ F-16 cho Ba Lan, với điều kiện nước này phải tặng những chiếc MiG-29 cho Ukraine.
Ba Lan, Bulgaria và Slovakia đều là những nước thành viên NATO đang vận hành MiG-29 - loại máy bay chiến đấu hạng trung thế hệ thứ tư được đưa vào trang bị từ năm 1982 và được thiết kế để có thể đối phó với F-16 trong không chiến.
Các quốc gia khác như CHDC Đức và Hungary trước đây cũng được triển khai máy bay chiến đấu MiG-29. Chiếc máy bay này được xuất khẩu rộng rãi cho các khách hàng quốc phòng Liên Xô trong những năm 1980 và là đối trọng của Su-27 hạng nặng, được phát triển song song và tạo thành lực lượng tinh nhuệ của không quân Liên Xô.
Ukraine được kế thừa cả MiG-29 và Su-27 từ Liên Xô khi siêu cường tan rã vào năm 1991, nhưng các đơn vị không quân của nước này đã chịu tổn thất nặng nề ngay cả trên mặt đất và trên không, kể từ khi Nga bắt đầu các chiến dịch quân sự trên lãnh thổ Ukraine vào ngày 24/2.
Các chuyên gia quân sự cho rằng, F-16 và các thiết kế máy bay chiến đấu khác của phương Tây sẽ phải mất nhiều năm để có thể tích hợp phù hợp với điều kiện của không quân Ukraine.
Trong khi đó, các quốc gia phương Tây có quan hệ tốt với Ukraine cũng không biên chế loại máy chiến đấu cơ hiện đại Su-27, vì vậy chỉ có những chiếc MiG-29 có trong biên chế một số nước thành viên NATO mới có thể bù đắp tổn thất nặng nề cho Ukraine nếu được đề nghị viện trợ quân sự.
MiG-29 có thể phù hợp hơn với điều kiện chiến đấu hiện tại ở Ukraine do khả năng cất cánh từ các đường băng tương đối ngắn và ch phí bảo dưỡng thấp. Cũng chính vì những ưu điểm trên nên MiG-29 được Liên Xô lựa chọn để triển khai gần tiền tuyến với các nước NATO.
Mặc dù MiG-29 ban đầu được đánh giá là một máy bay chiến đấu có khả năng không đối không cao hơn nhiều so với F-16 khi đối đầu. Nhưng những chiếc MiG-29 của châu Âu có khả năng kém hơn đáng kể so với những chiếc đang phục vụ Ukraine.
Liên Xô từng sản xuất rất nhiều MiG-29 trong thời Chiến tranh Lạnh, và những chiếc MiG-29 dùng để xuất khẩu đã bị hạ cấp, hạn chế nhiều tính năng hơn so với những chiếc ở Ukraine được chế tạo dành riêng cho không quân Liên Xô.
Trong khi Ba Lan được cho là nước hưởng lợi chính từ thỏa thuận loại bỏ dần các máy bay MiG-29 có trong biên chế của nước này để lấy F-16 từ Mỹ. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng Ba Lan chỉ muốn sử dụng tạm thời những chiếc F-16, cho đến nước này mua được những chiếc máy bay phản lực F-35 tiên tiến hơn.
Nhưng giá trị của MiG -29 đối với không quân Ukraine vẫn còn nhiều nghi vấn, bởi việc không quân Nga đã kiểm soát cả bầu trời Ukraine và khó có đối thủ nào có thể đủ sức đối đầu.
Và theo những thông tin mới nhất được truyền thông Ba Lan đăng tải, nước này sẽ không có kế hoạch chuyển giao MiG-29 cho phía Ukraine, ít nhất là trong tương lai gần, để tránh bị kéo vào cuộc đối đầu với Nga. Nguồn ảnh: Airlines.