Hiệu suất chiến đấu của Quân đội Nga trên chiến trường Ukraine trong hai năm qua và những thách thức mà nước này phải đối mặt trong các cuộc xung đột địa chính trị và quân sự gần đây, đã mang lại những bài học quan trọng cho các quốc gia trên thế giới.Là quốc gia có tiềm lực quân sự toàn cầu chỉ sau Mỹ, nhưng Nga nhanh chóng bị sa lầy ở chiến trường Ukraine; đó là sự bất ngờ lớn cho thế giới. Tuy nhiên quan sát sự sa lầy của Quân đội Nga, có thể rút ra ba bài học đó là, đừng hoàn toàn dựa vào tên lửa, đừng đánh giá thấp Mỹ và đừng do dự.Bài học 1: Đừng phụ thuộc hoàn toàn vào tên lửa. Quân đội Nga đã chứng tỏ năng lực tấn công tên lửa mạnh mẽ trong các hoạt động quân sự của họ, từ tên lửa chống tăng cấp chiến thuật đến tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cấp chiến lược.Tuy nhiên, việc phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ tên lửa cũng bộc lộ những điểm yếu của Quân đội Nga trong các lĩnh vực quân sự khác, đặc biệt là khả năng tác chiến thông thường trên mặt đất, hỗ trợ trên không và hỗ trợ hậu cần.Đặc biệt cơ cấu lực lượng tấn công thiên về tên lửa như vậy, đã khiến Nga có khả năng gặp phải những thách thức về chiến thuật và chiến lược khi đối mặt với các hoạt động quân sự toàn diện. Đặc biệt là việc mất cân bằng giữa các quân chủng chiến đấu.Quân đội Nga đã bỏ qua việc hiện đại hóa lực lượng không quân và hải quân, do vậy yếu về khả năng tấn công chính xác với số lượng lớn. Bài học thiếu bom dẫn đường chính xác và UAV trong giai đoạn đầu của cuộc chiến là ví dụ điển hình.Đặc biệt là khả năng tin học hóa của Quân đội Nga không thực sự mạnh, nên hiệu quả chiến đấu không cao. Ngay với Quân đội Ukraine, hệ thống chỉ huy chiến đấu đã được phổ cập đến người lính, thông qua các phần mềm cài đặt trên máy tính bảng.Khía cạnh thứ hai: Đừng đánh giá thấp Mỹ. Trong các hoạt động quân sự của mình, Nga có thể đã đánh giá thấp sức mạnh quân sự cũng như tốc độ phản ứng của Mỹ và các đồng minh trước các cuộc xung đột; dẫn đến hàng loạt thách thức trong các cuộc xung đột thực tế.Mỹ và các đồng minh của Mỹ không chỉ sở hữu trang thiết bị quân sự tiên tiến về công nghệ, mà còn có lợi thế đáng kể trong các lĩnh vực chiến tranh mới như chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng và các hoạt động đặc biệt.Ngoài ra, sự hiện diện quân sự toàn cầu của Mỹ, cũng như hệ thống liên minh của nước này, mang lại cho Mỹ khả năng tiến hành các hoạt động quân sự ở nhiều chiến trường cùng một lúc. Điểm này cũng không thể bỏ qua.Do vậy các quốc gia khác phải hiểu rõ ràng rằng, bất kỳ cuộc xung đột tiềm ẩn nào với Mỹ và các đồng minh của Mỹ (lưu ý Ukraine không phải là đồng minh của Mỹ) sẽ rất phức tạp và đa chiều. Đồng thời cần phải tính đến đầy đủ sức mạnh quân sự, khả năng đổi mới công nghệ và bố cục chiến lược của Mỹ.Vì vậy, chiến lược quân sự của các quốc gia không chỉ phải tập trung vào sự cân bằng giữa các khía cạnh an ninh truyền thống và phi truyền thống; mà còn phải tìm kiếm sự cân bằng chiến lược trong ngoại giao quân sự và các liên minh quốc tế, nhằm giảm áp lực quân sự tiềm ẩn đối với Mỹ.Khía cạnh thứ ba: Chiến tranh không có chỗ cho do dự. Trong cuộc xung đột với Ukraine, Nga tỏ ra do dự trong một số hoạt động quân sự, hoặc không hành động nhanh chóng, dứt khoát trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột; dẫn đến đánh mất cơ hội chiến lược và khiến xung đột kéo dài.Tình trạng này trực tiếp phản ánh sự đánh giá sai lầm về tác động của các hoạt động quân sự ở cấp độ ra quyết định và những kỳ vọng quá lạc quan về phản ứng của cộng đồng quốc tế. Tâm lý như vậy không chỉ làm tăng chi phí cho các hoạt động quân sự, mà còn có thể dẫn đến suy giảm hình ảnh quốc tế và khủng hoảng chiến lược.Ngoài ba bài học trên, điểm mấu chốt mà các quốc gia khác có thể học hỏi từ kinh nghiệm và bài học của Quân đội Nga đó là, các xung đột quân sự trong tương lai, sẽ đòi hỏi năng lực toàn cầu, đa chiều và công nghệ cao. Do vậy các quốc gia không chỉ phải duy trì lợi thế về sức mạnh quân sự truyền thống, mà còn phải phát triển nhanh chóng trên các lĩnh vực mới nổi để đương đầu với những thách thức an ninh phức tạp và luôn thay đổi (Nguồn ảnh: Ukrinform, CNN, TASS).
Hiệu suất chiến đấu của Quân đội Nga trên chiến trường Ukraine trong hai năm qua và những thách thức mà nước này phải đối mặt trong các cuộc xung đột địa chính trị và quân sự gần đây, đã mang lại những bài học quan trọng cho các quốc gia trên thế giới.
Là quốc gia có tiềm lực quân sự toàn cầu chỉ sau Mỹ, nhưng Nga nhanh chóng bị sa lầy ở chiến trường Ukraine; đó là sự bất ngờ lớn cho thế giới. Tuy nhiên quan sát sự sa lầy của Quân đội Nga, có thể rút ra ba bài học đó là, đừng hoàn toàn dựa vào tên lửa, đừng đánh giá thấp Mỹ và đừng do dự.
Bài học 1: Đừng phụ thuộc hoàn toàn vào tên lửa. Quân đội Nga đã chứng tỏ năng lực tấn công tên lửa mạnh mẽ trong các hoạt động quân sự của họ, từ tên lửa chống tăng cấp chiến thuật đến tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cấp chiến lược.
Tuy nhiên, việc phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ tên lửa cũng bộc lộ những điểm yếu của Quân đội Nga trong các lĩnh vực quân sự khác, đặc biệt là khả năng tác chiến thông thường trên mặt đất, hỗ trợ trên không và hỗ trợ hậu cần.
Đặc biệt cơ cấu lực lượng tấn công thiên về tên lửa như vậy, đã khiến Nga có khả năng gặp phải những thách thức về chiến thuật và chiến lược khi đối mặt với các hoạt động quân sự toàn diện. Đặc biệt là việc mất cân bằng giữa các quân chủng chiến đấu.
Quân đội Nga đã bỏ qua việc hiện đại hóa lực lượng không quân và hải quân, do vậy yếu về khả năng tấn công chính xác với số lượng lớn. Bài học thiếu bom dẫn đường chính xác và UAV trong giai đoạn đầu của cuộc chiến là ví dụ điển hình.
Đặc biệt là khả năng tin học hóa của Quân đội Nga không thực sự mạnh, nên hiệu quả chiến đấu không cao. Ngay với Quân đội Ukraine, hệ thống chỉ huy chiến đấu đã được phổ cập đến người lính, thông qua các phần mềm cài đặt trên máy tính bảng.
Khía cạnh thứ hai: Đừng đánh giá thấp Mỹ. Trong các hoạt động quân sự của mình, Nga có thể đã đánh giá thấp sức mạnh quân sự cũng như tốc độ phản ứng của Mỹ và các đồng minh trước các cuộc xung đột; dẫn đến hàng loạt thách thức trong các cuộc xung đột thực tế.
Mỹ và các đồng minh của Mỹ không chỉ sở hữu trang thiết bị quân sự tiên tiến về công nghệ, mà còn có lợi thế đáng kể trong các lĩnh vực chiến tranh mới như chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng và các hoạt động đặc biệt.
Ngoài ra, sự hiện diện quân sự toàn cầu của Mỹ, cũng như hệ thống liên minh của nước này, mang lại cho Mỹ khả năng tiến hành các hoạt động quân sự ở nhiều chiến trường cùng một lúc. Điểm này cũng không thể bỏ qua.
Do vậy các quốc gia khác phải hiểu rõ ràng rằng, bất kỳ cuộc xung đột tiềm ẩn nào với Mỹ và các đồng minh của Mỹ (lưu ý Ukraine không phải là đồng minh của Mỹ) sẽ rất phức tạp và đa chiều. Đồng thời cần phải tính đến đầy đủ sức mạnh quân sự, khả năng đổi mới công nghệ và bố cục chiến lược của Mỹ.
Vì vậy, chiến lược quân sự của các quốc gia không chỉ phải tập trung vào sự cân bằng giữa các khía cạnh an ninh truyền thống và phi truyền thống; mà còn phải tìm kiếm sự cân bằng chiến lược trong ngoại giao quân sự và các liên minh quốc tế, nhằm giảm áp lực quân sự tiềm ẩn đối với Mỹ.
Khía cạnh thứ ba: Chiến tranh không có chỗ cho do dự. Trong cuộc xung đột với Ukraine, Nga tỏ ra do dự trong một số hoạt động quân sự, hoặc không hành động nhanh chóng, dứt khoát trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột; dẫn đến đánh mất cơ hội chiến lược và khiến xung đột kéo dài.
Tình trạng này trực tiếp phản ánh sự đánh giá sai lầm về tác động của các hoạt động quân sự ở cấp độ ra quyết định và những kỳ vọng quá lạc quan về phản ứng của cộng đồng quốc tế. Tâm lý như vậy không chỉ làm tăng chi phí cho các hoạt động quân sự, mà còn có thể dẫn đến suy giảm hình ảnh quốc tế và khủng hoảng chiến lược.
Ngoài ba bài học trên, điểm mấu chốt mà các quốc gia khác có thể học hỏi từ kinh nghiệm và bài học của Quân đội Nga đó là, các xung đột quân sự trong tương lai, sẽ đòi hỏi năng lực toàn cầu, đa chiều và công nghệ cao.
Do vậy các quốc gia không chỉ phải duy trì lợi thế về sức mạnh quân sự truyền thống, mà còn phải phát triển nhanh chóng trên các lĩnh vực mới nổi để đương đầu với những thách thức an ninh phức tạp và luôn thay đổi (Nguồn ảnh: Ukrinform, CNN, TASS).