Theo báo chí Nga, Kiev đã cho phép 3 máy bay ném bom chiến lược B-52H Stratofortress của không quân Mỹ có khả năng mang vũ khí hạt nhân vào không phận của mình, chúng bay một cách thách thức với bộ phát tín hiệu được bật gần ranh giới Donbass và Crimea.Máy bay quân sự và UAV của Mỹ là những vị khách thường xuyên và không mời mà đến ở Biển Đen, nơi chúng thường xuyên tiến hành trinh sát gần bán đảo Crimea, nơi đặt căn cứ Hạm đội Biển Đen và các cơ sở hạ tầng khác của Bộ Quốc phòng Nga.Không quân Nga đã buộc phải liên tục cất cánh để đánh chặn và hộ tống máy bay Mỹ, nhưng lần này họ không thể làm được, vì lần đầu tiên Lầu Năm Góc sử dụng không phận của Ukraine.Ba máy bay ném bom chiến lược B-52 đã cất cánh từ một căn cứ không quân ở Anh, bay qua một số nước châu Âu đến Ukraine, tiếp cận bán đảo Crimea ở khoảng cách 53 km. Chúng rõ ràng muốn được nhìn thấy vì phi công đã bật bộ phát đáp.Cùng lúc đó, ba máy bay NATO đã xuất hiện trên bầu trời từ phía Biển Đen, gồm máy bay chống ngầm P-8A Poseidon, máy bay trinh sát điện tử RC-135 RiverJoint và máy bay trinh sát Bombardier Global Express Sentinel R.1.Một mặt, phi cơ của Mỹ và Anh không vi phạm bất kỳ quy chuẩn quốc tế nào, khi họ hành động trong khuôn khổ quyền trinh sát và tập trận quân sự.Không có lý do gì để Nga có thể bắn hạ chúng bằng hệ thống phòng không hoặc lực lượng không quân của mình, ngoại trừ một cuộc đánh chặn mang tính biểu tượng.Mặt khác, Lầu Năm Góc đã trực tiếp cho thấy rằng họ hiện đã hoàn toàn làm chủ bầu trời Ukraine và có thể sử dụng nó cho các chuyến bay của hàng không chiến lược của mình.Kiev không còn từ chối yêu cầu của Mỹ khi để cho máy bay ném bom vào lãnh thổ của mình. Vì vậy rõ ràng Ukraine đã chứng minh rằng quan hệ với Nga sẽ trở nên cực kỳ căng thẳng, điều này làm phát sinh một số câu hỏi.Trước hết, có phải các căn cứ quân sự của NATO sẽ dần xuất hiện ở Ukraine (một căn cứ đã được xây dựng ở Ochakov)? Liệu lực lượng quân sự của Liên minh Bắc Đại Tây Dương có thể được triển khai trên lãnh thổ của Ukraine?Bên cạnh đó, liệu các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ sẽ tiếp tục bay qua Ukraine, và trong tương lai Lầu Năm Góc sẽ đặt các thành phần hệ thống phòng thủ tên lửa của mình ở đây, và sau đó là sự hiện diện của vũ khí hạt nhân?Thứ hai, với sự xuất hiện trên bầu trời Ukraine của máy bay quân sự Mỹ, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga sẽ buộc phải xây dựng lại lực lượng phòng không phía Tây Nam đất nước.Điều này chắc chắn sẽ gây tiêu tốn khá nhiều ngân sách, nhất là trong tình cảnh kinh tế khó khăn. Một số chuyên gia quân sự thậm chí còn đề nghị trang bị hệ thống bảo vệ tích cực cho Cầu Crimea, nhưng mong muốn của họ khó mà thành sự thực.Tình thế trên đối với nước Nga thực ra đã được dự báo từ trước, khi chính quyền Ukraine đã cho thấy dấu hiệu họ sẽ không nhượng bộ sau khi phải chịu "sự o ép" từ phía Moskva.Hiện tại có lẽ đã quá muộn để Kiev và Moskva có thể đàm phán, biện pháp trả đũa khả thi nhất mà Nga có thể làm chắc chắn vẫn là tăng cường hệ thống phòng không và tiêm kích đánh chặn tới bán đảo Crimea.Trong tương lai, nếu hệ thống phòng thủ tên lửa và vũ khí hạt nhân Mỹ xuất hiện tại Ukraine thì nhiều tên lửa chiến lược của Nga cũng hướng vào đây, tạo nên mối nguy cơ lớn chưa từng có kể từ chiến tranh Lạnh.Nhưng trên hết, cơn ác mộng của Nga là NATO tiến sát đến biên giới cùng những vũ khí tấn công mạnh mẽ nhất đã sắp trở thành sự thật."Sức mạnh mềm" rõ ràng đã bị Nga bỏ qua từ quá lâu, khiến bây giờ ưu thế quân sự của Moskva so với những nước láng giềng lại trở thành yếu tố hợp lý nhất để họ mời quân đội nước ngoài vào với lý do đảm bảo an ninh.
Theo báo chí Nga, Kiev đã cho phép 3 máy bay ném bom chiến lược B-52H Stratofortress của không quân Mỹ có khả năng mang vũ khí hạt nhân vào không phận của mình, chúng bay một cách thách thức với bộ phát tín hiệu được bật gần ranh giới Donbass và Crimea.
Máy bay quân sự và UAV của Mỹ là những vị khách thường xuyên và không mời mà đến ở Biển Đen, nơi chúng thường xuyên tiến hành trinh sát gần bán đảo Crimea, nơi đặt căn cứ Hạm đội Biển Đen và các cơ sở hạ tầng khác của Bộ Quốc phòng Nga.
Không quân Nga đã buộc phải liên tục cất cánh để đánh chặn và hộ tống máy bay Mỹ, nhưng lần này họ không thể làm được, vì lần đầu tiên Lầu Năm Góc sử dụng không phận của Ukraine.
Ba máy bay ném bom chiến lược B-52 đã cất cánh từ một căn cứ không quân ở Anh, bay qua một số nước châu Âu đến Ukraine, tiếp cận bán đảo Crimea ở khoảng cách 53 km. Chúng rõ ràng muốn được nhìn thấy vì phi công đã bật bộ phát đáp.
Cùng lúc đó, ba máy bay NATO đã xuất hiện trên bầu trời từ phía Biển Đen, gồm máy bay chống ngầm P-8A Poseidon, máy bay trinh sát điện tử RC-135 RiverJoint và máy bay trinh sát Bombardier Global Express Sentinel R.1.
Một mặt, phi cơ của Mỹ và Anh không vi phạm bất kỳ quy chuẩn quốc tế nào, khi họ hành động trong khuôn khổ quyền trinh sát và tập trận quân sự.
Không có lý do gì để Nga có thể bắn hạ chúng bằng hệ thống phòng không hoặc lực lượng không quân của mình, ngoại trừ một cuộc đánh chặn mang tính biểu tượng.
Mặt khác, Lầu Năm Góc đã trực tiếp cho thấy rằng họ hiện đã hoàn toàn làm chủ bầu trời Ukraine và có thể sử dụng nó cho các chuyến bay của hàng không chiến lược của mình.
Kiev không còn từ chối yêu cầu của Mỹ khi để cho máy bay ném bom vào lãnh thổ của mình. Vì vậy rõ ràng Ukraine đã chứng minh rằng quan hệ với Nga sẽ trở nên cực kỳ căng thẳng, điều này làm phát sinh một số câu hỏi.
Trước hết, có phải các căn cứ quân sự của NATO sẽ dần xuất hiện ở Ukraine (một căn cứ đã được xây dựng ở Ochakov)? Liệu lực lượng quân sự của Liên minh Bắc Đại Tây Dương có thể được triển khai trên lãnh thổ của Ukraine?
Bên cạnh đó, liệu các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ sẽ tiếp tục bay qua Ukraine, và trong tương lai Lầu Năm Góc sẽ đặt các thành phần hệ thống phòng thủ tên lửa của mình ở đây, và sau đó là sự hiện diện của vũ khí hạt nhân?
Thứ hai, với sự xuất hiện trên bầu trời Ukraine của máy bay quân sự Mỹ, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga sẽ buộc phải xây dựng lại lực lượng phòng không phía Tây Nam đất nước.
Điều này chắc chắn sẽ gây tiêu tốn khá nhiều ngân sách, nhất là trong tình cảnh kinh tế khó khăn. Một số chuyên gia quân sự thậm chí còn đề nghị trang bị hệ thống bảo vệ tích cực cho Cầu Crimea, nhưng mong muốn của họ khó mà thành sự thực.
Tình thế trên đối với nước Nga thực ra đã được dự báo từ trước, khi chính quyền Ukraine đã cho thấy dấu hiệu họ sẽ không nhượng bộ sau khi phải chịu "sự o ép" từ phía Moskva.
Hiện tại có lẽ đã quá muộn để Kiev và Moskva có thể đàm phán, biện pháp trả đũa khả thi nhất mà Nga có thể làm chắc chắn vẫn là tăng cường hệ thống phòng không và tiêm kích đánh chặn tới bán đảo Crimea.
Trong tương lai, nếu hệ thống phòng thủ tên lửa và vũ khí hạt nhân Mỹ xuất hiện tại Ukraine thì nhiều tên lửa chiến lược của Nga cũng hướng vào đây, tạo nên mối nguy cơ lớn chưa từng có kể từ chiến tranh Lạnh.
Nhưng trên hết, cơn ác mộng của Nga là NATO tiến sát đến biên giới cùng những vũ khí tấn công mạnh mẽ nhất đã sắp trở thành sự thật.
"Sức mạnh mềm" rõ ràng đã bị Nga bỏ qua từ quá lâu, khiến bây giờ ưu thế quân sự của Moskva so với những nước láng giềng lại trở thành yếu tố hợp lý nhất để họ mời quân đội nước ngoài vào với lý do đảm bảo an ninh.