Cả Nga và Mỹ đang đẩy mạnh hoạt động quân sự ráo riết tại khu vực Bắc Cực, nơi đang được dự đoán là cõ trữ lượng tài nguyên khổng lồ.Tuy nhiên việc triển khai các máy bay ném bom hạng nặng mới chỉ được Mỹ tiến hành.Được biết một chiếc máy bay ném bom B-1B Lancer của Mỹ lần đầu tiên hạ cánh tại căn cứ không quân của Na Uy ở phía trên Vòng Bắc Cực – nơi có vai trò quan trọng về chiến lược.Động thái diễn ra trong bối cảnh Nga đang mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự của nước này ở vùng cực bắc, trong đó có việc nâng cấp các căn cứ quân sự để hỗ trợ tốt hơn cho máy bay ném bom và các máy bay chiến đấu khác của nước này.Máy bay ném bom hạng nặng B-1B đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Bodo ở phía bắc Na Uy vào ngày 7/3/2021. Đây là một trong 4 máy bay ném bom của Không đoàn ném bom số 7, thuộc căn cứ không quân Dyess ở Texas.Lực lượng Không quân Mỹ (USAF) ở châu Âu cho biết, B-1B Lancer đã dừng tại căn cứ Bodo để “tiếp nhiên liệu ấm” – công việc được tiến hành khi các thành viên trong phi hành đoàn vẫn ở trên máy bay và động cơ của máy bay đang bật nhờ nguồn điện do thiết bị phát điện hỗ trợ (APU) gắn ở phần đuôi cung cấp.Nhiệm vụ của máy bay ném bom B-1B Lancer chủ yếu là hỗ trợ cho cuộc diễn tập phối hợp tấn công chung (JTAC) của Na Uy và Thụy Điển.Thời gian gần đây, máy bay ném bom B-1B Lancer của Mỹ đã bay cùng với các máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen của Không quân Thụy Điển.Dù không phải là một thành viên của NATO nhưng Thụy Điển lại là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực, nhất là tại khu vực Bắc Cực vốn đang nóng lên bởi tranh chấp giữa các cường quốc.Tướng Jeff Harrigian, tư lệnh không quân Mỹ tại châu Âu cho biết: “Rất hiếm khi máy bay ném bom Mỹ có cơ hội đảm nhiệm vai trò nổi bật trong các cuộc diễn tập JTAC của đồng minh và đối tác. Việc huấn luyện cùng với các đồng minh, đối tác sẽ giúp chúng tôi trở thành lực lượng phản ứng nhanh, kiên cường và luôn sẵn sàng đảm nhận các nhiệm vụ”.Mỹ cũng đã lệnh cho phi đội máy bay ném bom chiến lược B-1B tạm dừng triển khai để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ trên không trong các cuộc xung đột tại Iraq, Syria và Afghanistan. Tuy vậy chúng vẫn luôn đặt trong tình trạng trực chiến cao, có thể cất cánh ngay khi nhận được lệnh.Không quân Mỹ đang có kế hoạch duy trì và hiện đại hóa phi đội máy bay ném bom chiến lược B-1B để giúp chúng tiếp tục phục vụ trong nhiều năm tới. Đây được dự đoán là một trong những vũ khí chủ lực nếu xung đột tiềm tàng với Nga nổ ra tại Bắc Cực.Việc hạ cánh và tiếp nhiên liệu của B-1B tại căn cứ Bodo là một trong những nỗ lực của quân đội Mỹ nhằm mở rộng số lượng các địa điểm hoạt động tiềm năng mà quân đội Mỹ có thể tiếp cận trên toàn thế giới.Trong trường hợp xảy ra cuộc xung đột lớn, các căn cứ không quân của Mỹ có thể bị phá hủy hoặc vô hiệu hóa, vì thế để giành được lợi thế, quân đội Mỹ cần phải triển khai một thế trận phân tán hơn.Căn cứ không quân Bodo của Na Uy sẽ giúp các máy bay ném bom tiếp cận nhanh chóng vùng biển Na Uy, biển Barents và khu vực Bắc Cực rộng lớn. Từ đây, những chiếc B-1B của Mỹ có thể tạo ra thách thức lớn đối với các hoạt động của Nga ở những khu vực này.Ngoài khả năng tấn công các mục tiêu trên đất liền, B-1B cũng được tăng cường khả năng chống hạm khi trang bị tên lửa diệt hạm tàng hình AGM-158C LRASM. Năm 2020, không quân Mỹ cho biết, những máy bay này đã tham gia cuộc diễn tập chống hạm ở Biển Đen.B-1B Lancer là phi cơ tàng hình cánh cụp cánh xòe, có khả năng di chuyển với tốc độ gần bằng vận tốc âm thanh ở độ cao dưới 1.000m. Những chiếc B-1B ra đời nhằm thay thế vai trò phi cơ ném bom chiến lược của pháo đài bay B-52.Tùy từng điều kiện hoạt động, cánh của B-1B Lancer có khả năng duỗi thẳng hoặc xếp chéo, giúp máy bay trở nên linh hoạt hơn trong tác chiến. Ngoài ra loại máy bay này mang trong mình khả năng tàng hình nhẹ khi sử dụng công nghệ sơn hấp thụ sóng radar.B-1B Lancer hiện là chiếc máy bay có tải trọng bom đạn lớn nhất thế giới, chúng có thể mang 84 bom Mk-82, 24 bom thông minh GBU-31 JDAM, 48 bom thông minh GBU-38 JDAM, 12 bom lượn AGM-154 JSOW (còn gọi là vũ khí tấn công ngoài tầm phòng không điểm), hoặc 24 tên lửa AGM-158 JASSM tầm bắn 370km. Tổng tải trọng vũ khí của B-1B lên đến 57 tấn.Lần đầu thực chiến của B-1B Lancer là trong chiến dịchCáo sa mạc, tiếp đến B-1B Lancer sau đó đã dội bom vào đối phương trong chiến tranh Afghanistan, Iraq và mới đây nhất là Syria.Hiện tại quân đội Mỹ vẫn tiếp tục duy trì sự hoạt động của đội ngũ máy bay B-1B gồm 67 chiếc. Chúng đang đóng vai trò là lực lượng máy bay ném bom chiến lược và là lực lượng răn đe hạt nhân của Mỹ.
Cả Nga và Mỹ đang đẩy mạnh hoạt động quân sự ráo riết tại khu vực Bắc Cực, nơi đang được dự đoán là cõ trữ lượng tài nguyên khổng lồ.
Tuy nhiên việc triển khai các máy bay ném bom hạng nặng mới chỉ được Mỹ tiến hành.
Được biết một chiếc máy bay ném bom B-1B Lancer của Mỹ lần đầu tiên hạ cánh tại căn cứ không quân của Na Uy ở phía trên Vòng Bắc Cực – nơi có vai trò quan trọng về chiến lược.
Động thái diễn ra trong bối cảnh Nga đang mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự của nước này ở vùng cực bắc, trong đó có việc nâng cấp các căn cứ quân sự để hỗ trợ tốt hơn cho máy bay ném bom và các máy bay chiến đấu khác của nước này.
Máy bay ném bom hạng nặng B-1B đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Bodo ở phía bắc Na Uy vào ngày 7/3/2021. Đây là một trong 4 máy bay ném bom của Không đoàn ném bom số 7, thuộc căn cứ không quân Dyess ở Texas.
Lực lượng Không quân Mỹ (USAF) ở châu Âu cho biết, B-1B Lancer đã dừng tại căn cứ Bodo để “tiếp nhiên liệu ấm” – công việc được tiến hành khi các thành viên trong phi hành đoàn vẫn ở trên máy bay và động cơ của máy bay đang bật nhờ nguồn điện do thiết bị phát điện hỗ trợ (APU) gắn ở phần đuôi cung cấp.
Nhiệm vụ của máy bay ném bom B-1B Lancer chủ yếu là hỗ trợ cho cuộc diễn tập phối hợp tấn công chung (JTAC) của Na Uy và Thụy Điển.
Thời gian gần đây, máy bay ném bom B-1B Lancer của Mỹ đã bay cùng với các máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen của Không quân Thụy Điển.
Dù không phải là một thành viên của NATO nhưng Thụy Điển lại là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực, nhất là tại khu vực Bắc Cực vốn đang nóng lên bởi tranh chấp giữa các cường quốc.
Tướng Jeff Harrigian, tư lệnh không quân Mỹ tại châu Âu cho biết: “Rất hiếm khi máy bay ném bom Mỹ có cơ hội đảm nhiệm vai trò nổi bật trong các cuộc diễn tập JTAC của đồng minh và đối tác. Việc huấn luyện cùng với các đồng minh, đối tác sẽ giúp chúng tôi trở thành lực lượng phản ứng nhanh, kiên cường và luôn sẵn sàng đảm nhận các nhiệm vụ”.
Mỹ cũng đã lệnh cho phi đội máy bay ném bom chiến lược B-1B tạm dừng triển khai để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ trên không trong các cuộc xung đột tại Iraq, Syria và Afghanistan. Tuy vậy chúng vẫn luôn đặt trong tình trạng trực chiến cao, có thể cất cánh ngay khi nhận được lệnh.
Không quân Mỹ đang có kế hoạch duy trì và hiện đại hóa phi đội máy bay ném bom chiến lược B-1B để giúp chúng tiếp tục phục vụ trong nhiều năm tới. Đây được dự đoán là một trong những vũ khí chủ lực nếu xung đột tiềm tàng với Nga nổ ra tại Bắc Cực.
Việc hạ cánh và tiếp nhiên liệu của B-1B tại căn cứ Bodo là một trong những nỗ lực của quân đội Mỹ nhằm mở rộng số lượng các địa điểm hoạt động tiềm năng mà quân đội Mỹ có thể tiếp cận trên toàn thế giới.
Trong trường hợp xảy ra cuộc xung đột lớn, các căn cứ không quân của Mỹ có thể bị phá hủy hoặc vô hiệu hóa, vì thế để giành được lợi thế, quân đội Mỹ cần phải triển khai một thế trận phân tán hơn.
Căn cứ không quân Bodo của Na Uy sẽ giúp các máy bay ném bom tiếp cận nhanh chóng vùng biển Na Uy, biển Barents và khu vực Bắc Cực rộng lớn. Từ đây, những chiếc B-1B của Mỹ có thể tạo ra thách thức lớn đối với các hoạt động của Nga ở những khu vực này.
Ngoài khả năng tấn công các mục tiêu trên đất liền, B-1B cũng được tăng cường khả năng chống hạm khi trang bị tên lửa diệt hạm tàng hình AGM-158C LRASM. Năm 2020, không quân Mỹ cho biết, những máy bay này đã tham gia cuộc diễn tập chống hạm ở Biển Đen.
B-1B Lancer là phi cơ tàng hình cánh cụp cánh xòe, có khả năng di chuyển với tốc độ gần bằng vận tốc âm thanh ở độ cao dưới 1.000m. Những chiếc B-1B ra đời nhằm thay thế vai trò phi cơ ném bom chiến lược của pháo đài bay B-52.
Tùy từng điều kiện hoạt động, cánh của B-1B Lancer có khả năng duỗi thẳng hoặc xếp chéo, giúp máy bay trở nên linh hoạt hơn trong tác chiến. Ngoài ra loại máy bay này mang trong mình khả năng tàng hình nhẹ khi sử dụng công nghệ sơn hấp thụ sóng radar.
B-1B Lancer hiện là chiếc máy bay có tải trọng bom đạn lớn nhất thế giới, chúng có thể mang 84 bom Mk-82, 24 bom thông minh GBU-31 JDAM, 48 bom thông minh GBU-38 JDAM, 12 bom lượn AGM-154 JSOW (còn gọi là vũ khí tấn công ngoài tầm phòng không điểm), hoặc 24 tên lửa AGM-158 JASSM tầm bắn 370km. Tổng tải trọng vũ khí của B-1B lên đến 57 tấn.
Lần đầu thực chiến của B-1B Lancer là trong chiến dịchCáo sa mạc, tiếp đến B-1B Lancer sau đó đã dội bom vào đối phương trong chiến tranh Afghanistan, Iraq và mới đây nhất là Syria.
Hiện tại quân đội Mỹ vẫn tiếp tục duy trì sự hoạt động của đội ngũ máy bay B-1B gồm 67 chiếc. Chúng đang đóng vai trò là lực lượng máy bay ném bom chiến lược và là lực lượng răn đe hạt nhân của Mỹ.