Một nguồn tin quân sự Nga cho hay phía Azerbaijan đã chính thức đặt mua một lô 21 chiếc tiêm kích JF-17 Block 3 từ Pakistan, đơn hàng sẽ được chuyển giao bắt đầu từ tháng 2 và tháng 3 năm nay. Sau khi tiếp nhận, Azerbaijan sẽ là quốc gia thứ 4 trên thế giới sử dụng loại máy bay chiến đấu này bên cạnh Pakistan, Myanmar và Nigeria.Trên thực tế, chưa có bất cứ xác nhận nào từ phía Azerbaijan hay Pakistan về tin đồn về việc Azerbaijan mua máy bay chiến đấu JF-17 đã liên tục xuất hiện liên tục từ 2018 cho đến nay. Tuy vậy, tháng 1 vừa qua, phái đoàn Không quân Pakistan đã có chuyến thăm Azerbaijan và được nước này tiếp đón rất nồng hậu. Trong cuối năm ngoái, Azerbaijan cũng vừa kết thúc thắng lợi vẻ vang chiến thắng trước Armenia nhưng xung đột vẫn còn nguy cơ bùng phát.Không quân Azerbaijan hiện nay đang vận hành 17 chiếc MiG-29 và 5 chiếc MiG-21, cùng một số cường kích Su-25. Nghe qua thì có vẻ vô cùng lạc hậu và nhỏ bé, tuy nhiên như vậy vẫn là đủ để vượt trội hơn so với Không quân Armenia vốn chỉ có 4 chiếc Su-30SM nhập từ Nga và một số Su-25.Trong cuộc xung đột ở Nargono - Karabakh vừa qua, thậm chí những chiếc Su-30SM của Không quân Armenia còn không dám xuất kích chiến đấu do lo sợ các hệ thống phòng không Azerbaijan cũng như sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ảnh: Su-30SM của Armenia.Cũng trong cuộc chiến vừa qua, Azerbaijan đã sử dụng phương thức tác chiến không quân hiện đại đó là sử dụng các loại máy bay không người lái (UAV) để cho Armenia một trận thua rất đau. Phòng không Armenia với điển hình của Liên Xô những năm 1980 - 1990 đã không kịp thích ứng trước loại hình tác chiến không quân mới.
Ảnh: Tổ hợp 9K33 Osa của Armenia bị UAV TB-2 Azerbaijan tiêu diệt.Do đó, sau trận thua nhớ đời thì chắc chắn Armenia sẽ tập trung đầu tư vào phát triển phòng không tầm thấp để ngăn chặn các cuộc tấn công bởi UAV của đối phương. Ví dụ như việc họ có thể mua các tổ hợp phòng không tầm thấp Tor-M1 hay Pantsir-S1 của Nga.
Ảnh: Tổ hợp Tor-M1 của Nga.Cho nên chắc chắn trong tương lai, nếu một cuộc chiến tranh giữa 2 quốc gia Azerbaijan và Armenia đối địch tiếp tục xảy ra thì ưu thế sử dụng UAV của Azerbaijan chắc chắn sẽ không còn. Vì vậy, Azerbaijan sẽ cần phải có các máy bay chiến đấu chuyên dụng để có thể phóng tên lửa đối đất tầm xa nhằm tiêu diệt và làm tê liệt hệ thống phòng không Armenia.Đây là điều mà những chiếc MiG-29 của Azerbaijan không thể làm được khi mà khả năng đối đất của nó rất hạn chế và thiếu các tên lửa chuyên dụng. Có thể thấy, JF-17 của Pakistan là một phương án khá hay khi nó không quá đòi hỏi công nghệ phức tạp, sử dụng một động cơ và giá cả vô cùng rẻ phù hợp với các nước có ngân sách quốc phòng không quá cao như Azerbaijan.JF-17 là loại tiêm kích hạng nhẹ một động cơ do hãng Chengdu của Trung Quốc phối hợp cùng Pakistan chế tạo. Dẫu vậy, phía Trung Quốc không sử dụng loại máy bay này mà họ đã có loại J-10 tiên tiến hơn, do đó dây chuyền sản xuất được chuyển hoàn toàn cho phía Pakistan theo công nghệ Trung Quốc.
Ảnh: JF-17 phối hợp cùng F-16 của Không quân Pakistan.Trong đó, phiên bản JF-17 Block 3 là phiên bản hiện đại nhất hiện nay của dòng máy bay chiến đấu này. Nó chỉ vừa mới được bay thử nghiệm vào năm 2019 với quảng cáo là có nhiều tính năng nâng cấp vượt trội so với phiên bản Block 2 tiền nhiệm. Nguồn ảnh: Sina. Tiêm kích JF-17 của Không quân Pakistan phô diễn sức mạnh.
Một nguồn tin quân sự Nga cho hay phía Azerbaijan đã chính thức đặt mua một lô 21 chiếc tiêm kích JF-17 Block 3 từ Pakistan, đơn hàng sẽ được chuyển giao bắt đầu từ tháng 2 và tháng 3 năm nay. Sau khi tiếp nhận, Azerbaijan sẽ là quốc gia thứ 4 trên thế giới sử dụng loại máy bay chiến đấu này bên cạnh Pakistan, Myanmar và Nigeria.
Trên thực tế, chưa có bất cứ xác nhận nào từ phía Azerbaijan hay Pakistan về tin đồn về việc Azerbaijan mua máy bay chiến đấu JF-17 đã liên tục xuất hiện liên tục từ 2018 cho đến nay. Tuy vậy, tháng 1 vừa qua, phái đoàn Không quân Pakistan đã có chuyến thăm Azerbaijan và được nước này tiếp đón rất nồng hậu. Trong cuối năm ngoái, Azerbaijan cũng vừa kết thúc thắng lợi vẻ vang chiến thắng trước Armenia nhưng xung đột vẫn còn nguy cơ bùng phát.
Không quân Azerbaijan hiện nay đang vận hành 17 chiếc MiG-29 và 5 chiếc MiG-21, cùng một số cường kích Su-25. Nghe qua thì có vẻ vô cùng lạc hậu và nhỏ bé, tuy nhiên như vậy vẫn là đủ để vượt trội hơn so với Không quân Armenia vốn chỉ có 4 chiếc Su-30SM nhập từ Nga và một số Su-25.
Trong cuộc xung đột ở Nargono - Karabakh vừa qua, thậm chí những chiếc Su-30SM của Không quân Armenia còn không dám xuất kích chiến đấu do lo sợ các hệ thống phòng không Azerbaijan cũng như sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ảnh: Su-30SM của Armenia.
Cũng trong cuộc chiến vừa qua, Azerbaijan đã sử dụng phương thức tác chiến không quân hiện đại đó là sử dụng các loại máy bay không người lái (UAV) để cho Armenia một trận thua rất đau. Phòng không Armenia với điển hình của Liên Xô những năm 1980 - 1990 đã không kịp thích ứng trước loại hình tác chiến không quân mới.
Ảnh: Tổ hợp 9K33 Osa của Armenia bị UAV TB-2 Azerbaijan tiêu diệt.
Do đó, sau trận thua nhớ đời thì chắc chắn Armenia sẽ tập trung đầu tư vào phát triển phòng không tầm thấp để ngăn chặn các cuộc tấn công bởi UAV của đối phương. Ví dụ như việc họ có thể mua các tổ hợp phòng không tầm thấp Tor-M1 hay Pantsir-S1 của Nga.
Ảnh: Tổ hợp Tor-M1 của Nga.
Cho nên chắc chắn trong tương lai, nếu một cuộc chiến tranh giữa 2 quốc gia Azerbaijan và Armenia đối địch tiếp tục xảy ra thì ưu thế sử dụng UAV của Azerbaijan chắc chắn sẽ không còn. Vì vậy, Azerbaijan sẽ cần phải có các máy bay chiến đấu chuyên dụng để có thể phóng tên lửa đối đất tầm xa nhằm tiêu diệt và làm tê liệt hệ thống phòng không Armenia.
Đây là điều mà những chiếc MiG-29 của Azerbaijan không thể làm được khi mà khả năng đối đất của nó rất hạn chế và thiếu các tên lửa chuyên dụng. Có thể thấy, JF-17 của Pakistan là một phương án khá hay khi nó không quá đòi hỏi công nghệ phức tạp, sử dụng một động cơ và giá cả vô cùng rẻ phù hợp với các nước có ngân sách quốc phòng không quá cao như Azerbaijan.
JF-17 là loại tiêm kích hạng nhẹ một động cơ do hãng Chengdu của Trung Quốc phối hợp cùng Pakistan chế tạo. Dẫu vậy, phía Trung Quốc không sử dụng loại máy bay này mà họ đã có loại J-10 tiên tiến hơn, do đó dây chuyền sản xuất được chuyển hoàn toàn cho phía Pakistan theo công nghệ Trung Quốc.
Ảnh: JF-17 phối hợp cùng F-16 của Không quân Pakistan.
Trong đó, phiên bản JF-17 Block 3 là phiên bản hiện đại nhất hiện nay của dòng máy bay chiến đấu này. Nó chỉ vừa mới được bay thử nghiệm vào năm 2019 với quảng cáo là có nhiều tính năng nâng cấp vượt trội so với phiên bản Block 2 tiền nhiệm. Nguồn ảnh: Sina.
Tiêm kích JF-17 của Không quân Pakistan phô diễn sức mạnh.