Việc Washington, London và Canberra thành lập khối quân sự AUKUS đồng thời cung cấp công nghệ tàu ngầm hạt nhân cho Australia đã mở ra triển vọng về xuất khẩu tàu ngầm đối với Nga."Rốt cuộc, việc người Mỹ chuyển giao công nghệ chế tạo tàu ngầm hạt nhân cho Australia có thể trở thành tiền lệ cho nhiều quốc gia khác và đây là tín hiệu cho những hành động tương tự".Đây là cách mà Phó giáo sư tại Đại học Curtin - ông Alexei Muraviev lập luận trong bài báo phân tích của mình được đăng tải trên cổng thông tin The Conversation của Australia.Tất nhiên hợp tác quân sự - kỹ thuật giữa Mỹ và Australia mang lại những rủi ro nhất định cho Liên bang Nga, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, nó không phải là mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh.Đồng thời hợp đồng giữa các quốc gia nói trên về tàu ngầm hạt nhân cho thấy rõ ràng Nga cũng có thể bắt đầu quảng bá những công nghệ quốc phòng như vậy trên thị trường vũ khí quốc tế.Và trong trường hợp cụ thể này, báo chí Australia khẳng định, không có vấn đề gì đối với việc Nga bán tàu ngầm hạt nhân của họ cho những khách hàng tiềm năng mà chẳng phải lo ngại sự phản đối từ những cường quốc hàng đầu thế giới.Báo chí Australia nhấn mạnh đây không phải là kết luận của một cá nhân - một giảng viên trường đại học đơn thuần, mà là nhận định dựa trên thông tin từ các chuyên gia thân cận với Bộ Quốc phòng Nga.Một trong số họ tin rằng vài quốc gia ở khu vực Đông Nam Á hay Bắc Phi sẽ là những nước đầu tiên muốn mua tàu ngầm hạt nhân của Nga, trong khi nhiều đối tác khác có thể sẽ tiếp bước những nước này."Một thị trường mới cho tàu ngầm nguyên tử đang được tạo ra theo đúng nghĩa đen trước mắt chúng ta", Phó giáo sư Alexei Muraviev nhấn mạnh trong phần kết luận bài báo của mình.Cần lưu ý rằng không phải đến khi liên minh AUKUS được thành lập thì vấn đề xuất khẩu tàu ngầm hạt nhân của Nga mới được nhắc tới, trước đó Moskva đã cung cấp cho New Delhi một phương tiện tác chiến tương tự nhưng dưới dạng "cho thuê".Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ chính là chiếc Nerpa thuộc lớp Akula do Nga chế tạo, nó đã phục vụ trong hạm đội quốc gia Nam Á này được 10 năm, giúp nước chủ nhà xây dựng kinh nghiệm trong việc chế tạo cũng như tác chiến.Giờ đây thậm chí Nga không cần phải che giấu thương vụ như vậy bằng hợp đồng cho thuê nữa, họ hoàn toàn đủ khả năng xuất khẩu nguyên chiếc hoặc cung cấp công nghệ để đối tác tiến hành chế tạo tại chỗ.Một vấn đề cần lưu ý nữa chính là Mỹ và Nga có thể bán công nghệ chế tạo tàu ngầm với lò phản ứng hạt nhân bên trong nhưng không đi kèm vũ khí hạt nhân, tức là không để quốc gia tiếp nhận trở thành cường quốc nguyên tử.Về lâu dài, không chỉ Mỹ hay Nga mà những nước khác như Pháp, Anh, hay thậm chí là Trung Quốc với kinh nghiệm của mình cũng có thể gia nhập thị trường tàu ngầm hạt nhân đầy sôi động.
Việc Washington, London và Canberra thành lập khối quân sự AUKUS đồng thời cung cấp công nghệ tàu ngầm hạt nhân cho Australia đã mở ra triển vọng về xuất khẩu tàu ngầm đối với Nga.
"Rốt cuộc, việc người Mỹ chuyển giao công nghệ chế tạo tàu ngầm hạt nhân cho Australia có thể trở thành tiền lệ cho nhiều quốc gia khác và đây là tín hiệu cho những hành động tương tự".
Đây là cách mà Phó giáo sư tại Đại học Curtin - ông Alexei Muraviev lập luận trong bài báo phân tích của mình được đăng tải trên cổng thông tin The Conversation của Australia.
Tất nhiên hợp tác quân sự - kỹ thuật giữa Mỹ và Australia mang lại những rủi ro nhất định cho Liên bang Nga, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, nó không phải là mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh.
Đồng thời hợp đồng giữa các quốc gia nói trên về tàu ngầm hạt nhân cho thấy rõ ràng Nga cũng có thể bắt đầu quảng bá những công nghệ quốc phòng như vậy trên thị trường vũ khí quốc tế.
Và trong trường hợp cụ thể này, báo chí Australia khẳng định, không có vấn đề gì đối với việc Nga bán tàu ngầm hạt nhân của họ cho những khách hàng tiềm năng mà chẳng phải lo ngại sự phản đối từ những cường quốc hàng đầu thế giới.
Báo chí Australia nhấn mạnh đây không phải là kết luận của một cá nhân - một giảng viên trường đại học đơn thuần, mà là nhận định dựa trên thông tin từ các chuyên gia thân cận với Bộ Quốc phòng Nga.
Một trong số họ tin rằng vài quốc gia ở khu vực Đông Nam Á hay Bắc Phi sẽ là những nước đầu tiên muốn mua tàu ngầm hạt nhân của Nga, trong khi nhiều đối tác khác có thể sẽ tiếp bước những nước này.
"Một thị trường mới cho tàu ngầm nguyên tử đang được tạo ra theo đúng nghĩa đen trước mắt chúng ta", Phó giáo sư Alexei Muraviev nhấn mạnh trong phần kết luận bài báo của mình.
Cần lưu ý rằng không phải đến khi liên minh AUKUS được thành lập thì vấn đề xuất khẩu tàu ngầm hạt nhân của Nga mới được nhắc tới, trước đó Moskva đã cung cấp cho New Delhi một phương tiện tác chiến tương tự nhưng dưới dạng "cho thuê".
Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ chính là chiếc Nerpa thuộc lớp Akula do Nga chế tạo, nó đã phục vụ trong hạm đội quốc gia Nam Á này được 10 năm, giúp nước chủ nhà xây dựng kinh nghiệm trong việc chế tạo cũng như tác chiến.
Giờ đây thậm chí Nga không cần phải che giấu thương vụ như vậy bằng hợp đồng cho thuê nữa, họ hoàn toàn đủ khả năng xuất khẩu nguyên chiếc hoặc cung cấp công nghệ để đối tác tiến hành chế tạo tại chỗ.
Một vấn đề cần lưu ý nữa chính là Mỹ và Nga có thể bán công nghệ chế tạo tàu ngầm với lò phản ứng hạt nhân bên trong nhưng không đi kèm vũ khí hạt nhân, tức là không để quốc gia tiếp nhận trở thành cường quốc nguyên tử.
Về lâu dài, không chỉ Mỹ hay Nga mà những nước khác như Pháp, Anh, hay thậm chí là Trung Quốc với kinh nghiệm của mình cũng có thể gia nhập thị trường tàu ngầm hạt nhân đầy sôi động.