Cách đây 129 năm trước, tại một ngôi làng nhỏ gần vùng Pustomazovo, Nga (nay là Tver), một trong những thiết kế sư chế tạo máy bay vĩ đại nhất của Liên Xô được sinh ra. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Trong suốt cuộc đời cống hiến cho ngành công nghiệp hàng không quân sự và dân sự Liên Xô nói chung, ông đã ba lần được trao tặng huân chương Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa và một lần Anh hùng Lao động cấp nhà nước của Liên Xô. Và con người vĩ đại đó chính là Tổng công trình sư – Thượng tướng Andrei Nikolayevich Tupolev. Nguồn ảnh: fineartamerica.com.Với tài năng của mình trong suốt thời gian hơn 50 năm, A.N. Tupolev đã cho ra đời hàng chục dòng máy bay các loại cho ngành công nghiệp hàng không non trẻ của Liên Xô. Nổi bật nhất trong số đó là dòng máy bay ném bom đầu tiên của Liên Xô là TB-1 và tiếp đến là TB-3, những nền tảng đầu tiên cho lực lượng máy bay ném bom chiến lược tầm xa Liên Xô sau này. Nguồn ảnh: armedman.ru.Năm 1925, A.N. Tupolev cho ra đời mẫu máy bay ném bom hạng nặng hai động cơ TB-1 đầu tiên cho Không quân Liên Xô. Nó đã nhanh chóng trở thành mẫu máy bay ném bom tiên tiến nhất thế giới vào thời kỳ đó. Sau khi hoàn tất chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 26/11/1925, TB-1 đã nhanh chóng trở thành xương sống của lực lượng máy bay ném bom của Không quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Từ đấy trở đi, A.N. Tupolev và Cục thiết kế Tupolev (được đặt theo tên ông) gắn liền với lực lượng máy bay ném bom chiến lược Liên Xô và Nga sau này. Trong ảnh là máy bay ném bom hạng nặng TB-3 do Tupolev phát triển phục vụ trong Không quân Liên Xô vào những năm 1930 và Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Tuy nhiên, làm nên tên tuổi của A.N. Tupolev và Cục thiết kế Tupolev vẫn là các dòng máy bay ném bom Tupolev mà khởi đầu là Tupolev Tu-2 một mẫu máy bay ném bom hạng nhẹ của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Wiki.Tu-2 được thiết kế như một loại máy bay ném bom tốc độ cao hay ném bom bổ nhào, với khoang chứa bom rộng, và tốc độ tương đương với tốc độ máy bay chiến đấu một chỗ ngồi. Sự thành công của Tu-2 một phần nào đó ảnh hưởng trực tiếp tới số phận của A.N. Tupolev và Cục thiết kế Tupolev sau chiến tranh. Nguồn ảnh: omsk-fedorovka.Với sự phát triển của công nghệ hàng không thế giới trong năm 1950, Cục thiết Tupolev do A.N. Tupolev đứng đầu cũng nhanh chóng nắm bắt và áp dụng các công nghệ hàng không mới nhất lên trên những dòng máy bay ném bom phản lực đầu tiên của Liên Xô, mà điển hình là những chiếc Tupolev Tu-16. Nguồn ảnh: Armyman.info.Được xem là người kế thừa tiếp theo sau Tupolev Tu-4, Tu-16 là một trong những thiết kế máy bay ném bom chiến lược sử dụng động cơ phản lực đầu tiên của Không quân Liên Xô được đưa vào trang bị từ cuối những năm 1950. Đây có thể được xem là những hạt nhân đầu tiên của lực lượng không quân chiến lược Liên Xô Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Cũng trong giai đoạn này Cục thiết Tupolev phát triển dòng máy bay ném bom siêu thanh đầu tiên của Không quân Liên Xô là Tupolev Tu-22, những biến thể nâng cấp và cải tiến của Tu-22 vẫn còn hoạt động trong Không quân Nga cho đến tận ngày nay. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Dù khá thành công với các dòng máy bay ném bom sử dụng động cơ phản lực, nhưng tượng đài của Cục thiết kế Tupolev và bản thân Tổng công trình sư A.N. Tupolev lại là một dòng máy bay ném bom sử dụng động cơ cánh quạt, đó là những chiếc Tupolev Tu-95. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Tính tới thời điểm hiện tại Tupolev Tu-95 đã ngót ngét hơn 50 năm tuổi, nó được xem là biểu tượng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Được thiết kế dành cho nhiều loại nhiệm vụ khác nhau, đây cũng là dòng máy bay ném bom cánh quạt bay nhanh nhất thế giới từng được chế tạo. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, dù gặp không ít khó khăn nhưng Cục thiết kế Tupolev vẫn phát triển thành công dòng máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tupolev Tu-160. Cho tới thời điểm hiện tại, so với B-2 Spirit giá 2 tỷ USD của Mỹ thì Tu-160 vẫn vượt trội về vũ khí, tốc độ bay. Nguồn ảnh: tvc.ruGiống như Tu-95, Tu-160 cũng nắm giữ nhiều kỷ lục thế giới của riêng mình nó không những là niềm tự hào của Tupolev mà là của cả nền công nghiệp quốc phòng Liên Xô và Nga sau này. Nguồn ảnh: rossaprimavera.ru.
Cách đây 129 năm trước, tại một ngôi làng nhỏ gần vùng Pustomazovo, Nga (nay là Tver), một trong những thiết kế sư chế tạo máy bay vĩ đại nhất của Liên Xô được sinh ra. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Trong suốt cuộc đời cống hiến cho ngành công nghiệp hàng không quân sự và dân sự Liên Xô nói chung, ông đã ba lần được trao tặng huân chương Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa và một lần Anh hùng Lao động cấp nhà nước của Liên Xô. Và con người vĩ đại đó chính là Tổng công trình sư – Thượng tướng Andrei Nikolayevich Tupolev. Nguồn ảnh: fineartamerica.com.
Với tài năng của mình trong suốt thời gian hơn 50 năm, A.N. Tupolev đã cho ra đời hàng chục dòng máy bay các loại cho ngành công nghiệp hàng không non trẻ của Liên Xô. Nổi bật nhất trong số đó là dòng máy bay ném bom đầu tiên của Liên Xô là TB-1 và tiếp đến là TB-3, những nền tảng đầu tiên cho lực lượng máy bay ném bom chiến lược tầm xa Liên Xô sau này. Nguồn ảnh: armedman.ru.
Năm 1925, A.N. Tupolev cho ra đời mẫu máy bay ném bom hạng nặng hai động cơ TB-1 đầu tiên cho Không quân Liên Xô. Nó đã nhanh chóng trở thành mẫu máy bay ném bom tiên tiến nhất thế giới vào thời kỳ đó. Sau khi hoàn tất chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 26/11/1925, TB-1 đã nhanh chóng trở thành xương sống của lực lượng máy bay ném bom của Không quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Từ đấy trở đi, A.N. Tupolev và Cục thiết kế Tupolev (được đặt theo tên ông) gắn liền với lực lượng máy bay ném bom chiến lược Liên Xô và Nga sau này. Trong ảnh là máy bay ném bom hạng nặng TB-3 do Tupolev phát triển phục vụ trong Không quân Liên Xô vào những năm 1930 và Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Tuy nhiên, làm nên tên tuổi của A.N. Tupolev và Cục thiết kế Tupolev vẫn là các dòng máy bay ném bom Tupolev mà khởi đầu là Tupolev Tu-2 một mẫu máy bay ném bom hạng nhẹ của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Wiki.
Tu-2 được thiết kế như một loại máy bay ném bom tốc độ cao hay ném bom bổ nhào, với khoang chứa bom rộng, và tốc độ tương đương với tốc độ máy bay chiến đấu một chỗ ngồi. Sự thành công của Tu-2 một phần nào đó ảnh hưởng trực tiếp tới số phận của A.N. Tupolev và Cục thiết kế Tupolev sau chiến tranh. Nguồn ảnh: omsk-fedorovka.
Với sự phát triển của công nghệ hàng không thế giới trong năm 1950, Cục thiết Tupolev do A.N. Tupolev đứng đầu cũng nhanh chóng nắm bắt và áp dụng các công nghệ hàng không mới nhất lên trên những dòng máy bay ném bom phản lực đầu tiên của Liên Xô, mà điển hình là những chiếc Tupolev Tu-16. Nguồn ảnh: Armyman.info.
Được xem là người kế thừa tiếp theo sau Tupolev Tu-4, Tu-16 là một trong những thiết kế máy bay ném bom chiến lược sử dụng động cơ phản lực đầu tiên của Không quân Liên Xô được đưa vào trang bị từ cuối những năm 1950. Đây có thể được xem là những hạt nhân đầu tiên của lực lượng không quân chiến lược Liên Xô Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Cũng trong giai đoạn này Cục thiết Tupolev phát triển dòng máy bay ném bom siêu thanh đầu tiên của Không quân Liên Xô là Tupolev Tu-22, những biến thể nâng cấp và cải tiến của Tu-22 vẫn còn hoạt động trong Không quân Nga cho đến tận ngày nay. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Dù khá thành công với các dòng máy bay ném bom sử dụng động cơ phản lực, nhưng tượng đài của Cục thiết kế Tupolev và bản thân Tổng công trình sư A.N. Tupolev lại là một dòng máy bay ném bom sử dụng động cơ cánh quạt, đó là những chiếc Tupolev Tu-95. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Tính tới thời điểm hiện tại Tupolev Tu-95 đã ngót ngét hơn 50 năm tuổi, nó được xem là biểu tượng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Được thiết kế dành cho nhiều loại nhiệm vụ khác nhau, đây cũng là dòng máy bay ném bom cánh quạt bay nhanh nhất thế giới từng được chế tạo. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, dù gặp không ít khó khăn nhưng Cục thiết kế Tupolev vẫn phát triển thành công dòng máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tupolev Tu-160. Cho tới thời điểm hiện tại, so với B-2 Spirit giá 2 tỷ USD của Mỹ thì Tu-160 vẫn vượt trội về vũ khí, tốc độ bay. Nguồn ảnh: tvc.ru
Giống như Tu-95, Tu-160 cũng nắm giữ nhiều kỷ lục thế giới của riêng mình nó không những là niềm tự hào của Tupolev mà là của cả nền công nghiệp quốc phòng Liên Xô và Nga sau này. Nguồn ảnh: rossaprimavera.ru.