Theo hãng tin Nga RIA Novosti, lãnh đạo nước cộng hòa tự xưng Luhansk (LPR) Leonid Pasechnik tuyên bố rằng, các lực lượng vũ trang Luhansk, với sự hỗ trợ của Quân đội Nga, đã giành quyền kiểm soát hoàn toàn tỉnh Lugansk từ tay Ukraine.Trong chiến dịch Luhansk Oblast vừa qua, liên quân Nga đã bao vây 8.000-10.000 binh sĩ Ukraine ở Sieverodonetsk-Lisichansk. Mục tiêu của chiến dịch Lugansk Oblast của liên quân Nga, là tiến hành hợp vây, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ lực lượng Ukraine phòng thủ tại đây và giành quyền kiểm soát hoàn toàn hai thành phố này.Tuy nhiên, trong tuần trước, sau khi Quân đội Nga đánh chiếm hoàn toàn Severo-Donetsk-Lisichansk, 8.000-10.000 quân phòng thủ của Lực lượng vũ trang Ukraine trong vòng vây, đã đột phá và thoát ra ngoài một cách thần kỳ. Vậy quân Ukraine rút lui qua lối nào?Chiến thắng của liên quân Nga tại Sieverodonetsk-Lisichansk lần này, chủ yếu là do Quân đội Nga sử dụng lực lượng ở mức áp đảo; đồng thời dựa vào hệ thống đường sắt từ Donbass đến lãnh thổ Nga để bảo đảm hậu cần và tạo thành thế gọng kìm từ 3 hướng Bắc – Nam và Đông tấn công vào khu vực phòng thủ.Tướng Sulovykin, Tư lệnh chiến trường mới của Nga, đã sử dụng chiến thuật đơn giản nhất đó là dùng hỏa lực làm mềm chiến trường; đập tan mọi sự kháng cự của Quân đội Ukraine bằng hỏa lực pháo binh và không quân.Hơn 50 nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn của Quân đội Nga đã có mặt trên mặt trận Sieverodonetsk-Lisichansk, cùng nhau tiến về phía trước. Một chiến thuật vững chắc và ổn định như vậy, đã phát huy tốt hiệu quả.Tuy nhiên, chính phương châm “chậm – chắc” này, đã ngăn cản Quân đội Nga bao vây và tiêu diệt thành công quân phòng thủ Ukraine tại Sieverodonetsk-Lisichansk, do thời gian tiến quân quá lâu, đủ để Quân đội Ukraine rút lui lực lượng.Các nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn của Quân đội Nga, thường sử dụng xe tăng và xe chiến đấu bộ binh làm phương tiện đột kích, dưới sự yểm trợ tuyệt đối của hỏa lực pháo binh. Với đội hình như vậy, 50 nhóm chiến đấu từ ba mặt cùng tiến, không cho Quân đội Ukraine bất kỳ cơ hội nào để phản công hay phục kích đánh lén.Quân đội Nga đã sử dụng pháo binh với ưu thế áp đảo, để tiêu diệt và sát thương binh lính Ukraina ở mức tối đa có thể, phá hủy các chốt phòng ngự của Quân đội Ukraina, sau đó mới đưa bộ binh lên làm chủ chiến trường. Đây là phương pháp tác chiến hiệu quả, nhưng điểm hạn chế là thời gian sẽ kéo dài.Đồng thời, Quân đội Nga khó có thể tiến công sâu với lực lượng thiết giáp đông đảo. Vì vùng Donbas là một vùng đồng bằng rộng lớn và chỉ có một số con đường lớn. Hai bên đường có nhiều mìn, trên nhiều đoạn đường còn có Quân đội Ukraine với vũ khí chống tăng như tên lửa Javelin hay NLAW phục kích. Chỉ cần một nhóm xe tăng Nga nhanh chóng lao ra mà không có sự yểm trợ của pháo binh và bộ binh, chúng sẽ bị phục kích bởi nhiều đội chống tăng khác nhau của Ukraine và trúng đạn pháo dẫn đường chính xác tầm xa của Quân đội Ukraine.Quân Ukraine ở hai bên vòng vây vừa chiến đấu vừa rút lui, và lực lượng này có rất nhiều tên lửa chống tăng. Quân đội Nga đã phải sử dụng hỏa lực pháo binh để quét sạch Quân đội Ukraine để xe tăng tiếp tục tiến lên, và thời gian đã bị kéo dài bởi cách đánh này.Để tiến công thuận lợi, Quân đội Nga phải dùng hỏa lực chế áp Quân đội Ukraine. Sau đó, cần phải tính toán một km vuông mỗi ngày cần bao nhiêu đạn pháo để ngăn chặn có hiệu quả sự di chuyển tự do, cũng như tiêu diệt các ổ đề kháng của Quân đội Ukraine trong khu vực trên. Do đó mặc dù chỉ có khoảng cách 8 km trong vòng vây Lisichansk, nhưng Quân đội Nga chỉ có thể tiến được 2 km trong một tuần; cuối cùng, Quân đội Ukraine “thoát vây” từ 6 km không gian còn lại.Quân đội Ukraine sơ tán mỗi ngày một chút, mỗi đơn vị một ít. Cho đến lực lượng cuối cùng, họ thoát khỏi vòng vây bằng xe máy, xe bán tải, xe tải và thậm chí hành quân bộ. Tuy nhiên đó cũng là cung đường “tử thần” của lực lượng vũ trang Ukraine phòng thủ tại đây, khi pháo binh Nga gây ra quá nhiều thương vong.Đến lượt mình, nếu Quân đội Ukraine muốn dùng hỏa lực ngăn bước tiến của quân Nga thì phải bắn 30.000 viên đạn pháo mỗi ngày. Hiện Quân đội Ukraine chỉ có thể bắn 5.000 đến 6.000 viên đạn pháo mỗi ngày, và số đạn pháo do Liên Xô sản xuất, đã gần như được Ukraine sử dụng hết. Đạn 155mm tiêu chuẩn NATO hiện đã được sử dụng.Mặc dù Quân đội Nga thiếu vũ khí dẫn đường chính xác, nhưng với dự trữ kho đạn pháo khổng lồ do Liên Xô để lại và đường tiếp tế hậu cần tương đối thuận lợi từ lãnh thổ giáp giới trực tiếp; đây là chìa khóa đảm bảo cho trận địa hỏa lực pháo binh Nga có thể bắn như “vãi đạn” hiện nay.Chiến thuật “chậm – chắc” với mật độ hỏa lực pháo binh dày đặc, là cách để Quân đội Nga siết chặt vòng vây quanh Quân đội Ukraine tại Sieverodonetsk-Lisichansk; tuy nhiên để tái diễn vòng vây như ở Mariupol, thì khả năng cao là sẽ khó xuất hiện trở lại.
Theo hãng tin Nga RIA Novosti, lãnh đạo nước cộng hòa tự xưng Luhansk (LPR) Leonid Pasechnik tuyên bố rằng, các lực lượng vũ trang Luhansk, với sự hỗ trợ của Quân đội Nga, đã giành quyền kiểm soát hoàn toàn tỉnh Lugansk từ tay Ukraine.
Trong chiến dịch Luhansk Oblast vừa qua, liên quân Nga đã bao vây 8.000-10.000 binh sĩ Ukraine ở Sieverodonetsk-Lisichansk. Mục tiêu của chiến dịch Lugansk Oblast của liên quân Nga, là tiến hành hợp vây, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ lực lượng Ukraine phòng thủ tại đây và giành quyền kiểm soát hoàn toàn hai thành phố này.
Tuy nhiên, trong tuần trước, sau khi Quân đội Nga đánh chiếm hoàn toàn Severo-Donetsk-Lisichansk, 8.000-10.000 quân phòng thủ của Lực lượng vũ trang Ukraine trong vòng vây, đã đột phá và thoát ra ngoài một cách thần kỳ. Vậy quân Ukraine rút lui qua lối nào?
Chiến thắng của liên quân Nga tại Sieverodonetsk-Lisichansk lần này, chủ yếu là do Quân đội Nga sử dụng lực lượng ở mức áp đảo; đồng thời dựa vào hệ thống đường sắt từ Donbass đến lãnh thổ Nga để bảo đảm hậu cần và tạo thành thế gọng kìm từ 3 hướng Bắc – Nam và Đông tấn công vào khu vực phòng thủ.
Tướng Sulovykin, Tư lệnh chiến trường mới của Nga, đã sử dụng chiến thuật đơn giản nhất đó là dùng hỏa lực làm mềm chiến trường; đập tan mọi sự kháng cự của Quân đội Ukraine bằng hỏa lực pháo binh và không quân.
Hơn 50 nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn của Quân đội Nga đã có mặt trên mặt trận Sieverodonetsk-Lisichansk, cùng nhau tiến về phía trước. Một chiến thuật vững chắc và ổn định như vậy, đã phát huy tốt hiệu quả.
Tuy nhiên, chính phương châm “chậm – chắc” này, đã ngăn cản Quân đội Nga bao vây và tiêu diệt thành công quân phòng thủ Ukraine tại Sieverodonetsk-Lisichansk, do thời gian tiến quân quá lâu, đủ để Quân đội Ukraine rút lui lực lượng.
Các nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn của Quân đội Nga, thường sử dụng xe tăng và xe chiến đấu bộ binh làm phương tiện đột kích, dưới sự yểm trợ tuyệt đối của hỏa lực pháo binh. Với đội hình như vậy, 50 nhóm chiến đấu từ ba mặt cùng tiến, không cho Quân đội Ukraine bất kỳ cơ hội nào để phản công hay phục kích đánh lén.
Quân đội Nga đã sử dụng pháo binh với ưu thế áp đảo, để tiêu diệt và sát thương binh lính Ukraina ở mức tối đa có thể, phá hủy các chốt phòng ngự của Quân đội Ukraina, sau đó mới đưa bộ binh lên làm chủ chiến trường. Đây là phương pháp tác chiến hiệu quả, nhưng điểm hạn chế là thời gian sẽ kéo dài.
Đồng thời, Quân đội Nga khó có thể tiến công sâu với lực lượng thiết giáp đông đảo. Vì vùng Donbas là một vùng đồng bằng rộng lớn và chỉ có một số con đường lớn. Hai bên đường có nhiều mìn, trên nhiều đoạn đường còn có Quân đội Ukraine với vũ khí chống tăng như tên lửa Javelin hay NLAW phục kích.
Chỉ cần một nhóm xe tăng Nga nhanh chóng lao ra mà không có sự yểm trợ của pháo binh và bộ binh, chúng sẽ bị phục kích bởi nhiều đội chống tăng khác nhau của Ukraine và trúng đạn pháo dẫn đường chính xác tầm xa của Quân đội Ukraine.
Quân Ukraine ở hai bên vòng vây vừa chiến đấu vừa rút lui, và lực lượng này có rất nhiều tên lửa chống tăng. Quân đội Nga đã phải sử dụng hỏa lực pháo binh để quét sạch Quân đội Ukraine để xe tăng tiếp tục tiến lên, và thời gian đã bị kéo dài bởi cách đánh này.
Để tiến công thuận lợi, Quân đội Nga phải dùng hỏa lực chế áp Quân đội Ukraine. Sau đó, cần phải tính toán một km vuông mỗi ngày cần bao nhiêu đạn pháo để ngăn chặn có hiệu quả sự di chuyển tự do, cũng như tiêu diệt các ổ đề kháng của Quân đội Ukraine trong khu vực trên.
Do đó mặc dù chỉ có khoảng cách 8 km trong vòng vây Lisichansk, nhưng Quân đội Nga chỉ có thể tiến được 2 km trong một tuần; cuối cùng, Quân đội Ukraine “thoát vây” từ 6 km không gian còn lại.
Quân đội Ukraine sơ tán mỗi ngày một chút, mỗi đơn vị một ít. Cho đến lực lượng cuối cùng, họ thoát khỏi vòng vây bằng xe máy, xe bán tải, xe tải và thậm chí hành quân bộ. Tuy nhiên đó cũng là cung đường “tử thần” của lực lượng vũ trang Ukraine phòng thủ tại đây, khi pháo binh Nga gây ra quá nhiều thương vong.
Đến lượt mình, nếu Quân đội Ukraine muốn dùng hỏa lực ngăn bước tiến của quân Nga thì phải bắn 30.000 viên đạn pháo mỗi ngày. Hiện Quân đội Ukraine chỉ có thể bắn 5.000 đến 6.000 viên đạn pháo mỗi ngày, và số đạn pháo do Liên Xô sản xuất, đã gần như được Ukraine sử dụng hết. Đạn 155mm tiêu chuẩn NATO hiện đã được sử dụng.
Mặc dù Quân đội Nga thiếu vũ khí dẫn đường chính xác, nhưng với dự trữ kho đạn pháo khổng lồ do Liên Xô để lại và đường tiếp tế hậu cần tương đối thuận lợi từ lãnh thổ giáp giới trực tiếp; đây là chìa khóa đảm bảo cho trận địa hỏa lực pháo binh Nga có thể bắn như “vãi đạn” hiện nay.
Chiến thuật “chậm – chắc” với mật độ hỏa lực pháo binh dày đặc, là cách để Quân đội Nga siết chặt vòng vây quanh Quân đội Ukraine tại Sieverodonetsk-Lisichansk; tuy nhiên để tái diễn vòng vây như ở Mariupol, thì khả năng cao là sẽ khó xuất hiện trở lại.