Sự xuất hiện của chiến thuật bầy đàn drone đang định hình trong chiến tranh hiện đại, vì thế các biện pháp khắc chế cũng được các cường quốc đặt ra. "Lực lượng vũ trang Anh đang phát triển một loại vũ khí mới có khả năng thay đổi cục diện, sử dụng sóng vô tuyến để vô hiệu hóa thiết bị điện tử của đối phương và hạ nhiều phương tiện bay không người lái (drone) cùng lúc", Bộ Quốc phòng Anh ngày 16/5 thông báo.Cơ quan này cho biết khí tài có tên Vũ khí Năng lượng Định hướng Tần số Vô tuyến (RFDEW), sử dụng sóng vô tuyến để phát hiện, bám bắt và vô hiệu hóa các linh kiện điện tử trên drone ở khoảng cách tối đa 1.000 mét."RFDEW sử dụng nguồn năng lượng từ máy phát để phát ra các xung năng lượng tần số vô tuyến trong một chùm tia", Bộ Quốc phòng Anh cho hay."Chùm tia này có thể nhanh chóng bắn nhiều phát liên tiếp vào các mục tiêu riêng lẻ hoặc mở rộng thêm để tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc", Bộ Quốc phòng Anh nhấn mạnh.Điều đáng chú ý khi mỗi phát bắn để hạ chiến thuật bầy đàn drone có chi phí khoảng 0,12 USD.Đây sẽ là giải pháp tiết kiệm hơn nhiều so với việc khai hỏa tên lửa phòng không trị giá hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu USD để chặn drone.Bộ Quốc phòng Anh cho biết, RFDEW có thể được gắn trên nhiều loại phương tiện quân sự và sở hữu tính tự động hóa cao, chỉ do một người vận hành.Dự kiến RFDEW sẽ được đưa vào thử nghiệm trên thực địa vào mùa hè năm nay."Cuộc chiến tại Ukraine đã cho thấy tầm quan trọng của các hệ thống không người lái, nên chúng tôi cũng cần có năng lực phòng thủ trước loại khí tài này", thông báo có đoạn.Drone tự sát là loại vũ khí được sử dụng phổ biến tại xung đột Ukraine nhờ có giá rẻ và hiệu quả tác chiến cao, có thể phá hủy nhiều loại khí tài hạng nặng trị giá gấp hàng nghìn lần.Một quan chức NATO tháng trước cho biết hơn 2/3 tổn thất về xe tăng của Nga ở chiến trường Ukraine là do drone.Gần như mọi biện pháp chống đỡ, ngay cả giáp lồng cho các phương tiện bọc thép vẫn bị drone phá hủy dễ dàng.Ngoài ra, Kiev cũng thường xuyên triển khai drone tầm xa, còn gọi là máy bay không người lái (UAV), để tập kích hạ tầng năng lượng và cả khí tài nằm sâu trong lãnh thổ Nga.Chính vì vậy, giới phân tích cho rằng, biện pháp chống đỡ drone có tính hiệu quả cao vẫn là dùng áp chế điện tử.Ông Paul Hollinshead, CEO của một trong những công ty tham gia phát triển RFDEW, cho biết vũ khí này sẽ đem tới cho quân đội Anh lợi thế tác chiến "mang tính quyết định", bảo vệ sinh mạng và vô hiệu hóa các mối đe dọa từ drone.Hồi tháng 1/2024, Bộ Quốc phòng Anh thông báo nước này đã thử nghiệm thành công pháo laser "Lửa Rồng", có khả năng diệt drone gần như ngay tức khắc ở khoảng cách một km.Mỗi phát bắn của "Lửa Rồng" có chi phí 13 USD, cao hơn khoảng 100 lần so với RFDEW, song vẫn thấp hơn nhiều so với đạn tên lửa phòng không truyền thống.
Sự xuất hiện của chiến thuật bầy đàn drone đang định hình trong chiến tranh hiện đại, vì thế các biện pháp khắc chế cũng được các cường quốc đặt ra.
"Lực lượng vũ trang Anh đang phát triển một loại vũ khí mới có khả năng thay đổi cục diện, sử dụng sóng vô tuyến để vô hiệu hóa thiết bị điện tử của đối phương và hạ nhiều phương tiện bay không người lái (drone) cùng lúc", Bộ Quốc phòng Anh ngày 16/5 thông báo.
Cơ quan này cho biết khí tài có tên Vũ khí Năng lượng Định hướng Tần số Vô tuyến (RFDEW), sử dụng sóng vô tuyến để phát hiện, bám bắt và vô hiệu hóa các linh kiện điện tử trên drone ở khoảng cách tối đa 1.000 mét.
"RFDEW sử dụng nguồn năng lượng từ máy phát để phát ra các xung năng lượng tần số vô tuyến trong một chùm tia", Bộ Quốc phòng Anh cho hay.
"Chùm tia này có thể nhanh chóng bắn nhiều phát liên tiếp vào các mục tiêu riêng lẻ hoặc mở rộng thêm để tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc", Bộ Quốc phòng Anh nhấn mạnh.
Điều đáng chú ý khi mỗi phát bắn để hạ chiến thuật bầy đàn drone có chi phí khoảng 0,12 USD.
Đây sẽ là giải pháp tiết kiệm hơn nhiều so với việc khai hỏa tên lửa phòng không trị giá hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu USD để chặn drone.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết, RFDEW có thể được gắn trên nhiều loại phương tiện quân sự và sở hữu tính tự động hóa cao, chỉ do một người vận hành.
Dự kiến RFDEW sẽ được đưa vào thử nghiệm trên thực địa vào mùa hè năm nay.
"Cuộc chiến tại Ukraine đã cho thấy tầm quan trọng của các hệ thống không người lái, nên chúng tôi cũng cần có năng lực phòng thủ trước loại khí tài này", thông báo có đoạn.
Drone tự sát là loại vũ khí được sử dụng phổ biến tại xung đột Ukraine nhờ có giá rẻ và hiệu quả tác chiến cao, có thể phá hủy nhiều loại khí tài hạng nặng trị giá gấp hàng nghìn lần.
Một quan chức NATO tháng trước cho biết hơn 2/3 tổn thất về xe tăng của Nga ở chiến trường Ukraine là do drone.
Gần như mọi biện pháp chống đỡ, ngay cả giáp lồng cho các phương tiện bọc thép vẫn bị drone phá hủy dễ dàng.
Ngoài ra, Kiev cũng thường xuyên triển khai drone tầm xa, còn gọi là máy bay không người lái (UAV), để tập kích hạ tầng năng lượng và cả khí tài nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
Chính vì vậy, giới phân tích cho rằng, biện pháp chống đỡ drone có tính hiệu quả cao vẫn là dùng áp chế điện tử.
Ông Paul Hollinshead, CEO của một trong những công ty tham gia phát triển RFDEW, cho biết vũ khí này sẽ đem tới cho quân đội Anh lợi thế tác chiến "mang tính quyết định", bảo vệ sinh mạng và vô hiệu hóa các mối đe dọa từ drone.
Hồi tháng 1/2024, Bộ Quốc phòng Anh thông báo nước này đã thử nghiệm thành công pháo laser "Lửa Rồng", có khả năng diệt drone gần như ngay tức khắc ở khoảng cách một km.
Mỗi phát bắn của "Lửa Rồng" có chi phí 13 USD, cao hơn khoảng 100 lần so với RFDEW, song vẫn thấp hơn nhiều so với đạn tên lửa phòng không truyền thống.