Một phụ nữ muốn trở thành phi công điều khiển UAV tại trung tâm đào tạo Drone Destination ở Manesar, bang Haryana, Ấn Độ.Từng là một nội trợ ở nông thôn Ấn Độ, Sharmila Yadav luôn mong trở thành phi công. Cô hiện đang thực hiện ước mơ của mình, điều khiển UAV để canh tác đất nông nghiệp của đất nước.Đây là hoạt động giúp hiện đại hóa nền nông nghiệp bằng cách giảm chi phí lao động, tiết kiệm thời gian và nước trong bối cảnh công nghệ lạc hậu và thách thức của biến đổi khí hậu tăng lên.Điều này cũng cho thấy thái độ đang thay đổi của vùng nông thôn Ấn Độ đối với phụ nữ đi làm, họ thường ít tìm thấy cơ hội tham gia lực lượng lao động và thường bị kỳ thị khi làm như vậy.Theo một cuộc khảo sát của chính phủ năm ngoái, hơn 41% phụ nữ nông thôn Ấn Độ tham gia lực lượng lao động chính thức so với 80% nam giới ở nông thôn.Yadav sẽ có 50.000 rupee (600 USD) sau khi phun 60 ha đất nông nghiệp 2 lần trong 5 tuần, cao hơn 2 lần thu nhập trung bình hàng tháng ở bang Haryana quê hương cô.Yadav là một trong 300 phụ nữ đầu tiên được đào tạo bởi Hợp tác xã Phân bón Nông dân Ấn Độ (IFFCO), nhà sản xuất phân bón hóa học lớn nhất nước này.Họ được đào tạo thành phi công, được cấp miễn phí UAV nặng 30kg cùng với các phương tiện chạy bằng pin để vận chuyển chúng.Yogendra Kumar, giám đốc tiếp thị của IFFCO cho biết: “Kế hoạch này không chỉ nhằm mục đích tạo việc làm mà còn trao quyền và khởi nghiệp ở nông thôn”. *Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại
Một phụ nữ muốn trở thành phi công điều khiển UAV tại trung tâm đào tạo Drone Destination ở Manesar, bang Haryana, Ấn Độ.
Từng là một nội trợ ở nông thôn Ấn Độ, Sharmila Yadav luôn mong trở thành phi công. Cô hiện đang thực hiện ước mơ của mình, điều khiển UAV để canh tác đất nông nghiệp của đất nước.
Đây là hoạt động giúp hiện đại hóa nền nông nghiệp bằng cách giảm chi phí lao động, tiết kiệm thời gian và nước trong bối cảnh công nghệ lạc hậu và thách thức của biến đổi khí hậu tăng lên.
Điều này cũng cho thấy thái độ đang thay đổi của vùng nông thôn Ấn Độ đối với phụ nữ đi làm, họ thường ít tìm thấy cơ hội tham gia lực lượng lao động và thường bị kỳ thị khi làm như vậy.
Theo một cuộc khảo sát của chính phủ năm ngoái, hơn 41% phụ nữ nông thôn Ấn Độ tham gia lực lượng lao động chính thức so với 80% nam giới ở nông thôn.
Yadav sẽ có 50.000 rupee (600 USD) sau khi phun 60 ha đất nông nghiệp 2 lần trong 5 tuần, cao hơn 2 lần thu nhập trung bình hàng tháng ở bang Haryana quê hương cô.
Yadav là một trong 300 phụ nữ đầu tiên được đào tạo bởi Hợp tác xã Phân bón Nông dân Ấn Độ (IFFCO), nhà sản xuất phân bón hóa học lớn nhất nước này.
Họ được đào tạo thành phi công, được cấp miễn phí UAV nặng 30kg cùng với các phương tiện chạy bằng pin để vận chuyển chúng.
Yogendra Kumar, giám đốc tiếp thị của IFFCO cho biết: “Kế hoạch này không chỉ nhằm mục đích tạo việc làm mà còn trao quyền và khởi nghiệp ở nông thôn”. *Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại