Mới đây trong cuộc trả lời phỏng vấn Tạp chí The Spectator, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã so sánh về số khí tài Quân đội Mỹ và Anh cùng bỏ lại tại Afghanistan.Ông Wallace nhấn mạnh, người Mỹ đã "bỏ quên" toàn bộ phi đội trực thăng Black Hawk và nhiều thiết bị quân sự khác, trong khi tài sản của Anh chỉ còn lại một vài chiếc máy bay ở quốc gia Tây Nam Á này, do chưa kịp sơ tán.Trên thực tế, Anh không quá lo lắng về việc trực thăng và một số chủng loại máy bay khác bị rơi vào tay tổ chức Taliban (hiện vẫn bị London xem là một nhóm khủng bố), bởi vì việc duy trì hoạt động của chúng rất phức tạp và tốn kém.Ông Wallace lo lắng nhiều hơn về nguy cơ những vũ khí sẽ rơi vào tay "các nhóm lính đánh thuê đáng ngờ". Cụ thể, sẽ rất nguy hiểm nếu số thiết bị quân sự của NATO ở Afghanistan được chuyển giao cho công ty Wagner của Nga.Trước thực tế trên, trang Reporter bình luận, vì một số lý do, nhiều quan chức cấp cao của Anh "nhìn thấy dấu vết công ty quân sự tư nhân Wagner của Nga ở khắp mọi nơi trên hành tinh - từ Belarus đến châu Phi, từ Trung Đông cho tới tận Nam Mỹ".Bây giờ họ lại cho rằng lính Wagner chắc chắn phải ở Afghanistan với mục đích không rõ ràng. Có lẽ Bộ trưởng Quốc phòng Anh lo ngại họ được đưa đến đó với nhiệm vụ thu giữ thiết giáp Humvee và trực thăng của Mỹ, với số lượng hàng trăm chiếc."Có vẻ như Bộ trưởng Wallace lo sợ người Nga hơn nhiều so với những phần tử Hồi giáo cực đoan đã chiếm toàn bộ đất nước Afghanistan chỉ trong vài ngày", trang Reporter của Nga viết.Tuy nhiên "nỗi lo sợ của Anh" mà báo chí Nga đề cập không phải điều gì đó vô cớ, số phương tiện thiết giáp và trực thăng Mỹ nếu lọt vào tay lính đánh thuê Wagner sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm.Ngay trước khi rút quân khỏi Kabul, Mỹ đã phá hủy rất nhiều trực thăng cũng như phương tiện mặt đất để Taliban có chiếm được chúng thì cũng chẳng thể nào sử dụng được.Để khôi phục tình trạng kỹ thuật cho xe thiết giáp và trực thăng cần tới đội ngũ thợ kỹ thuật lành nghề và đặc biệt là phải có phụ tùng thay thế - những yếu tố nằm ngoài khả năng của Taliban vào thời điểm này.Nhưng với công ty quân sự tư nhân Wagner thì lại khác, do mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Bộ Quốc phòng Nga, họ có thể ký hợp đồng nhằm phục hồi hoạt động cho số phương tiện trên nếu thỏa thuận mua sắm được ký kết.Mua giá rẻ vũ khí chiến lợi phẩm rồi mang đi sửa chữa để tái trang bị là phương án tỏ ra tiết kiệm hơn nhiều so với mua vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự mới hoàn toàn.Quan trọng hơn đó là kể cả trường hợp công ty Wagner đủ tiền thì cũng khó có khả năng họ sẽ hỏi mua được số lượng lớn thiết giáp cũng như trực thăng từ một nhà sản xuất hay quân đội nào đó.Nếu mua được các xe thiết giáp Humvee cùng với trực thăng Black Hawk tại Afghanistan rồi khôi phục hoạt động cho chúng, lính đánh thuê Wagner sẽ mang dáng dấp của một quân đội chính quy hơn.Ngoài ra đây cũng có thể xem như động thái xây dựng hình ảnh của Wagner, bởi khách hàng chắc chắn sẽ ấn tượng khi thuê một công ty quân sự tư nhân có trong biên chế nhiều xe thiết giáp và cả trực thăng quân sự.
Mới đây trong cuộc trả lời phỏng vấn Tạp chí The Spectator, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã so sánh về số khí tài Quân đội Mỹ và Anh cùng bỏ lại tại Afghanistan.
Ông Wallace nhấn mạnh, người Mỹ đã "bỏ quên" toàn bộ phi đội trực thăng Black Hawk và nhiều thiết bị quân sự khác, trong khi tài sản của Anh chỉ còn lại một vài chiếc máy bay ở quốc gia Tây Nam Á này, do chưa kịp sơ tán.
Trên thực tế, Anh không quá lo lắng về việc trực thăng và một số chủng loại máy bay khác bị rơi vào tay tổ chức Taliban (hiện vẫn bị London xem là một nhóm khủng bố), bởi vì việc duy trì hoạt động của chúng rất phức tạp và tốn kém.
Ông Wallace lo lắng nhiều hơn về nguy cơ những vũ khí sẽ rơi vào tay "các nhóm lính đánh thuê đáng ngờ". Cụ thể, sẽ rất nguy hiểm nếu số thiết bị quân sự của NATO ở Afghanistan được chuyển giao cho công ty Wagner của Nga.
Trước thực tế trên, trang Reporter bình luận, vì một số lý do, nhiều quan chức cấp cao của Anh "nhìn thấy dấu vết công ty quân sự tư nhân Wagner của Nga ở khắp mọi nơi trên hành tinh - từ Belarus đến châu Phi, từ Trung Đông cho tới tận Nam Mỹ".
Bây giờ họ lại cho rằng lính Wagner chắc chắn phải ở Afghanistan với mục đích không rõ ràng. Có lẽ Bộ trưởng Quốc phòng Anh lo ngại họ được đưa đến đó với nhiệm vụ thu giữ thiết giáp Humvee và trực thăng của Mỹ, với số lượng hàng trăm chiếc.
"Có vẻ như Bộ trưởng Wallace lo sợ người Nga hơn nhiều so với những phần tử Hồi giáo cực đoan đã chiếm toàn bộ đất nước Afghanistan chỉ trong vài ngày", trang Reporter của Nga viết.
Tuy nhiên "nỗi lo sợ của Anh" mà báo chí Nga đề cập không phải điều gì đó vô cớ, số phương tiện thiết giáp và trực thăng Mỹ nếu lọt vào tay lính đánh thuê Wagner sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm.
Ngay trước khi rút quân khỏi Kabul, Mỹ đã phá hủy rất nhiều trực thăng cũng như phương tiện mặt đất để Taliban có chiếm được chúng thì cũng chẳng thể nào sử dụng được.
Để khôi phục tình trạng kỹ thuật cho xe thiết giáp và trực thăng cần tới đội ngũ thợ kỹ thuật lành nghề và đặc biệt là phải có phụ tùng thay thế - những yếu tố nằm ngoài khả năng của Taliban vào thời điểm này.
Nhưng với công ty quân sự tư nhân Wagner thì lại khác, do mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Bộ Quốc phòng Nga, họ có thể ký hợp đồng nhằm phục hồi hoạt động cho số phương tiện trên nếu thỏa thuận mua sắm được ký kết.
Mua giá rẻ vũ khí chiến lợi phẩm rồi mang đi sửa chữa để tái trang bị là phương án tỏ ra tiết kiệm hơn nhiều so với mua vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự mới hoàn toàn.
Quan trọng hơn đó là kể cả trường hợp công ty Wagner đủ tiền thì cũng khó có khả năng họ sẽ hỏi mua được số lượng lớn thiết giáp cũng như trực thăng từ một nhà sản xuất hay quân đội nào đó.
Nếu mua được các xe thiết giáp Humvee cùng với trực thăng Black Hawk tại Afghanistan rồi khôi phục hoạt động cho chúng, lính đánh thuê Wagner sẽ mang dáng dấp của một quân đội chính quy hơn.
Ngoài ra đây cũng có thể xem như động thái xây dựng hình ảnh của Wagner, bởi khách hàng chắc chắn sẽ ấn tượng khi thuê một công ty quân sự tư nhân có trong biên chế nhiều xe thiết giáp và cả trực thăng quân sự.