Trong chương trình phóng sự "Nâng cao chất lượng huấn luyện kỹ thuật tên lửa, tăng thiết giáp", Kênh Quốc phòng Việt Nam tiếp tục giới thiệu thêm một số hình ảnh về hoạt động huấn luyện bảo đảm kỹ thuật tại Lữ đoàn 490, Binh chủng Pháo binh. Đây là một trong hai đơn vị trang bị các tên lửa đạn đạo Scud có sức tấn công ghê gớm. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTrong ảnh, cán bộ chiến sĩ Đoàn B90 trong giờ huấn luyện thực hiện trên bệ phóng tên lửa mặt đất Scud – định danh của NATO, được dùng phổ biến hơn cái tên thật 9K72 Elbrus. Nguồn ảnh: Kênh QPVNXe phóng tự hành 9P117M được thiết kế cho việc chuyên chở đạn trực chiến đấu, phục vụ công tác chuẩn bị phóng và phóng đạn. Ngoài ra, nó còn có thêm một số chức năng khác, ví dụ như: Kiểm tra tình trạng đạn và các thiết bị phục vụ công tác phóng đạn; Cấp nhiên liệu và khí nén cho đạn; Thu hồi đạn từ trạng thái chiến đấu khi không phóng đạn hoặc đạn hỏng. Nguồn ảnh: Kênh QPVNBệ phóng 9N117 có chức năng đỡ giữ đạn thẳng đứng và hướng đạn theo phương vị mục tiêu trong tư thế chuẩn bị phóng. Khung kim loại của bệ phóng cũng là bộ phận dùng để gá các cáp phóng, đường ống dẫn và các thiết bị phục vụ phóng đạn của xe phóng khi hành quân hay triển khai chiến đấu. Bệ phóng bao gồm các thành phần chính: khung bệ; tấm chắn luồng; đáy bệ, trục xoay bệ và máy xoay bệ. Nguồn ảnh: Kênh QPVNĐạn tên lửa đang được khung nâng đạn đưa lên vị trí thẳng đứng sẵn sàng phóng - khung nâng này được thiết kế cho nhiệm vụ đỡ giữ đạn trong tư thế hành quân và nâng dựng đạn đứng thẳng trên bệ phóng trong tư thế chiến đấu. Nguồn ảnh: Kênh QPVNCòn trong ảnh là công tác kiểm tra kỹ thuật tên lửa đạn đạo Scud (mang tên chính thức là đạn 8K14 nằm trong tổ hợp tên lửa mặt đất chiến thuật-chiến dịch 9K72 Elbrus). Nguồn ảnh: Kênh QPVNTên lửa đạn đạo Scud có chiều dài 11,25m, đường kính thân 0,88m, trọng lượng phóng 5,9 tấn. Nguồn ảnh: Kênh QPVNCận cảnh miệng phun động cơ nhiên liệu lỏng 9D21. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTên lửa Scud có thể đạt tầm bắn 280-300km. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTrong ảnh có thể là khối thiết bị điều khiển tên lửa. Nguồn ảnh: Kênh QPVNPhần đầu đạn 8F44F nằm ở ngay đầu mũi, phía trước khối thiết bị điều khiển. Trong ảnh, đầu đạn 8F44F đã được tháo bỏ. Theo các tài liệu công khai, đầu đạn 8F14F nặng 1 tấn, có thể tạo ra hố sâu 1,5-4m, rộng 12m với tốc độ va chạm 1,4km/s. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTheo tài liệu “Scud Ballistic Miss and Launch System 1955-2005” (công ty xuất bản sách Osprey Publishing có trụ sở tại Oxford, Anh), năm 1979 Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 12 xe phóng cùng số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo Scud biên chế đủ cho một lữ đoàn. Còn theo cơ sở dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1981 Việt Nam nhận được 4 bệ phóng di động cùng 25 quả đạn Scud. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Trong chương trình phóng sự "Nâng cao chất lượng huấn luyện kỹ thuật tên lửa, tăng thiết giáp", Kênh Quốc phòng Việt Nam tiếp tục giới thiệu thêm một số hình ảnh về hoạt động huấn luyện bảo đảm kỹ thuật tại Lữ đoàn 490, Binh chủng Pháo binh. Đây là một trong hai đơn vị trang bị các tên lửa đạn đạo Scud có sức tấn công ghê gớm. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Trong ảnh, cán bộ chiến sĩ Đoàn B90 trong giờ huấn luyện thực hiện trên bệ phóng tên lửa mặt đất Scud – định danh của NATO, được dùng phổ biến hơn cái tên thật 9K72 Elbrus. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Xe phóng tự hành 9P117M được thiết kế cho việc chuyên chở đạn trực chiến đấu, phục vụ công tác chuẩn bị phóng và phóng đạn. Ngoài ra, nó còn có thêm một số chức năng khác, ví dụ như: Kiểm tra tình trạng đạn và các thiết bị phục vụ công tác phóng đạn; Cấp nhiên liệu và khí nén cho đạn; Thu hồi đạn từ trạng thái chiến đấu khi không phóng đạn hoặc đạn hỏng. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Bệ phóng 9N117 có chức năng đỡ giữ đạn thẳng đứng và hướng đạn theo phương vị mục tiêu trong tư thế chuẩn bị phóng. Khung kim loại của bệ phóng cũng là bộ phận dùng để gá các cáp phóng, đường ống dẫn và các thiết bị phục vụ phóng đạn của xe phóng khi hành quân hay triển khai chiến đấu. Bệ phóng bao gồm các thành phần chính: khung bệ; tấm chắn luồng; đáy bệ, trục xoay bệ và máy xoay bệ. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Đạn tên lửa đang được khung nâng đạn đưa lên vị trí thẳng đứng sẵn sàng phóng - khung nâng này được thiết kế cho nhiệm vụ đỡ giữ đạn trong tư thế hành quân và nâng dựng đạn đứng thẳng trên bệ phóng trong tư thế chiến đấu. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Còn trong ảnh là công tác kiểm tra kỹ thuật tên lửa đạn đạo Scud (mang tên chính thức là đạn 8K14 nằm trong tổ hợp tên lửa mặt đất chiến thuật-chiến dịch 9K72 Elbrus). Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Tên lửa đạn đạo Scud có chiều dài 11,25m, đường kính thân 0,88m, trọng lượng phóng 5,9 tấn. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Cận cảnh miệng phun động cơ nhiên liệu lỏng 9D21. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Tên lửa Scud có thể đạt tầm bắn 280-300km. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Trong ảnh có thể là khối thiết bị điều khiển tên lửa. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Phần đầu đạn 8F44F nằm ở ngay đầu mũi, phía trước khối thiết bị điều khiển. Trong ảnh, đầu đạn 8F44F đã được tháo bỏ. Theo các tài liệu công khai, đầu đạn 8F14F nặng 1 tấn, có thể tạo ra hố sâu 1,5-4m, rộng 12m với tốc độ va chạm 1,4km/s. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Theo tài liệu “Scud Ballistic Miss and Launch System 1955-2005” (công ty xuất bản sách Osprey Publishing có trụ sở tại Oxford, Anh), năm 1979 Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 12 xe phóng cùng số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo Scud biên chế đủ cho một lữ đoàn. Còn theo cơ sở dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1981 Việt Nam nhận được 4 bệ phóng di động cùng 25 quả đạn Scud. Nguồn ảnh: Kênh QPVN