Chiến dịch không kích Nam Tư với lực lượng của Mỹ đóng góp 75% quân số này được coi là cách mà Mỹ và Phương Tây áp đặt các tiêu chuẩn "nhân quyền" và giá trị "tự do" vào một quốc gia có chủ quyền và cũng là nút thắt cho Chiến tranh Kosovo. Nguồn ảnh: Sina.Lực lượng phòng không của Nam Tư trong trận chiến này đã chiến đấu ngoan cường, sử dụng nhiều loại vũ khí từ tối tân tới thô sơ để phản công lại lực lượng không quân Mỹ và NATO. Nguồn ảnh: Sina.Trận chiến này thậm chí được giới quan sát phương Tây nhận định là trận "Điện Biên Phủ trên không của châu Âu". Cũng trong trận chiến này, một phi cơ F-117A tàng hình của Mỹ đã bị phía Nam Tư bắn hạ. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên, Nam Tư đã không có một cái kết có hậu khi mà phần lớn các trận địa tên lửa phòng không của họ đã bị các tên lửa hành trình Tomahawk bắn hạ vào lúc 21:30 giờ UTC ngày 23/3/1999, trước khi chiến dịch không kích diễn ra ít giờ. Nguồn ảnh: Sina.Điều này đã khiến cho năng lực phòng không của Nam Tư bị giảm sút rõ rệt. Ảnh: Pháo phòng không được phía Nam Tư đặt lên nóc nhà cao tầng để có góc bắn "đẹp" nhất vào đội hình máy bay Mỹ. Nguồn ảnh: Sina."Pháo hoa" phòng không trên bầu trời Nam Tư, tổng cộng phía NATO đã thực hiện khoảng 38.000 phi vụ không kích kết hợp với các tên lửa Tomahawk tấn công liên tục vào các vị trí "giá trị cao" của Nam Tư. Nguồn ảnh: Sina.Gần 800 máy bay của Mỹ tham chiến trong chiến dịch không kích này trong khi đó phía NATO chỉ đóng góp khoảng hơn 200 máy bay. Đại sứ quán Trung Quốc tại Kosovo cũng bị Mỹ "ném bom nhầm" trong chiến dịch không kích này làm 3 nhân viên thiệt mạng tại chỗ. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên, vụ ném bom vào Đại Sứ Quán Trung Quốc chưa phải là "nhầm lẫn" cuối cùng của NATO ở Kosovo khi mà vào đầu tháng 5/1999, một máy bay của NATO đã tấn công một đoàn xe tị nạn của những người Albania, giết chết khoảng 50 người vô tội.Phía NATO thì cho rằng đó là một đoàn xe của quân đội Nam Tư trong khi Nam Tư lên án, cáo buộc NATO với tội danh tấn công người tị nạn một cách cố tình.Cuộc không kích của Mỹ và NATO vào Nam Tư kết thúc vào ngày 10/6/1999, khi Serbia đồng ý ký một thỏa thuận hòa bình mà theo đó, Quân đội Serbia sẽ rút khỏi Kosovo và thay thế lực lượng này sẽ là lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO.Người dân Nam Tư ăn mừng trên xác chiếc máy bay F-117A Nighthawk của Mỹ bị bắn rơi. Theo nhiều nguồn tin không được xác nhận, phía Trung Quốc đã chi ra một cái giá "không thể từ chối được" để sở hữu xác của chiến đấu cơ tàng hình này, từ đó chế tạo J-20 dựa trên công nghệ tàng hình kiểu cũ của F-117A. Nguồn ảnh: Sina. Mời độc giả xem Video: Người chỉ huy tên lửa Nam Tư đã hạ lệnh bắn rơi F-117A của Mỹ.
Chiến dịch không kích Nam Tư với lực lượng của Mỹ đóng góp 75% quân số này được coi là cách mà Mỹ và Phương Tây áp đặt các tiêu chuẩn "nhân quyền" và giá trị "tự do" vào một quốc gia có chủ quyền và cũng là nút thắt cho Chiến tranh Kosovo. Nguồn ảnh: Sina.
Lực lượng phòng không của Nam Tư trong trận chiến này đã chiến đấu ngoan cường, sử dụng nhiều loại vũ khí từ tối tân tới thô sơ để phản công lại lực lượng không quân Mỹ và NATO. Nguồn ảnh: Sina.
Trận chiến này thậm chí được giới quan sát phương Tây nhận định là trận "Điện Biên Phủ trên không của châu Âu". Cũng trong trận chiến này, một phi cơ F-117A tàng hình của Mỹ đã bị phía Nam Tư bắn hạ. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên, Nam Tư đã không có một cái kết có hậu khi mà phần lớn các trận địa tên lửa phòng không của họ đã bị các tên lửa hành trình Tomahawk bắn hạ vào lúc 21:30 giờ UTC ngày 23/3/1999, trước khi chiến dịch không kích diễn ra ít giờ. Nguồn ảnh: Sina.
Điều này đã khiến cho năng lực phòng không của Nam Tư bị giảm sút rõ rệt. Ảnh: Pháo phòng không được phía Nam Tư đặt lên nóc nhà cao tầng để có góc bắn "đẹp" nhất vào đội hình máy bay Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
"Pháo hoa" phòng không trên bầu trời Nam Tư, tổng cộng phía NATO đã thực hiện khoảng 38.000 phi vụ không kích kết hợp với các tên lửa Tomahawk tấn công liên tục vào các vị trí "giá trị cao" của Nam Tư. Nguồn ảnh: Sina.
Gần 800 máy bay của Mỹ tham chiến trong chiến dịch không kích này trong khi đó phía NATO chỉ đóng góp khoảng hơn 200 máy bay. Đại sứ quán Trung Quốc tại Kosovo cũng bị Mỹ "ném bom nhầm" trong chiến dịch không kích này làm 3 nhân viên thiệt mạng tại chỗ. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên, vụ ném bom vào Đại Sứ Quán Trung Quốc chưa phải là "nhầm lẫn" cuối cùng của NATO ở Kosovo khi mà vào đầu tháng 5/1999, một máy bay của NATO đã tấn công một đoàn xe tị nạn của những người Albania, giết chết khoảng 50 người vô tội.
Phía NATO thì cho rằng đó là một đoàn xe của quân đội Nam Tư trong khi Nam Tư lên án, cáo buộc NATO với tội danh tấn công người tị nạn một cách cố tình.
Cuộc không kích của Mỹ và NATO vào Nam Tư kết thúc vào ngày 10/6/1999, khi Serbia đồng ý ký một thỏa thuận hòa bình mà theo đó, Quân đội Serbia sẽ rút khỏi Kosovo và thay thế lực lượng này sẽ là lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO.
Người dân Nam Tư ăn mừng trên xác chiếc máy bay F-117A Nighthawk của Mỹ bị bắn rơi. Theo nhiều nguồn tin không được xác nhận, phía Trung Quốc đã chi ra một cái giá "không thể từ chối được" để sở hữu xác của chiến đấu cơ tàng hình này, từ đó chế tạo J-20 dựa trên công nghệ tàng hình kiểu cũ của F-117A. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Người chỉ huy tên lửa Nam Tư đã hạ lệnh bắn rơi F-117A của Mỹ.