Đã có một diễn biến bất ngờ trong sự phát triển của mối quan hệ đối tác chiến lược lâu dài giữa Ấn Độ và Nga, khi New Delhi có thể bán tên lửa BrahMos cho Moskva. Động thái này mang tính lịch sử vì hai nước đã cùng nhau phát triển loại vũ khí mạnh mẽ nói trên.
Giám đốc điều hành của BrahMos Aerospace - ông Atul Dinkar Rahne cho biết, Nga đang được xem là thị trường tiềm năng cho phiên bản phóng từ trên không của tên lửa hành trình siêu âm BrahMos.Theo ông Rahne, hiện tại Quân đội Nga không có loại vũ khí nào tương tự phiên bản BrahMos-A và BrahMos-M có thể triển khai từ máy bay tiêm kích chiến thuật."Nếu họ có được phiên bản đặc biệt này, Nga sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong kho vũ khí của mình", ông Rahne nói và cho biết thêm trong tương lai, Ấn Độ dự kiến nhận được nhiều đơn đặt hàng từ Nga đối với tên lửa BrahMos.Nga có thể sử dụng BrahMos theo cách tương tự tên lửa P-800 Oniks - tiền thân của BrahMos ra đời từ thời Liên Xô. Mặc dù Oniks ban đầu được phát triển như một tên lửa chống hạm, nhưng nó đã được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên bộ.
Mặc dù PJ-10 BrahMos và P-800 Oniks có nhiều đặc điểm giống nhau, nhưng tờ Asia Times lưu ý rằng những vấn đề nội bộ của ngành công nghiệp quốc phòng Nga sẽ buộc họ phải mua BrahMos từ Ấn Độ.Trong trường hợp Không quân Nga quyết định triển khai và sử dụng tên lửa BrahMos-A, phương Tây theo dự báo sẽ rất khó tìm ra phản ứng thích hợp đối với loại vũ khí này.Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos-A là phiên bản không đối hạm được sửa đổi từ biến thể phóng từ tàu mặt nước PJ-10 BrahMos - sản phẩm hợp tác giữa Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển quốc phòng Ấn Độ - DRDO với NPO Mashinostroyenia của Nga.
Tên lửa BrahMos-A có tầm bắn 300 km, mang theo đầu đạn trọng lượng 200 kg, tốc độ lớn nhất Mach 3 nhờ được trang bị động cơ phản lực dòng thẳng do liên doanh Nga - Ấn chế tạo.Tuy nhiên đáng lưu ý nhất của BrahMos-A lại là trọng lượng lên tới 2,5 tấn, theo đánh giá là quá khổ đối với tiêm kích thông thường, do vậy mà các máy bay chiến đấu Su-30MKI đã yêu cầu phải gia cố khung thân mới mang nổi vũ khí trên.
Trong các cuộc triển lãm quân sự, Su-30MKI chỉ đeo vỏ tên lửa BrahMos-A dưới bụng và sau đó trong một thời gian dài, Không quân Ấn Độ chỉ kiểm tra giá treo vũ khí hay tình trạng khí động học của máy bay, dẫn tới khá nhiều nghi ngờ.Nhưng rồi điều gì cần đến cũng đã đến, Không quân Ấn Độ đã liên tiếp cung cấp hình ảnh ghi lại vụ phóng thử thành công đầu tiên của tên lửa tiên tiến và cực kỳ đáng sợ này.
Tên lửa BrahMos-A sau khi được thả khỏi tiêm kích Su-30MKI, nó rơi theo trọng lực một quãng đường khá dài, thậm chí còn gây cảm giác vụ phóng thử đã thất bại vì động cơ không kích hoạt được thì bất ngờ luồng phụt mạnh mẽ từ đuôi xuất hiện, đẩy quả đạn tới vận tốc siêu âm.
Vấn đề cần nói tiếp theo đó là với trọng lượng rất nặng của tên lửa BrahMos-A thì hiện tại Nga cũng chỉ có tiêm kích MiG-31K là mang nổi, có lẽ với thực tế trên thì Moskva nên chờ đợi New Delhi hoàn thiện phiên bản BrahMos-NG nặng chỉ 1,5 tấn thì hơn.
Đã có một diễn biến bất ngờ trong sự phát triển của mối quan hệ đối tác chiến lược lâu dài giữa Ấn Độ và Nga, khi New Delhi có thể bán tên lửa BrahMos cho Moskva. Động thái này mang tính lịch sử vì hai nước đã cùng nhau phát triển loại vũ khí mạnh mẽ nói trên.
Giám đốc điều hành của BrahMos Aerospace - ông Atul Dinkar Rahne cho biết, Nga đang được xem là thị trường tiềm năng cho phiên bản phóng từ trên không của tên lửa hành trình siêu âm BrahMos.
Theo ông Rahne, hiện tại Quân đội Nga không có loại vũ khí nào tương tự phiên bản BrahMos-A và BrahMos-M có thể triển khai từ máy bay tiêm kích chiến thuật.
"Nếu họ có được phiên bản đặc biệt này, Nga sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong kho vũ khí của mình", ông Rahne nói và cho biết thêm trong tương lai, Ấn Độ dự kiến nhận được nhiều đơn đặt hàng từ Nga đối với tên lửa BrahMos.
Nga có thể sử dụng BrahMos theo cách tương tự tên lửa P-800 Oniks - tiền thân của BrahMos ra đời từ thời Liên Xô. Mặc dù Oniks ban đầu được phát triển như một tên lửa chống hạm, nhưng nó đã được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên bộ.
Mặc dù PJ-10 BrahMos và P-800 Oniks có nhiều đặc điểm giống nhau, nhưng tờ Asia Times lưu ý rằng những vấn đề nội bộ của ngành công nghiệp quốc phòng Nga sẽ buộc họ phải mua BrahMos từ Ấn Độ.
Trong trường hợp Không quân Nga quyết định triển khai và sử dụng tên lửa BrahMos-A, phương Tây theo dự báo sẽ rất khó tìm ra phản ứng thích hợp đối với loại vũ khí này.
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos-A là phiên bản không đối hạm được sửa đổi từ biến thể phóng từ tàu mặt nước PJ-10 BrahMos - sản phẩm hợp tác giữa Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển quốc phòng Ấn Độ - DRDO với NPO Mashinostroyenia của Nga.
Tên lửa BrahMos-A có tầm bắn 300 km, mang theo đầu đạn trọng lượng 200 kg, tốc độ lớn nhất Mach 3 nhờ được trang bị động cơ phản lực dòng thẳng do liên doanh Nga - Ấn chế tạo.
Tuy nhiên đáng lưu ý nhất của BrahMos-A lại là trọng lượng lên tới 2,5 tấn, theo đánh giá là quá khổ đối với tiêm kích thông thường, do vậy mà các máy bay chiến đấu Su-30MKI đã yêu cầu phải gia cố khung thân mới mang nổi vũ khí trên.
Trong các cuộc triển lãm quân sự, Su-30MKI chỉ đeo vỏ tên lửa BrahMos-A dưới bụng và sau đó trong một thời gian dài, Không quân Ấn Độ chỉ kiểm tra giá treo vũ khí hay tình trạng khí động học của máy bay, dẫn tới khá nhiều nghi ngờ.
Nhưng rồi điều gì cần đến cũng đã đến, Không quân Ấn Độ đã liên tiếp cung cấp hình ảnh ghi lại vụ phóng thử thành công đầu tiên của tên lửa tiên tiến và cực kỳ đáng sợ này.
Tên lửa BrahMos-A sau khi được thả khỏi tiêm kích Su-30MKI, nó rơi theo trọng lực một quãng đường khá dài, thậm chí còn gây cảm giác vụ phóng thử đã thất bại vì động cơ không kích hoạt được thì bất ngờ luồng phụt mạnh mẽ từ đuôi xuất hiện, đẩy quả đạn tới vận tốc siêu âm.
Vấn đề cần nói tiếp theo đó là với trọng lượng rất nặng của tên lửa BrahMos-A thì hiện tại Nga cũng chỉ có tiêm kích MiG-31K là mang nổi, có lẽ với thực tế trên thì Moskva nên chờ đợi New Delhi hoàn thiện phiên bản BrahMos-NG nặng chỉ 1,5 tấn thì hơn.