Theo đó, Ấn Độ đã thành công trong việc nâng cấp tên lửa này để có tầm bắn lên tới 450km. Ấn Độ đã thực hiện thành công một cuộc thử nghiệm ngày 30/12 vừa qua, xác nhận thông tin trên. Cuộc thử nghiệm trên được tiến hành tại Vịnh Bengal. Theo đó, một tiêm kích Su-30MKI đã khai hỏa tên lửa BrahMos và đánh trúng tàu mục tiêu ở khoảng cách 450km. Sau đó, Không quân Ấn Độ đã đưa ra một thông cáo báo chí về lần thử nghiệm thành công này. Một tên lửa BrahMos dùng cho tiêm kích sẽ nặng 2,5 tấn. Nó có khả năng mang chất nổ thông thường và cả đầu đạn hạt nhân. Đầu đạn hạt nhân cho BrahMos sẽ nặng khoảng 200kg tới 300kg.Ngoài tiêm kích, BrahMos cũng được cải tiến để có thể được phòng từ tàu chiến và các hệ thống từ đất liền. Tầm bắn của tên lửa này thay đổi dựa trên hệ thống khai hỏa.Được biết, nếu được phóng từ tàu chiến và hệ thống mặt đất, tên lửa BrahMos có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách tối đa 500km.BrahMos có hai giai đoạn trong khi được phóng đi. Ở giai đoạn 1 sau khi phóng, nó sử dụng hệ thống đẩy bằng nhiên liệu rắn. Giai đoạn hai sẽ sử dụng nhiên liệu lỏng để đi hết quãng đường.Tên lửa này không phải do Ấn Độ phát triển nội địa hoàn toàn. Đây là một chương trình nghiên cứu hợp tác giữa Nga và nước này.Nó đã được thử nghiệm lần đầu năm 2001. Hiện tại, Ấn Độ đang sử dụng tên lửa BrahMos cho lực lượng Quân đội, Hải quân và cả Không quân.Các cuộc thử nghiệm không-đối-đất được diễn ra gần đây nhất. Lần đầu tiên nó được phóng từ một tiêm kích là hồi tháng 4 vừa qua, khi đó có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 450km.Tên lửa BrahMos cũng có một phiên bản xuất khẩu, với tầm bắn tối đa 290km. Philippines là nước đang sở hữu số tên lửa này. Hiện, nước này mới chỉ mua lại phiên bản BrahMos được khai hỏa từ tàu chiến.
Theo đó, Ấn Độ đã thành công trong việc nâng cấp tên lửa này để có tầm bắn lên tới 450km. Ấn Độ đã thực hiện thành công một cuộc thử nghiệm ngày 30/12 vừa qua, xác nhận thông tin trên.
Cuộc thử nghiệm trên được tiến hành tại Vịnh Bengal. Theo đó, một tiêm kích Su-30MKI đã khai hỏa tên lửa BrahMos và đánh trúng tàu mục tiêu ở khoảng cách 450km. Sau đó, Không quân Ấn Độ đã đưa ra một thông cáo báo chí về lần thử nghiệm thành công này.
Một tên lửa BrahMos dùng cho tiêm kích sẽ nặng 2,5 tấn. Nó có khả năng mang chất nổ thông thường và cả đầu đạn hạt nhân. Đầu đạn hạt nhân cho BrahMos sẽ nặng khoảng 200kg tới 300kg.
Ngoài tiêm kích, BrahMos cũng được cải tiến để có thể được phòng từ tàu chiến và các hệ thống từ đất liền. Tầm bắn của tên lửa này thay đổi dựa trên hệ thống khai hỏa.
Được biết, nếu được phóng từ tàu chiến và hệ thống mặt đất, tên lửa BrahMos có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách tối đa 500km.
BrahMos có hai giai đoạn trong khi được phóng đi. Ở giai đoạn 1 sau khi phóng, nó sử dụng hệ thống đẩy bằng nhiên liệu rắn. Giai đoạn hai sẽ sử dụng nhiên liệu lỏng để đi hết quãng đường.
Tên lửa này không phải do Ấn Độ phát triển nội địa hoàn toàn. Đây là một chương trình nghiên cứu hợp tác giữa Nga và nước này.
Nó đã được thử nghiệm lần đầu năm 2001. Hiện tại, Ấn Độ đang sử dụng tên lửa BrahMos cho lực lượng Quân đội, Hải quân và cả Không quân.
Các cuộc thử nghiệm không-đối-đất được diễn ra gần đây nhất. Lần đầu tiên nó được phóng từ một tiêm kích là hồi tháng 4 vừa qua, khi đó có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 450km.
Tên lửa BrahMos cũng có một phiên bản xuất khẩu, với tầm bắn tối đa 290km. Philippines là nước đang sở hữu số tên lửa này. Hiện, nước này mới chỉ mua lại phiên bản BrahMos được khai hỏa từ tàu chiến.