Trang Sina của Trung Quốc cho biết, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ tới Nga vào tháng 9 để tham gia Diễn đàn kinh tế phương Đông lần thứ 5 và Hội nghị thượng đỉnh Nga - Ấn Độ lần thứ 20.Bên cạnh các thỏa thuận nhằm thúc đẩy kinh tế thì hợp tác quốc phòng sẽ là một trong những trọng tâm của chương trình nghị sự, giới chuyên môn nhận định sẽ có thêm nhiều thương vụ mua sắm vũ khí được mang ra bàn thảo.Theo nguồn tin của Sina thì Nga có thể bán xe tăng T-14 Armata thế hệ mới cho Ấn Độ với giá trị ước tính lên tới 4,5 tỷ USD, số lượng cụ thể có thể lên tới trên 1.700 chiếc.Nếu thông tin trên của Sina là chính xác thì Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia sở hữu nhiều xe tăng T-14 Armata nhất thế giới, thậm chí qua mặt cả nước chủ nhà Nga.Thực ra ngay từ năm 2018 đã xuất hiện những thông tin bên lề về hợp đồng mua sắm vũ khí cực lớn trên và tới thời điểm hiện tại thì có vẻ như điều đó sắp thành sự thật.Hiện tại lục quân Ấn Độ có hơn 1.000 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S Bhismah do nước này lắp ráp theo giấy phép, mới đây New Delhi còn mua sắm thêm 464 chiếc T-90MS hiện đại hơn.Ngoài ra họ còn tới hàng ngàn xe tăng T-72 các phiên bản đã tương đối cao tuổi dù được hiện đại hóa nhẹ. Số T-14 Armata sắp mua chính là nhằm thay thế những cỗ chiến xa này.Lý do nữa để Ấn Độ mua T-14 Armata đó là chương trình xe tăng chủ lực nội địa Arjun của họ đã thất bại nặng nề, phải tìm kiếm nguồn cung cấp từ nước ngoài khẩn cấp.Dự đoán sẽ chỉ có vài trăm xe tăng Armata được Nga cung cấp nguyên chiếc, số lượng còn lại sẽ do Ấn Độ tự sản xuất trong nước theo chương trình "Make in India".Ngoài ra New Delhi còn được dự đoán sẽ sử dụng công nghệ trên xe tăng T-14 Armata nhằm phát triển các phương tiện chiến đấu mặt đất tương lai của họ.Đối với Nga, hợp đồng cung cấp số lượng lớn T-14 Armata cho Ấn Độ còn giúp họ có nguồn tiền để tái đầu tư sản xuất và phân bổ nghiên cứu cho các chương trình vũ khí khác.Đặc biệt hơn khi Nga còn đang gặp khó khăn do chưa tìm được nguồn tiền để chế tạo lô T-14 Armata thứ nhất cho mình với số lượng chỉ vỏn vẹn 100 chiếc.Trước thông tin Ấn Độ có thể mua tới 1.700 xe tăng Armata thì Trung Quốc rõ ràng có lý do để lo lắng, bởi sức mạnh lục quân sẽ nghiêng hẳn về phía New Delhi.Nhưng bên cạnh đó, báo Trung Quốc cũng "nói cứng" rằng xe tăng T-14 Armata vẫn chưa thực sự hoàn thiện, tính năng kỹ chiến thuật chưa thực sự nổi trội so với Type 99A.Ngoài ra, việc Ấn Độ mua T-14 Armata chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc phải thật khẩn trương nghiên cứu chế tạo một dòng xe tăng chiến đấu chủ lực mới làm đối trọng tương xứng.
Trang Sina của Trung Quốc cho biết, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ tới Nga vào tháng 9 để tham gia Diễn đàn kinh tế phương Đông lần thứ 5 và Hội nghị thượng đỉnh Nga - Ấn Độ lần thứ 20.
Bên cạnh các thỏa thuận nhằm thúc đẩy kinh tế thì hợp tác quốc phòng sẽ là một trong những trọng tâm của chương trình nghị sự, giới chuyên môn nhận định sẽ có thêm nhiều thương vụ mua sắm vũ khí được mang ra bàn thảo.
Theo nguồn tin của Sina thì Nga có thể bán xe tăng T-14 Armata thế hệ mới cho Ấn Độ với giá trị ước tính lên tới 4,5 tỷ USD, số lượng cụ thể có thể lên tới trên 1.700 chiếc.
Nếu thông tin trên của Sina là chính xác thì Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia sở hữu nhiều xe tăng T-14 Armata nhất thế giới, thậm chí qua mặt cả nước chủ nhà Nga.
Thực ra ngay từ năm 2018 đã xuất hiện những thông tin bên lề về hợp đồng mua sắm vũ khí cực lớn trên và tới thời điểm hiện tại thì có vẻ như điều đó sắp thành sự thật.
Hiện tại lục quân Ấn Độ có hơn 1.000 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S Bhismah do nước này lắp ráp theo giấy phép, mới đây New Delhi còn mua sắm thêm 464 chiếc T-90MS hiện đại hơn.
Ngoài ra họ còn tới hàng ngàn xe tăng T-72 các phiên bản đã tương đối cao tuổi dù được hiện đại hóa nhẹ. Số T-14 Armata sắp mua chính là nhằm thay thế những cỗ chiến xa này.
Lý do nữa để Ấn Độ mua T-14 Armata đó là chương trình xe tăng chủ lực nội địa Arjun của họ đã thất bại nặng nề, phải tìm kiếm nguồn cung cấp từ nước ngoài khẩn cấp.
Dự đoán sẽ chỉ có vài trăm xe tăng Armata được Nga cung cấp nguyên chiếc, số lượng còn lại sẽ do Ấn Độ tự sản xuất trong nước theo chương trình "Make in India".
Ngoài ra New Delhi còn được dự đoán sẽ sử dụng công nghệ trên xe tăng T-14 Armata nhằm phát triển các phương tiện chiến đấu mặt đất tương lai của họ.
Đối với Nga, hợp đồng cung cấp số lượng lớn T-14 Armata cho Ấn Độ còn giúp họ có nguồn tiền để tái đầu tư sản xuất và phân bổ nghiên cứu cho các chương trình vũ khí khác.
Đặc biệt hơn khi Nga còn đang gặp khó khăn do chưa tìm được nguồn tiền để chế tạo lô T-14 Armata thứ nhất cho mình với số lượng chỉ vỏn vẹn 100 chiếc.
Trước thông tin Ấn Độ có thể mua tới 1.700 xe tăng Armata thì Trung Quốc rõ ràng có lý do để lo lắng, bởi sức mạnh lục quân sẽ nghiêng hẳn về phía New Delhi.
Nhưng bên cạnh đó, báo Trung Quốc cũng "nói cứng" rằng xe tăng T-14 Armata vẫn chưa thực sự hoàn thiện, tính năng kỹ chiến thuật chưa thực sự nổi trội so với Type 99A.
Ngoài ra, việc Ấn Độ mua T-14 Armata chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc phải thật khẩn trương nghiên cứu chế tạo một dòng xe tăng chiến đấu chủ lực mới làm đối trọng tương xứng.