Sau khi Pháp hoãn giao 4 chiến đấu cơ Rafale cho Ấn Độ vào cuối tháng 4 vừa rồi theo lịch trình định sẵn vì dịch bệnh bùng phát ở châu Âu, truyền thông Ấn Độ đã đặt nhiều câu hỏi xoay quanh cái giá vô lý mà New Delhi đã bỏ ra để mua các chiến đấu cơ này từ Pháp. Nguồn ảnh: Pinterest.Cụ thể, cái giá mà người Ấn Độ phải trả cho các chiến đấu cơ Rafale lên tới 218 triệu Euro mỗi chiếc, vào khoảng hơn 240 triệu USD. Đây là cái giá cực kỳ đắt đỏ, kể cả so với chiến đấu cơ thế hệ năm như F-35. Nguồn ảnh: Pinterest.Cần phải nhấn mạnh thêm, Rafale là chỉ là chiến đấu cơ 4++, mức giá thông thường của loại chiến đấu cơ này được các nước chào bán chỉ thường dưới 100 triệu USD cho một chiếc, không quá 150 triệu USD/chiếc khi bao gồm toàn bộ các chi phí phụ khác như vũ khí, phụ tùng, đào tạo nhân lực,... Nguồn ảnh: Pinterest.Truyền thông Ấn Độ thẳng thừng nhận xét, rất có thể phía sau hợp đồng này là một vụ bê bối lớn liên quan tới các tướng lĩnh cấp cao của Ấn Độ và các nhà thầu Pháp thậm chí sẵn sàng "tiếp tay" để đẩy giá lên cao. Nguồn ảnh: Pinterest.Trước đó, thông tin được đăng tải trên tạp chí Military Review cho biết ngay sau khi đặt bút ký thoả thuận với Pháp, Ấn Độ lại xin... giảm giá mua máy bay. Đây là một điều hoàn toàn không bình thường vì đáng lẽ ra phải "mặc cả" trước khi ký hợp đồng. Nguồn ảnh: Pinterest.Cũng cần phải nói thêm, Ấn Độ là một trong số ít những quốc gia trên thế giới không bị giới hạn bởi lệnh hạn chế vũ khí Nga do Mỹ ban hành. Theo đó, Ấn Độ hoàn toàn có thể lựa chọn tiêm kích Nga với cái giá rẻ hơn Rafale rất nhiều. Nguồn ảnh: Pinterest.Sự thật là Nga đã mang Su-35 và MiG-35 ra chào bán Ấn Độ, tuy nhiên người Ấn lại chỉ quan tâm tới tiêm kích Rafale đắt đỏ của Pháp và JAS-39 Gripen "đẹp mã" của Thuỵ Điển. Thậm chí, Thuỵ Điển cũng từng rút lui khỏi cuộc chạy đua chào bán tiêm kích cho Ấn Độ nhưng sau đó lại bất ngờ quay lại. Nguồn ảnh: Pinterest.Theo những thông tin được truyền thông quốc tế đăng tải trước đó, Ấn Độ dự tính sẽ mua tổng cộng 36 chiến đấu cơ Rafale từ Pháp. Tổng chi phí hợp đồng có thể lên tới gần 8 tỷ USD. Nguồn ảnh: Pinterest.Rõ ràng với cái giá này, Ấn Độ hoàn toàn có thể tiếp cận được nhiều loại chiến đấu cơ hơn, có nhiều lựa chọn hơn và đặc biệt là có thể kiếm được một hợp đồng "lời hơn" nhiều so với việc mua Rafale từ Pháp. Nguồn ảnh: Pinterest.Tính tới thời điểm hiện tại, các đơn hàng chiến đấu cơ Rafale mà Ấn Độ đặt từ Pháp vẫn đang bị đình trệ nghiêm trọng do dịch bệnh ở châu Âu và không loại trừ khả năng, New Delhi sẽ suy nghĩ lại, huỷ ngang hợp đồng này trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest. Video Cận cảnh chiến đấu cơ Rafale trong biên chế Pháp.
Sau khi Pháp hoãn giao 4 chiến đấu cơ Rafale cho Ấn Độ vào cuối tháng 4 vừa rồi theo lịch trình định sẵn vì dịch bệnh bùng phát ở châu Âu, truyền thông Ấn Độ đã đặt nhiều câu hỏi xoay quanh cái giá vô lý mà New Delhi đã bỏ ra để mua các chiến đấu cơ này từ Pháp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cụ thể, cái giá mà người Ấn Độ phải trả cho các chiến đấu cơ Rafale lên tới 218 triệu Euro mỗi chiếc, vào khoảng hơn 240 triệu USD. Đây là cái giá cực kỳ đắt đỏ, kể cả so với chiến đấu cơ thế hệ năm như F-35. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cần phải nhấn mạnh thêm, Rafale là chỉ là chiến đấu cơ 4++, mức giá thông thường của loại chiến đấu cơ này được các nước chào bán chỉ thường dưới 100 triệu USD cho một chiếc, không quá 150 triệu USD/chiếc khi bao gồm toàn bộ các chi phí phụ khác như vũ khí, phụ tùng, đào tạo nhân lực,... Nguồn ảnh: Pinterest.
Truyền thông Ấn Độ thẳng thừng nhận xét, rất có thể phía sau hợp đồng này là một vụ bê bối lớn liên quan tới các tướng lĩnh cấp cao của Ấn Độ và các nhà thầu Pháp thậm chí sẵn sàng "tiếp tay" để đẩy giá lên cao. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trước đó, thông tin được đăng tải trên tạp chí Military Review cho biết ngay sau khi đặt bút ký thoả thuận với Pháp, Ấn Độ lại xin... giảm giá mua máy bay. Đây là một điều hoàn toàn không bình thường vì đáng lẽ ra phải "mặc cả" trước khi ký hợp đồng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cũng cần phải nói thêm, Ấn Độ là một trong số ít những quốc gia trên thế giới không bị giới hạn bởi lệnh hạn chế vũ khí Nga do Mỹ ban hành. Theo đó, Ấn Độ hoàn toàn có thể lựa chọn tiêm kích Nga với cái giá rẻ hơn Rafale rất nhiều. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sự thật là Nga đã mang Su-35 và MiG-35 ra chào bán Ấn Độ, tuy nhiên người Ấn lại chỉ quan tâm tới tiêm kích Rafale đắt đỏ của Pháp và JAS-39 Gripen "đẹp mã" của Thuỵ Điển. Thậm chí, Thuỵ Điển cũng từng rút lui khỏi cuộc chạy đua chào bán tiêm kích cho Ấn Độ nhưng sau đó lại bất ngờ quay lại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo những thông tin được truyền thông quốc tế đăng tải trước đó, Ấn Độ dự tính sẽ mua tổng cộng 36 chiến đấu cơ Rafale từ Pháp. Tổng chi phí hợp đồng có thể lên tới gần 8 tỷ USD. Nguồn ảnh: Pinterest.
Rõ ràng với cái giá này, Ấn Độ hoàn toàn có thể tiếp cận được nhiều loại chiến đấu cơ hơn, có nhiều lựa chọn hơn và đặc biệt là có thể kiếm được một hợp đồng "lời hơn" nhiều so với việc mua Rafale từ Pháp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tính tới thời điểm hiện tại, các đơn hàng chiến đấu cơ Rafale mà Ấn Độ đặt từ Pháp vẫn đang bị đình trệ nghiêm trọng do dịch bệnh ở châu Âu và không loại trừ khả năng, New Delhi sẽ suy nghĩ lại, huỷ ngang hợp đồng này trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Video Cận cảnh chiến đấu cơ Rafale trong biên chế Pháp.