Ấn Độ và Nga là hai quốc gia “đồng minh” không hiệp ước, kể từ khi giành Ấn Độ giành được độc lập từ Anh (năm 1947), Liên Xô và sau này là Nga luôn ủng hộ các chính phủ và các chính sách của Ấn Độ. Phần lớn các loại vũ khí của Quân đội Ấn Độ có nguồn gốc từ Liên Xô và Nga.Hiện Nga có 3 loại máy bay ném bom chiến lược, trong đó “Thiên nga trắng" Tu-160 là loại máy bay ném bom chiến lược lớn nhất thế giới. Hiện Nga đang nối lại chương trình chế tạo loại máy bay ném bom này và tờ Defence Aviation Post đặt câu hỏi, nếu Ấn Độ muốn sở hữu loại máy bay ném bom này, Nga có sẵn sàng bán cho Ấn Độ? Câu trả lời là Nga có thể bán “Thiên nga trắng” Tu-160 cho Ấn Độ. Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Nga bán máy bay ném bom chiến lược và cũng không phải là lần đầu tiên nước này bán máy bay ném bom, để có thể thay đổi cán cân chiến lược.Ngay từ năm 1986, Ấn Độ đã nhập khẩu 8 máy bay chống ngầm tầm xa Tu-142M3 từ Liên Xô. Mặc dù đây là loại máy bay chống ngầm tầm xa, nhưng Tu-142M3 được cải tiến từ máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và Liên Xô không giảm khả năng tấn công của nó. Từ quan điểm thực tế, máy bay chống ngầm tầm xa Tu-142M3 có bán kính hoạt động 6.200 km và tầm bay tối đa hơn 12.000 km; nó cũng có khả năng tiếp nhiên liệu trên không và có thể trang bị tên lửa hành trình tầm xa, để thực hiện các cuộc không kích chiến lược. Hiện tại, 8 máy bay chống ngầm tầm xa Tu-142M3 của Không quân Ấn Độ đều đã được cho loại biên và thay thế bằng máy bay tuần tra biển P-8I Poseidon, được Ấn Độ mua từ Mỹ.Điều hấp dẫn là mặc dù nhiệm vụ của P-8I chủ yếu là máy bay tuần tra chống ngầm, nhưng nó cũng có khả năng lắp tên lửa chống hạm Harpoon và tên lửa hành trình Tomahawk, để thực hiện các cuộc tấn công tầm xa.Nói cách khác, Ấn Độ luôn coi việc sử dụng máy bay tuần tra tầm xa để thực hiện các cuộc không kích chiến lược, do đó, hai loai máy bay chống ngầm mà Ấn Độ mua trước và sau đều có khả năng không kích chiến lược tầm xa.Có thể thấy, Mỹ và Nga bán máy bay ném bom tầm xa cho Ấn Độ; nếu Ấn Độ muốn nâng cấp lực lượng không quân của mình và nâng cao khả năng tác chiến chiến lược, thì nước này cũng có thể mua máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga, cũng không phải là vấn đề gì quá lớn. Trong quá khứ, Liên Xô thậm chí còn bán 12 máy bay ném bom siêu thanh Tu-22B/ U cho Iraq, đây là loại máy bay ném bom hạng trung và các máy bay ném bom này cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh Iran – Iraq vào thập niên 1980. Liên Xô và Nga luôn sẵn sàng bán máy bay ném bom cho các quốc gia “bạn bè”, lần này Ấn Độ muốn hỏi mua máy bay ném bom chiến lược Tu-160, có khả năng cũng được Nga chấp nhận.Nếu Liên Xô trước kia coi Ấn Độ là một “mối đe dọa” đối với họ, thì họ đã không bán máy bay ném bom Tu-142M3. Rốt cuộc, bán kính tấn công của máy bay ném bom này cũng có thể chạm tới lãnh thổ Liên Xô; vì Liên Xô trước kia có thể bán Tu-142M3 cho Ấn Độ, thì ngày nay, vị thế của Ngalại hoàn toàn khác.Tu-160 là một trong những máy bay ném bom chiến lược tiên tiến nhất trên thế giới; điểm hạn chế của nó đó là không có tính năng tàng hình. Là một máy bay ném bom hạng nặng siêu thanh, tốc độ bay của nó đạt tới Mach 2,08, nhanh hơn tốc độ Mach 1,8 của máy bay ném bom B-1B của Mỹ.Hơn nữa, máy bay ném bom Tu-160 có bán kính chiến đấu lớn hơn máy bay ném bom B-1B. Bán kính hoạt động của Tu-160 (không cần tiếp dầu trên không) đạt hơn 7.000 km, lớn hơn nhiều so với bán kính chiến đấu 5.000 km của máy bay ném bom B-1B. Ngoài ra, một chiếc Tu-160 có khả năng mang theo 12 tên lửa hành trình trong giá phóng xoay. Một phi đội 3 chiếc Tu-160, có thể phóng 36 tên lửa hành trình trong một lần xuất kích, nên có khả năng thay đổi cục diện chiến trường. Nếu Ấn Độ sở hữu máy bay ném bom chiến lược Tu-160 thì điều gì sẽ xảy ra? Trước hết, Trung Quốc và Pakistan sẽ thêm mối lo lắng và phải cần thiết triển khai các biện pháp đối phó. Ví dụ Trung Quốc khi đó sẽ phải triển khai thêm các radar cảnh báo phòng không ở biên giới phía tây nam và thậm chí triển khai các mảng radar mảng pha lớn. Đồng thời, ở những nơi khuất của thung lũng, phải bố trí thêm các vị trí tên lửa phòng không có chiều sâu.Cả Trung Quốc và Pakistan cũng cần xây dựng thêm các sân bay dã chiến, luôn chuẩn bị triển khai thêm máy bay đánh chặn phía trước; chuẩn bị nhanh chóng đánh chặn máy bay ném bom và tên lửa hành trình.Với mối quan hệ tốt đẹp giữa Nga và Ấn Độ, tờ Defence Aviation Post cho rằng, rất có khả năng “trong một ngày đẹp trời”, Moskva sẽ bán máy bay ném bom Tu-160 cho Ấn Độ và điều này cũng sẽ khiến các đối thủ của Ấn Độ cảnh giác và chú ý hơn đến vấn đề này; đồng thời chuẩn bị kế hoạch ứng phó.
Ấn Độ và Nga là hai quốc gia “đồng minh” không hiệp ước, kể từ khi giành Ấn Độ giành được độc lập từ Anh (năm 1947), Liên Xô và sau này là Nga luôn ủng hộ các chính phủ và các chính sách của Ấn Độ. Phần lớn các loại vũ khí của Quân đội Ấn Độ có nguồn gốc từ Liên Xô và Nga.
Hiện Nga có 3 loại máy bay ném bom chiến lược, trong đó “Thiên nga trắng" Tu-160 là loại máy bay ném bom chiến lược lớn nhất thế giới. Hiện Nga đang nối lại chương trình chế tạo loại máy bay ném bom này và tờ Defence Aviation Post đặt câu hỏi, nếu Ấn Độ muốn sở hữu loại máy bay ném bom này, Nga có sẵn sàng bán cho Ấn Độ?
Câu trả lời là Nga có thể bán “Thiên nga trắng” Tu-160 cho Ấn Độ. Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Nga bán máy bay ném bom chiến lược và cũng không phải là lần đầu tiên nước này bán máy bay ném bom, để có thể thay đổi cán cân chiến lược.
Ngay từ năm 1986, Ấn Độ đã nhập khẩu 8 máy bay chống ngầm tầm xa Tu-142M3 từ Liên Xô. Mặc dù đây là loại máy bay chống ngầm tầm xa, nhưng Tu-142M3 được cải tiến từ máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và Liên Xô không giảm khả năng tấn công của nó.
Từ quan điểm thực tế, máy bay chống ngầm tầm xa Tu-142M3 có bán kính hoạt động 6.200 km và tầm bay tối đa hơn 12.000 km; nó cũng có khả năng tiếp nhiên liệu trên không và có thể trang bị tên lửa hành trình tầm xa, để thực hiện các cuộc không kích chiến lược.
Hiện tại, 8 máy bay chống ngầm tầm xa Tu-142M3 của Không quân Ấn Độ đều đã được cho loại biên và thay thế bằng máy bay tuần tra biển P-8I Poseidon, được Ấn Độ mua từ Mỹ.
Điều hấp dẫn là mặc dù nhiệm vụ của P-8I chủ yếu là máy bay tuần tra chống ngầm, nhưng nó cũng có khả năng lắp tên lửa chống hạm Harpoon và tên lửa hành trình Tomahawk, để thực hiện các cuộc tấn công tầm xa.
Nói cách khác, Ấn Độ luôn coi việc sử dụng máy bay tuần tra tầm xa để thực hiện các cuộc không kích chiến lược, do đó, hai loai máy bay chống ngầm mà Ấn Độ mua trước và sau đều có khả năng không kích chiến lược tầm xa.
Có thể thấy, Mỹ và Nga bán máy bay ném bom tầm xa cho Ấn Độ; nếu Ấn Độ muốn nâng cấp lực lượng không quân của mình và nâng cao khả năng tác chiến chiến lược, thì nước này cũng có thể mua máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga, cũng không phải là vấn đề gì quá lớn.
Trong quá khứ, Liên Xô thậm chí còn bán 12 máy bay ném bom siêu thanh Tu-22B/ U cho Iraq, đây là loại máy bay ném bom hạng trung và các máy bay ném bom này cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh Iran – Iraq vào thập niên 1980.
Liên Xô và Nga luôn sẵn sàng bán máy bay ném bom cho các quốc gia “bạn bè”, lần này Ấn Độ muốn hỏi mua máy bay ném bom chiến lược Tu-160, có khả năng cũng được Nga chấp nhận.
Nếu Liên Xô trước kia coi Ấn Độ là một “mối đe dọa” đối với họ, thì họ đã không bán máy bay ném bom Tu-142M3. Rốt cuộc, bán kính tấn công của máy bay ném bom này cũng có thể chạm tới lãnh thổ Liên Xô; vì Liên Xô trước kia có thể bán Tu-142M3 cho Ấn Độ, thì ngày nay, vị thế của Ngalại hoàn toàn khác.
Tu-160 là một trong những máy bay ném bom chiến lược tiên tiến nhất trên thế giới; điểm hạn chế của nó đó là không có tính năng tàng hình. Là một máy bay ném bom hạng nặng siêu thanh, tốc độ bay của nó đạt tới Mach 2,08, nhanh hơn tốc độ Mach 1,8 của máy bay ném bom B-1B của Mỹ.
Hơn nữa, máy bay ném bom Tu-160 có bán kính chiến đấu lớn hơn máy bay ném bom B-1B. Bán kính hoạt động của Tu-160 (không cần tiếp dầu trên không) đạt hơn 7.000 km, lớn hơn nhiều so với bán kính chiến đấu 5.000 km của máy bay ném bom B-1B.
Ngoài ra, một chiếc Tu-160 có khả năng mang theo 12 tên lửa hành trình trong giá phóng xoay. Một phi đội 3 chiếc Tu-160, có thể phóng 36 tên lửa hành trình trong một lần xuất kích, nên có khả năng thay đổi cục diện chiến trường.
Nếu Ấn Độ sở hữu máy bay ném bom chiến lược Tu-160 thì điều gì sẽ xảy ra? Trước hết, Trung Quốc và Pakistan sẽ thêm mối lo lắng và phải cần thiết triển khai các biện pháp đối phó.
Ví dụ Trung Quốc khi đó sẽ phải triển khai thêm các radar cảnh báo phòng không ở biên giới phía tây nam và thậm chí triển khai các mảng radar mảng pha lớn. Đồng thời, ở những nơi khuất của thung lũng, phải bố trí thêm các vị trí tên lửa phòng không có chiều sâu.
Cả Trung Quốc và Pakistan cũng cần xây dựng thêm các sân bay dã chiến, luôn chuẩn bị triển khai thêm máy bay đánh chặn phía trước; chuẩn bị nhanh chóng đánh chặn máy bay ném bom và tên lửa hành trình.
Với mối quan hệ tốt đẹp giữa Nga và Ấn Độ, tờ Defence Aviation Post cho rằng, rất có khả năng “trong một ngày đẹp trời”, Moskva sẽ bán máy bay ném bom Tu-160 cho Ấn Độ và điều này cũng sẽ khiến các đối thủ của Ấn Độ cảnh giác và chú ý hơn đến vấn đề này; đồng thời chuẩn bị kế hoạch ứng phó.