Ấn Độ được cho là sẽ sớm buộc phải mua tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II từ Mỹ, sau khi Trung Quốc quyết định sẽ cung cấp sớm tiêm kích J-31 tới Pakistan.Nước này cũng đang trong quá trình sản xuất chiến đấu cơ tàng hình nội địa. Được biết, các thông số của mẫu tiêm kích này sẽ không hề kém cạnh so với F-35 do Mỹ sản xuất.Tuy nhiên, Ấn Độ mới đang trong giai đoạn nghiên cứu sản xuất, do vậy sẽ mất ít nhất 15 năm nữa để loại chiến đấu cơ này được đưa vào sản xuất hàng loạt.Ấn Độ cũng quyết định bỏ qua tiêm kích Su-57 từ Nga. Bởi, sau khi hợp tác sản xuất mẫu tiêm kích FGFA - thực chất là Su-57 phiên bản hai chỗ ngồi - họ nhận thấy mẫu tiêm kích này còn nhiều nhược điểm.Nhận thấy các động thái từ nước láng giềng Pakistan, Ấn Độ đã phải nhanh chóng lên kế hoạch mua lại tiêm kích F-35 nhằm cân bằng tiềm lực quân sự.Trước đó, khi Ấn Độ đặt mua 36 chiếc Dassault Rafale từ Pháp, Pakistan cũng đã đáp trả bằng một đơn hàng 16 chiếc J-10E từ Trung Quốc, với thời gian giao hàng vỏn vẹn chỉ 10 tháng.Thậm chí, Pakistan còn hợp tác với Trung Quốc nhằm hợp tác phát triển phiên bản tiêm kích JF-17 Block-IV. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang mong muốn bổ sung JF-17 Block-II phục vụ tại lực lượng quân sự Pakistan.Pakistan được cho là sẽ mua ít nhất 250 chiếc JF-17, sẽ được phối hợp cùng J-10CE và tiêm kích tàng hình FC-31 (bản xuất khẩu của J-31)Đây là một diễn biến khiến Ấn Độ trở nên lo ngại, bởi khi vẫn đang sử dụng tiêm kích thế hệ 4, Trung Quốc đã bỏ xa nước này với hàng loạt tiêm kích thế hệ 5 được triển khai tại các điểm nóng ở biên giới.Nếu tiếp tục bị Pakistan vượt mặt, Ấn Độ sẽ khó lòng chấp nhận thất bại này, nhất là khi thất bại của trận không chiến vài năm trước vẫn còn in đậm trong tâm trí.Khi đó, các tiêm kích MiG-29 Bison và Su-30MKI từ Nga sẽ trở nên bất lực trước mẫu JF-17 tân tiến của Pakistan.Nếu Pakistan quyết định đưa FC-31 vào lực lượng trực chiến thì ngay cả khi đã nhận phi đội Rafale từ Pháp, bất lợi vẫn sẽ thuộc về Ấn Độ.Vì vậy, lựa chọn duy nhất của Ấn Độ lúc này chỉ có thể là đặt mua tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II từ Mỹ. Với tính năng kỹ chiến thuật đã được khẳng định, chiếc chiến đấu cơ thế hệ 5 này sẽ khiến Bộ Quốc phòng Ấn Độ tạm yên tâm.Không chỉ vậy, ngoài phiên bản F-35A, Ấn Độ rất có thể cũng sẽ đặt mua tiêm kích F-35B để trang bị trên tàu sân bay. Đây cũng là điều cần thiết sau khi xuất hiện các thông tin cho rằng Trung Quốc cũng đang thử nghiệm một phiên bản J-31 sử dung cho tàu sân bay.Trở ngại lớn nhất với Ấn Độ hiện nay là Mỹ sẽ không cho phép F-35 hoạt động cùng hệ thống S-400 từ Nga sản xuất, và đây là một vấn đề phức tạp, khó lòng giải quyết trong tương lai gần.
Ấn Độ được cho là sẽ sớm buộc phải mua tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II từ Mỹ, sau khi Trung Quốc quyết định sẽ cung cấp sớm tiêm kích J-31 tới Pakistan.
Nước này cũng đang trong quá trình sản xuất chiến đấu cơ tàng hình nội địa. Được biết, các thông số của mẫu tiêm kích này sẽ không hề kém cạnh so với F-35 do Mỹ sản xuất.
Tuy nhiên, Ấn Độ mới đang trong giai đoạn nghiên cứu sản xuất, do vậy sẽ mất ít nhất 15 năm nữa để loại chiến đấu cơ này được đưa vào sản xuất hàng loạt.
Ấn Độ cũng quyết định bỏ qua tiêm kích Su-57 từ Nga. Bởi, sau khi hợp tác sản xuất mẫu tiêm kích FGFA - thực chất là Su-57 phiên bản hai chỗ ngồi - họ nhận thấy mẫu tiêm kích này còn nhiều nhược điểm.
Nhận thấy các động thái từ nước láng giềng Pakistan, Ấn Độ đã phải nhanh chóng lên kế hoạch mua lại tiêm kích F-35 nhằm cân bằng tiềm lực quân sự.
Trước đó, khi Ấn Độ đặt mua 36 chiếc Dassault Rafale từ Pháp, Pakistan cũng đã đáp trả bằng một đơn hàng 16 chiếc J-10E từ Trung Quốc, với thời gian giao hàng vỏn vẹn chỉ 10 tháng.
Thậm chí, Pakistan còn hợp tác với Trung Quốc nhằm hợp tác phát triển phiên bản tiêm kích JF-17 Block-IV. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang mong muốn bổ sung JF-17 Block-II phục vụ tại lực lượng quân sự Pakistan.
Pakistan được cho là sẽ mua ít nhất 250 chiếc JF-17, sẽ được phối hợp cùng J-10CE và tiêm kích tàng hình FC-31 (bản xuất khẩu của J-31)
Đây là một diễn biến khiến Ấn Độ trở nên lo ngại, bởi khi vẫn đang sử dụng tiêm kích thế hệ 4, Trung Quốc đã bỏ xa nước này với hàng loạt tiêm kích thế hệ 5 được triển khai tại các điểm nóng ở biên giới.
Nếu tiếp tục bị Pakistan vượt mặt, Ấn Độ sẽ khó lòng chấp nhận thất bại này, nhất là khi thất bại của trận không chiến vài năm trước vẫn còn in đậm trong tâm trí.
Khi đó, các tiêm kích MiG-29 Bison và Su-30MKI từ Nga sẽ trở nên bất lực trước mẫu JF-17 tân tiến của Pakistan.
Nếu Pakistan quyết định đưa FC-31 vào lực lượng trực chiến thì ngay cả khi đã nhận phi đội Rafale từ Pháp, bất lợi vẫn sẽ thuộc về Ấn Độ.
Vì vậy, lựa chọn duy nhất của Ấn Độ lúc này chỉ có thể là đặt mua tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II từ Mỹ. Với tính năng kỹ chiến thuật đã được khẳng định, chiếc chiến đấu cơ thế hệ 5 này sẽ khiến Bộ Quốc phòng Ấn Độ tạm yên tâm.
Không chỉ vậy, ngoài phiên bản F-35A, Ấn Độ rất có thể cũng sẽ đặt mua tiêm kích F-35B để trang bị trên tàu sân bay. Đây cũng là điều cần thiết sau khi xuất hiện các thông tin cho rằng Trung Quốc cũng đang thử nghiệm một phiên bản J-31 sử dung cho tàu sân bay.
Trở ngại lớn nhất với Ấn Độ hiện nay là Mỹ sẽ không cho phép F-35 hoạt động cùng hệ thống S-400 từ Nga sản xuất, và đây là một vấn đề phức tạp, khó lòng giải quyết trong tương lai gần.