Sau khi Ai Cập mua máy bay chiến đấu hạng trung hai động cơ Rafale, của Dassault (Pháp) vào tháng 2/2015, và mua thêm lô tiêm kích Rafale thứ hai vào tháng 5/2021; lãnh đạo Ai Cập lại tiếp tục phá vỡ truyền thống mua vũ khí không phải từ Mỹ, vốn được duy trì trong nhiều thập kỷ.Trong một thời gian dài, Không quân Ai Cập không sở hữu máy bay chiến đấu hạng trung và hạng nặng; phần lớn máy bay của họ bao gồm các máy bay phản lực một động cơ hạng nhẹ, giá rẻ như F-16 và MiG-21. Việc bổ sung các máy bay chiến đấu MiG-29M và Su-35 của Nga, và đặc biệt là Rafale, đã đưa Không quân Ai Cập trở lại là một thế lực trong khu vực.Mặc dù không nghi ngờ gì về khả năng của Rafale, có tính năng hiện đại hơn so với các máy bay chiến đấu MiG và F-16 của các nước láng giềng Ai Cập; nhưng khả năng Rafale, chiếm lợi thế so với máy bay F-15 của Israel (đối thủ tiềm tàng của Ai Cập), thì vẫn còn nhiều nghi vấn.Israel là khách hàng nước ngoài đầu tiên sử dụng F-15 Eagle, đây là máy bay chiến đấu thế hệ 4 thứ hai trên thế giới, đi vào hoạt động (sau F-14 Tomcat, cũng của Mỹ). Hiện nay F-15C Eagle vẫn là tiêm kích chiếm ưu thế trên không hàng đầu của Israel.Tất cả 83 chiếc F-15 của Không quân Israel là phiên bản F-15C; đây là chiến đấu cơ hạng nặng hơn so với Rafale (trọng lượng cất cánh lần lượt của hai loại máy bay là 20.000kg và 15.000kg), và có vai trò chuyên biệt hơn trong nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không.So sánh hiệu suất bay của F-15 và Rafale, thì F-15 có tầm bay xa hơn, độ cao hoạt động lớn hơn và có sức bền vượt trội. F-15 vẫn là máy bay chiến đấu nhanh nhất của phương Tây, hiện có trong biên chế, có thể đạt tốc độ Mach 2,5; trong khi Rafale chỉ giới hạn ở tốc độ Mach 1,8 và là máy bay có tốc độ chậm nhất.Khả năng bay nhanh và bay cao, không chỉ giúp F-15 có khả năng sống sót cao hơn (nhất là khi né tránh tên lửa của đối phương), mà còn cho phép F-15 tiếp thêm động năng cho tên lửa khi phóng.Mặc dù máy bay tiêm kích F-15 không được trang bị radar quét mảng pha điện tử (AESA) như của của Rafale, nhưng F-15 được bù đắp phần nào với kích thước radar lớn và mạnh hơn nhiều. Tuy nhiên Rafale vẫn có lợi thế về khả năng nhận biết tình huống trên không, tốt hơn F-15.Radar của Rafale cũng nhỏ hơn và tín hiệu phản xạ radar thấp hơn, khiến nó khó bị đối phương phát hiện hơn; nhưng có lẽ lợi thế quan trọng nhất là việc sử dụng radar AESA, nên khó bị gây nhiễu hơn đáng kể, so với radar quét thụ động của F-15.Mặc dù Rafale có những lợi thế về radar AESA, nhưng hệ thống tác chiến điện tử của F-15, đều do Israel chế tạo, đã góp phần nâng cao khả năng sống sót của nó. Trong khi các hệ thống điện tử trên Rafale xuất khẩu cho Ai Cập, có tính năng kém hơn so với những phiên bản Rafale của Pháp.Lợi thế chính của F-15, đó chính là khả năng chiến đấu ngoài tầm nhìn, với tên lửa AIM-120C được trang bị, có tầm bắn đến 105km; trong khi tên lửa tầm trung MICA của Pháp, trang bị trên Rafales của Ai Cập, có tầm bắn chỉ 80km.Rafale cũng có lợi thế là có thể mang nhiều tên lửa hơn, nhưng việc mang nhiều tên lửa, làm ảnh hưởng lớn hơn đến khả năng cơ động và tầm hoạt động của nó, so với F-15; do trọng lượng cất cánh của Rafale thấp hơn nhiều, so với F-15.Để bù đắp cho những hạn chế này, trong gói cung cấp Rafale vừa ký, Pháp sẽ cung cấp cho Ai Cập tên lửa tầm xa Meteor, có tính năng vượt trội hơn nhiều so với tên lửa không đối không AIM-120 mà F-15 trang bị. Tuy nhiên, các biến thể của Meteor cung cấp cho Ai Cập, có khả năng bị hạ cấp rất nhiều và có thể gặp khó khăn trước các hệ thống tác chiến điện tử của Israel.Mặc dù F-15C có hiệu suất hoạt động tốt hơn Rafale, nhưng F-15 là thiết kế ra đời trước Rafale 30 năm; Rafale được trang bị những công nghệ mà F-15 không có như radar AESA và hệ thống theo dõi và tìm kiếm tia hồng ngoại (IBRIS), nên Rafale có thể tìm kiếm mục tiêu ở tầm trung và tầm ngắn mà không cần sử dụng radar.Trong khi sức mạnh chiến đấu F-15C của Israel là hiệu suất bay tuyệt vời, khả năng chiếm ưu thế trên không và những vũ khí tiến công tầm xa; đặc biệt là kinh nghiệp sử dụng F-15 của Không quân Israel có thể nói là đứng đầu thế giới, vượt cả đồng nghiệp Mỹ.Rafale là máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ, có khả năng hơn đáng kể trong các vai trò khác ngoài không chiến; trong tương lai, Rafale của Ai Cập có thể được trang bị tên lửa hành trình tiến công mặt đất Scalp, nâng cao khả năng của Rafale.Điểm yếu của cả Rafale và F-15C là đều không có tên lửa có tính năng cao, cho các cuộc không chiến trong tầm nhìn; tên lửa tầm ngắn Magic II của Pháp tụt hậu so với các đối thủ Mỹ và F-15 của Israel, không được tích hợp các biến thể AIM-9X mới nhất, để tác chiến tầm ngắn.Về giá cả, Rafale là một máy bay đắt hơn đáng kể so với F-15, và thậm chí là cao hơn nhiều máy bay chiến đấu F-35A thế hệ 5; nhưng phần nào bù đắp cho giá mua cao ngất trời, là chi phí hoạt động và yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn và tỷ lệ xuất kích cao hơn của Rafale.Trong tương lai gần, Rafale của Ai Cập sẽ có khả năng bị F-15EX của Israel “qua mặt”, khi Không quân Israel dự kiến sẽ mua 25 chiếc F-15EX; F-15EX là phiên bản F-15 cải tiến mới nhất của Boeing, có tính năng vượt trội F-15 nguyên bản. Nguồn ảnh: Pinterest.F-15EX sẽ được trang bị động cơ mới, radar AESA và khả năng tác chiến điện tử rất mạnh, đặc biệt là khả năng mang tải vũ khí; có tính năng vượt trội Rafale. Để đối đầu với F-15EX, Ai Cập chỉ có thể nhập thêm Su-35 hoặc Su-57 của Nga, mới có thể có tính năng tương đương hoặc vượt trội F-15EX của Israel. Cận cảnh các tiêm kích hạng nặng F-15I và F-15E của Israel. Nguồn: IAF.
Sau khi Ai Cập mua máy bay chiến đấu hạng trung hai động cơ Rafale, của Dassault (Pháp) vào tháng 2/2015, và mua thêm lô tiêm kích Rafale thứ hai vào tháng 5/2021; lãnh đạo Ai Cập lại tiếp tục phá vỡ truyền thống mua vũ khí không phải từ Mỹ, vốn được duy trì trong nhiều thập kỷ.
Trong một thời gian dài, Không quân Ai Cập không sở hữu máy bay chiến đấu hạng trung và hạng nặng; phần lớn máy bay của họ bao gồm các máy bay phản lực một động cơ hạng nhẹ, giá rẻ như F-16 và MiG-21. Việc bổ sung các máy bay chiến đấu MiG-29M và Su-35 của Nga, và đặc biệt là Rafale, đã đưa Không quân Ai Cập trở lại là một thế lực trong khu vực.
Mặc dù không nghi ngờ gì về khả năng của Rafale, có tính năng hiện đại hơn so với các máy bay chiến đấu MiG và F-16 của các nước láng giềng Ai Cập; nhưng khả năng Rafale, chiếm lợi thế so với máy bay F-15 của Israel (đối thủ tiềm tàng của Ai Cập), thì vẫn còn nhiều nghi vấn.
Israel là khách hàng nước ngoài đầu tiên sử dụng F-15 Eagle, đây là máy bay chiến đấu thế hệ 4 thứ hai trên thế giới, đi vào hoạt động (sau F-14 Tomcat, cũng của Mỹ). Hiện nay F-15C Eagle vẫn là tiêm kích chiếm ưu thế trên không hàng đầu của Israel.
Tất cả 83 chiếc F-15 của Không quân Israel là phiên bản F-15C; đây là chiến đấu cơ hạng nặng hơn so với Rafale (trọng lượng cất cánh lần lượt của hai loại máy bay là 20.000kg và 15.000kg), và có vai trò chuyên biệt hơn trong nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không.
So sánh hiệu suất bay của F-15 và Rafale, thì F-15 có tầm bay xa hơn, độ cao hoạt động lớn hơn và có sức bền vượt trội. F-15 vẫn là máy bay chiến đấu nhanh nhất của phương Tây, hiện có trong biên chế, có thể đạt tốc độ Mach 2,5; trong khi Rafale chỉ giới hạn ở tốc độ Mach 1,8 và là máy bay có tốc độ chậm nhất.
Khả năng bay nhanh và bay cao, không chỉ giúp F-15 có khả năng sống sót cao hơn (nhất là khi né tránh tên lửa của đối phương), mà còn cho phép F-15 tiếp thêm động năng cho tên lửa khi phóng.
Mặc dù máy bay tiêm kích F-15 không được trang bị radar quét mảng pha điện tử (AESA) như của của Rafale, nhưng F-15 được bù đắp phần nào với kích thước radar lớn và mạnh hơn nhiều. Tuy nhiên Rafale vẫn có lợi thế về khả năng nhận biết tình huống trên không, tốt hơn F-15.
Radar của Rafale cũng nhỏ hơn và tín hiệu phản xạ radar thấp hơn, khiến nó khó bị đối phương phát hiện hơn; nhưng có lẽ lợi thế quan trọng nhất là việc sử dụng radar AESA, nên khó bị gây nhiễu hơn đáng kể, so với radar quét thụ động của F-15.
Mặc dù Rafale có những lợi thế về radar AESA, nhưng hệ thống tác chiến điện tử của F-15, đều do Israel chế tạo, đã góp phần nâng cao khả năng sống sót của nó. Trong khi các hệ thống điện tử trên Rafale xuất khẩu cho Ai Cập, có tính năng kém hơn so với những phiên bản Rafale của Pháp.
Lợi thế chính của F-15, đó chính là khả năng chiến đấu ngoài tầm nhìn, với tên lửa AIM-120C được trang bị, có tầm bắn đến 105km; trong khi tên lửa tầm trung MICA của Pháp, trang bị trên Rafales của Ai Cập, có tầm bắn chỉ 80km.
Rafale cũng có lợi thế là có thể mang nhiều tên lửa hơn, nhưng việc mang nhiều tên lửa, làm ảnh hưởng lớn hơn đến khả năng cơ động và tầm hoạt động của nó, so với F-15; do trọng lượng cất cánh của Rafale thấp hơn nhiều, so với F-15.
Để bù đắp cho những hạn chế này, trong gói cung cấp Rafale vừa ký, Pháp sẽ cung cấp cho Ai Cập tên lửa tầm xa Meteor, có tính năng vượt trội hơn nhiều so với tên lửa không đối không AIM-120 mà F-15 trang bị. Tuy nhiên, các biến thể của Meteor cung cấp cho Ai Cập, có khả năng bị hạ cấp rất nhiều và có thể gặp khó khăn trước các hệ thống tác chiến điện tử của Israel.
Mặc dù F-15C có hiệu suất hoạt động tốt hơn Rafale, nhưng F-15 là thiết kế ra đời trước Rafale 30 năm; Rafale được trang bị những công nghệ mà F-15 không có như radar AESA và hệ thống theo dõi và tìm kiếm tia hồng ngoại (IBRIS), nên Rafale có thể tìm kiếm mục tiêu ở tầm trung và tầm ngắn mà không cần sử dụng radar.
Trong khi sức mạnh chiến đấu F-15C của Israel là hiệu suất bay tuyệt vời, khả năng chiếm ưu thế trên không và những vũ khí tiến công tầm xa; đặc biệt là kinh nghiệp sử dụng F-15 của Không quân Israel có thể nói là đứng đầu thế giới, vượt cả đồng nghiệp Mỹ.
Rafale là máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ, có khả năng hơn đáng kể trong các vai trò khác ngoài không chiến; trong tương lai, Rafale của Ai Cập có thể được trang bị tên lửa hành trình tiến công mặt đất Scalp, nâng cao khả năng của Rafale.
Điểm yếu của cả Rafale và F-15C là đều không có tên lửa có tính năng cao, cho các cuộc không chiến trong tầm nhìn; tên lửa tầm ngắn Magic II của Pháp tụt hậu so với các đối thủ Mỹ và F-15 của Israel, không được tích hợp các biến thể AIM-9X mới nhất, để tác chiến tầm ngắn.
Về giá cả, Rafale là một máy bay đắt hơn đáng kể so với F-15, và thậm chí là cao hơn nhiều máy bay chiến đấu F-35A thế hệ 5; nhưng phần nào bù đắp cho giá mua cao ngất trời, là chi phí hoạt động và yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn và tỷ lệ xuất kích cao hơn của Rafale.
Trong tương lai gần, Rafale của Ai Cập sẽ có khả năng bị F-15EX của Israel “qua mặt”, khi Không quân Israel dự kiến sẽ mua 25 chiếc F-15EX; F-15EX là phiên bản F-15 cải tiến mới nhất của Boeing, có tính năng vượt trội F-15 nguyên bản. Nguồn ảnh: Pinterest.
F-15EX sẽ được trang bị động cơ mới, radar AESA và khả năng tác chiến điện tử rất mạnh, đặc biệt là khả năng mang tải vũ khí; có tính năng vượt trội Rafale. Để đối đầu với F-15EX, Ai Cập chỉ có thể nhập thêm Su-35 hoặc Su-57 của Nga, mới có thể có tính năng tương đương hoặc vượt trội F-15EX của Israel.
Cận cảnh các tiêm kích hạng nặng F-15I và F-15E của Israel. Nguồn: IAF.