Theo cựu Bộ trưởng Tài chính Afghanistan, ông Khalid Payenda cho biết, hầu hết hơn 300.000 binh sĩ của Quân đội Afghanistan là không hề tồn tại trên thực tế, đây đều là các lính “ma” được tạo ra bởi các quan chức tham nhũng nước này, nhằm lợi dụng hệ thống này lấy tiền từ chính phủ.Theo ông chia sẻ, tiền từ chính phủ xuất cho lương và khẩu phần ăn của binh lính, là dựa trên các danh sách số lượng lính từ các đơn vị gửi về theo đúng quy trình. Từ đó, Afghanistan đã chi trả các chi phí ảo này, bị thổi phồng số lượng trong thời gian dài.Ông Payenda còn cho biết thêm, khi người lính thực sự của các đơn vị trên đã hi sinh hay đào ngũ, chỉ huy thường có động thái giữ lại thẻ lương và rút lương của họ về túi mình.Ông nhấn mạnh trong sự phẫn nộ, những Thủ lĩnh Lực lượng Dân quân Afghanistan từng được chính phủ hậu thuẫn, hoá ra toàn những kẻ “hai mặt”.Điều này không chỉ khiến Quân đội Afghanistan sụp đổ, mà dần dần, với sự bòn rút từ các quan chức tham nhũng này, gây ảnh hưởng cực lớn và là nguyên nhân khiến Chính phủ Afghanistan sụp đổ nhanh như chính quân đội của nước này.Theo ông Payenda, chắc chắn có sự tham gia của các quan chức cấp cao trong vấn đề này. Ông cũng nói thêm rằng, ông không tin Cựu Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã làm những việc này trước đây.Điều này cũng đã ảnh hưởng đến góc nhìn từ Mỹ, khi họ đầu tư cho Afghanistan, hậu thuẫn nước này trong khả năng quân sự mà dường như đang “rót tiền” mà không đạt kết quả khả quan như các báo cáo mang lại.Và dù là ông Payenda hay Mỹ đi chăng nữa, thì cũng không phải những người đầu tiên nêu lên ý kiến, bày tỏ sự lo lại về hệ thống những người lính “ma” này của Quân đội Afghanistan.Một nhà Lập pháp Afghanistan, ông Ghulam Hussain Nasiri cũng từng chia sẻ, “Khi chúng tôi nói rằng chúng tôi có 100 binh sĩ trên chiến trường, thực tế chỉ là 30 hoặc 40. một dấu hiệu của tham nhũng lớn - lý do biến Afghanistan thành một trong những quốc gia tham nhũng nhất trên thế giới".Một quan chức Afghanistan khác giấu tiên, cũng nói rằng "không ai biết quân số chính xác của Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Afghanistan là bao nhiêu". Đơn giản chỉ vì con số thực tế, luôn khác xa số lượng được báo cáo. Khoản tiền chênh lệch để trả lương cho binh lính, sẽ thất thoát vào túi những quan chức cấp cao, thậm chí chảy thẳng ra tài khoản của họ ở nước ngoài.Ông John Sopko, Tổng thanh tra đặc biệt về tái thiết Afghanistan (SIGAR), ông cho biết "Cả Mỹ và các đồng minh Afghanistan của họ đều không thực sự biết có bao nhiêu binh sĩ và cảnh sát Afghanistan sẵn sàng làm nhiệm vụ, hoặc nói rộng ra, bản chất thực sự của khả năng hoạt động của họ".Vào cuộc họp Quốc hội Afghanistan vào năm 2016, SIGAR cũng đã cảnh báo rằng, hơn 300 triệu USD mỗi năm đang được chi tả cho những gì không tồn tại, những người lính “ma” trong các năm qua.Mỹ cũng đã nỗ lực rất nhiều, nhằm loại bỏ những người lính “ma” ra khỏi biên chế Quân đội Afghanistan. Tuy nhiên, điều này là không thể khi chính bản thân quân đội Mỹ, cũng đếm ngược từng ngày để được rút lui ra khỏi quốc gia này.Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu, khiến cho quân đội Afghanistan tan rã nhanh chóng trước Taliban. Thậm chí, đây cũng là nguyên nhân khiến chính phủ nước này sụp đổ, khi các quan chức chỉ nhăm nhăm bảo vệ gia đình cùng với khoản tiền khổng lồ mà họ tham ô được suốt thời gian qua. Nguồn ảnh: BusinessInsider. Kho vũ khí khổng lồ Taliban thu giữ được của quân chính phủ Afghanistan sau khi chiếm đóng thủ đô Kabul. Nguồn: Wion.
Theo cựu Bộ trưởng Tài chính Afghanistan, ông Khalid Payenda cho biết, hầu hết hơn 300.000 binh sĩ của Quân đội Afghanistan là không hề tồn tại trên thực tế, đây đều là các lính “ma” được tạo ra bởi các quan chức tham nhũng nước này, nhằm lợi dụng hệ thống này lấy tiền từ chính phủ.
Theo ông chia sẻ, tiền từ chính phủ xuất cho lương và khẩu phần ăn của binh lính, là dựa trên các danh sách số lượng lính từ các đơn vị gửi về theo đúng quy trình. Từ đó, Afghanistan đã chi trả các chi phí ảo này, bị thổi phồng số lượng trong thời gian dài.
Ông Payenda còn cho biết thêm, khi người lính thực sự của các đơn vị trên đã hi sinh hay đào ngũ, chỉ huy thường có động thái giữ lại thẻ lương và rút lương của họ về túi mình.
Ông nhấn mạnh trong sự phẫn nộ, những Thủ lĩnh Lực lượng Dân quân Afghanistan từng được chính phủ hậu thuẫn, hoá ra toàn những kẻ “hai mặt”.
Điều này không chỉ khiến Quân đội Afghanistan sụp đổ, mà dần dần, với sự bòn rút từ các quan chức tham nhũng này, gây ảnh hưởng cực lớn và là nguyên nhân khiến Chính phủ Afghanistan sụp đổ nhanh như chính quân đội của nước này.
Theo ông Payenda, chắc chắn có sự tham gia của các quan chức cấp cao trong vấn đề này. Ông cũng nói thêm rằng, ông không tin Cựu Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã làm những việc này trước đây.
Điều này cũng đã ảnh hưởng đến góc nhìn từ Mỹ, khi họ đầu tư cho Afghanistan, hậu thuẫn nước này trong khả năng quân sự mà dường như đang “rót tiền” mà không đạt kết quả khả quan như các báo cáo mang lại.
Và dù là ông Payenda hay Mỹ đi chăng nữa, thì cũng không phải những người đầu tiên nêu lên ý kiến, bày tỏ sự lo lại về hệ thống những người lính “ma” này của Quân đội Afghanistan.
Một nhà Lập pháp Afghanistan, ông Ghulam Hussain Nasiri cũng từng chia sẻ, “Khi chúng tôi nói rằng chúng tôi có 100 binh sĩ trên chiến trường, thực tế chỉ là 30 hoặc 40. một dấu hiệu của tham nhũng lớn - lý do biến Afghanistan thành một trong những quốc gia tham nhũng nhất trên thế giới".
Một quan chức Afghanistan khác giấu tiên, cũng nói rằng "không ai biết quân số chính xác của Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Afghanistan là bao nhiêu". Đơn giản chỉ vì con số thực tế, luôn khác xa số lượng được báo cáo. Khoản tiền chênh lệch để trả lương cho binh lính, sẽ thất thoát vào túi những quan chức cấp cao, thậm chí chảy thẳng ra tài khoản của họ ở nước ngoài.
Ông John Sopko, Tổng thanh tra đặc biệt về tái thiết Afghanistan (SIGAR), ông cho biết "Cả Mỹ và các đồng minh Afghanistan của họ đều không thực sự biết có bao nhiêu binh sĩ và cảnh sát Afghanistan sẵn sàng làm nhiệm vụ, hoặc nói rộng ra, bản chất thực sự của khả năng hoạt động của họ".
Vào cuộc họp Quốc hội Afghanistan vào năm 2016, SIGAR cũng đã cảnh báo rằng, hơn 300 triệu USD mỗi năm đang được chi tả cho những gì không tồn tại, những người lính “ma” trong các năm qua.
Mỹ cũng đã nỗ lực rất nhiều, nhằm loại bỏ những người lính “ma” ra khỏi biên chế Quân đội Afghanistan. Tuy nhiên, điều này là không thể khi chính bản thân quân đội Mỹ, cũng đếm ngược từng ngày để được rút lui ra khỏi quốc gia này.
Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu, khiến cho quân đội Afghanistan tan rã nhanh chóng trước Taliban. Thậm chí, đây cũng là nguyên nhân khiến chính phủ nước này sụp đổ, khi các quan chức chỉ nhăm nhăm bảo vệ gia đình cùng với khoản tiền khổng lồ mà họ tham ô được suốt thời gian qua. Nguồn ảnh: BusinessInsider.
Kho vũ khí khổng lồ Taliban thu giữ được của quân chính phủ Afghanistan sau khi chiếm đóng thủ đô Kabul. Nguồn: Wion.