Mạng chuyên theo dõi về tình hình chiến sự Syria vừa cho đăng tải bức ảnh được cho là máy bay cường kích A-10 thả mồi bẫy sau khi thực hiện xong phi vụ không kích mục tiêu của phiến quân IS tại phía Tây Raqqa – nơi được xem là thành trì đóng bộ chỉ huy của IS tại Syria. Nguồn ảnh: SyriaLSức mạnh của A-10 được đánh giá vượt trội hơn cả máy bay cường kích Su-25 nổi tiếng của Nga về mặt hỏa lực, hệ thống điện tử. Chúng thừa sức có thể san phẳng mọi mục tiêu của phiến quân IS. Tuy nhiên, do chính sách khó hiểu của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố mà tới nay các phi vụ không kích của A-10 nói riêng và của Không quân Mỹ nói chung gần như đạt được rất ít hiệu quả trong cuộc chiến với quân khủng bố IS. Nguồn ảnh: WikipediaA-10 tham chiến lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991 chống lại Quân đội Iraq do Tổng thống Saddam Hussein lãnh đạo. Cũng từ cuộc chiến này mà tên tuổi của A-10 được tạo dựng với chiến tích tiêu diệt hơn 900 xe tăng, 2.000 xe quân sự và 1.200 khẩu pháo các loại. Nguồn ảnh: WikipediaA-10 được xem là một trong những máy cường kích thành công nhất trong lịch sử Mỹ. 716 chiếc đã được chế tạo từ 1972-1984 bởi Fairchild-Republic, đơn giá 18,8 triệu USD/chiếc. Nguồn ảnh: WikipediaMáy bay cường kích A-10 có chiều dài 16,26m, cao 4,47m, sải cánh 17,53m, trọng lượng rỗng 11,3 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa đến 23 tấn. Nguồn ảnh: WikipediaBố trí động cơ của máy bay A-10 cũng khá kỳ lạ với cặp turbofan lắp trên lưng - khiến nó bị coi là một trong những máy bay chiến đấu phản lực xấu xí nhất thế kỷ 20. Động cơ TF34-GE-100A chỉ cho tốc độ tối đa 706km/h. Mặc dù tốc độ chậm, nhưng lại là ưu thế của A-10. Bởi nhiệm vụ chi viện không quân trực tiếp (CAS: close air support) cho lực lượng bộ binh bằng cách tấn công xe tăng, xe bọc thép và các mục tiêu mặt đất khác không cần thiết phải bay quá nhanh. Nguồn ảnh: WikipediaBay chậm giúp phi công có đủ khả năng quan sát chiến trường và phân biệt mục tiêu để yểm trợ tốt nhất. Tốc độ tối thiểu của A-10 là 220km/h, cơ động khá tốt vì cánh thẳng và lớn. Tầm bay tối đa đạt 4.150km, với nhiệm vụ chống tăng thì tầm bay đạt 467km với 30 phút tham chiến. Nguồn ảnh: WikipediaTuy nhiên cũng vì phải bay chậm và thấp nên A-10 đối mặt với vô vàn nguy hiểm từ hỏa lực phòng không mặt đất (nhất là các loại pháo phòng không). Chính vì thế, buồng lái máy bay cùng hệ thống lái được bảo vệ bởi giáp titanium nặng 540km có thể kháng cự đạn pháo 23mm đến 57mm. Nguồn ảnh: WikipediaHỏa lực của A-10 đáng sợ vô cùng với lực lượng mặt đất. Ở đầu mũi nó được lắp một khẩu pháo hạng nặng GAU-8/A Avenger 30mm 7 nòng cho tốc độ bắn cực đại 4.200 phát/phút. Uy lực của pháo được đánh giá là có thể phá hủy các xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh, pháo tự hành, công sự kiên cố. Nguồn ảnh: WikipediaPháo GAU-8 trang bị loại đạn xuyên giáp dùng lõi uranium nghèo, tầm bắn hiệu quả 1,2km. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài ra, trên thân và cánh của nó còn có 11 điểm treo cho phép mang tổng cộng 7,26 tấn vũ khí gồm các loại rocket, tên lửa, bom và các pod pháo-súng máy treo ngoài hoặc pod mồi bẫy hồng ngoại, pod chỉ thị mục tiêu. Nguồn ảnh: WikipediaVũ khí ưa thích chuyên sử dụng để chống tăng của A-10 là tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick trang bị hệ dẫn đường hồng ngoại hoặc quang truyền hình. Tùy phiên bản, AGM-65 mang được đầu nổ đơn khối nặng 57kg hoặc đầu nổ xuyên giáp nổ phá mảnh nặng tới 136kg. Quỹ đạo bay của tên lửa hướng vào nóc xe tăng - nơi bọc giáp yếu nhất. Tầm bắn hơn 22km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mạng chuyên theo dõi về tình hình chiến sự Syria vừa cho đăng tải bức ảnh được cho là máy bay cường kích A-10 thả mồi bẫy sau khi thực hiện xong phi vụ không kích mục tiêu của phiến quân IS tại phía Tây Raqqa – nơi được xem là thành trì đóng bộ chỉ huy của IS tại Syria. Nguồn ảnh: SyriaL
Sức mạnh của A-10 được đánh giá vượt trội hơn cả máy bay cường kích Su-25 nổi tiếng của Nga về mặt hỏa lực, hệ thống điện tử. Chúng thừa sức có thể san phẳng mọi mục tiêu của phiến quân IS. Tuy nhiên, do chính sách khó hiểu của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố mà tới nay các phi vụ không kích của A-10 nói riêng và của Không quân Mỹ nói chung gần như đạt được rất ít hiệu quả trong cuộc chiến với quân khủng bố IS. Nguồn ảnh: Wikipedia
A-10 tham chiến lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991 chống lại Quân đội Iraq do Tổng thống Saddam Hussein lãnh đạo. Cũng từ cuộc chiến này mà tên tuổi của A-10 được tạo dựng với chiến tích tiêu diệt hơn 900 xe tăng, 2.000 xe quân sự và 1.200 khẩu pháo các loại. Nguồn ảnh: Wikipedia
A-10 được xem là một trong những máy cường kích thành công nhất trong lịch sử Mỹ. 716 chiếc đã được chế tạo từ 1972-1984 bởi Fairchild-Republic, đơn giá 18,8 triệu USD/chiếc. Nguồn ảnh: Wikipedia
Máy bay cường kích A-10 có chiều dài 16,26m, cao 4,47m, sải cánh 17,53m, trọng lượng rỗng 11,3 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa đến 23 tấn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Bố trí động cơ của máy bay A-10 cũng khá kỳ lạ với cặp turbofan lắp trên lưng - khiến nó bị coi là một trong những máy bay chiến đấu phản lực xấu xí nhất thế kỷ 20. Động cơ TF34-GE-100A chỉ cho tốc độ tối đa 706km/h. Mặc dù tốc độ chậm, nhưng lại là ưu thế của A-10. Bởi nhiệm vụ chi viện không quân trực tiếp (CAS: close air support) cho lực lượng bộ binh bằng cách tấn công xe tăng, xe bọc thép và các mục tiêu mặt đất khác không cần thiết phải bay quá nhanh. Nguồn ảnh: Wikipedia
Bay chậm giúp phi công có đủ khả năng quan sát chiến trường và phân biệt mục tiêu để yểm trợ tốt nhất. Tốc độ tối thiểu của A-10 là 220km/h, cơ động khá tốt vì cánh thẳng và lớn. Tầm bay tối đa đạt 4.150km, với nhiệm vụ chống tăng thì tầm bay đạt 467km với 30 phút tham chiến. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên cũng vì phải bay chậm và thấp nên A-10 đối mặt với vô vàn nguy hiểm từ hỏa lực phòng không mặt đất (nhất là các loại pháo phòng không). Chính vì thế, buồng lái máy bay cùng hệ thống lái được bảo vệ bởi giáp titanium nặng 540km có thể kháng cự đạn pháo 23mm đến 57mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hỏa lực của A-10 đáng sợ vô cùng với lực lượng mặt đất. Ở đầu mũi nó được lắp một khẩu pháo hạng nặng GAU-8/A Avenger 30mm 7 nòng cho tốc độ bắn cực đại 4.200 phát/phút. Uy lực của pháo được đánh giá là có thể phá hủy các xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh, pháo tự hành, công sự kiên cố. Nguồn ảnh: Wikipedia
Pháo GAU-8 trang bị loại đạn xuyên giáp dùng lõi uranium nghèo, tầm bắn hiệu quả 1,2km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, trên thân và cánh của nó còn có 11 điểm treo cho phép mang tổng cộng 7,26 tấn vũ khí gồm các loại rocket, tên lửa, bom và các pod pháo-súng máy treo ngoài hoặc pod mồi bẫy hồng ngoại, pod chỉ thị mục tiêu. Nguồn ảnh: Wikipedia
Vũ khí ưa thích chuyên sử dụng để chống tăng của A-10 là tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick trang bị hệ dẫn đường hồng ngoại hoặc quang truyền hình. Tùy phiên bản, AGM-65 mang được đầu nổ đơn khối nặng 57kg hoặc đầu nổ xuyên giáp nổ phá mảnh nặng tới 136kg. Quỹ đạo bay của tên lửa hướng vào nóc xe tăng - nơi bọc giáp yếu nhất. Tầm bắn hơn 22km. Nguồn ảnh: Wikipedia