Tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine bước sang ngày thứ 15 tiếp tục diễn ra hết sức căng thẳng. Việc chênh lệch sức mạnh quá lớn đã khiến cho quân đội Ukraine gặp rất nhiều tổn thất nặng nề.Vào chiều ngày 9/3, Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng 90% các sân bay quân sự của Ukraine, nơi có phần lớn lực lượng không quân đã bị vô hiệu hóa trong hai tuần chiến sự vừa qua.Tuyên bố này được đưa ra sau khi xuất hiện đoạn video cho thấy một cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình của Nga, đã phá hủy một sân bay quân sự và nhiều máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine.Trong khi lực lượng mặt đất của Nga đã thiết lập sự hiện diện mạnh mẽ ở các khu vực phía đông của Ukraine, nơi có phần lớn là người dân tộc Nga, thì nước Moscow cũng bắt đầu phô diễn sức mạnh quân sự của mình nhằm vào các khu vực phía tây của Ukraine, nơi được cho là thân phương Tây hơn.Điều này có lẽ đã được thể hiện rõ nhất qua việc một máy bay chiến đấu Su-27 của không quân Ukraine bị hệ thống phòng không S-400 của Nga đóng tại Belarus bắn hạ vào ngày 25/2.Bên cạnh đó, trận không chiến ở thành phố Zhytomir vào ngày 05/3 cũng đã làm cho 4 chiếc Su-27 của Ukraine bị bắn hạ, theo các chuyên gia nhiều khả năng máy bay Su-27 Ukraine bị bắn rơi bởi máy bay chiến đấu Su-35 của Nga, tuy nhiên nguồn tin này vẫn chưa được xác nhận. (hình minh hoạ).Việc các sân bay Ukraine bị phá hủy diễn ra trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh, đặc biệt là Ba Lan đã tìm cách cung cấp cho quân đội Ukraine các máy bay chiến đấu MiG-29 trước đây của không quân Ba Lan để thay thế những tổn thất vừa qua.Tuy nhiên, việc thiếu sân bay có thể sẽ cản trở những nỗ lực đó, mặc dù MiG-29 cùng với F-35B của Mỹ là một trong những máy bay chiến đấu phù hợp nhất trên thế giới để có thể hoạt động từ các đường băng ngắn.Vũ khí và hệ thống điện tử hàng không lỗi thời của máy bay Su-27 có từ những năm 1980, cũng như việc thiếu đào tạo cho các phi công Ukraine đã trở thành yếu tố quyết định dẫn đến sự thất bại trong việc bảo vệ các mục tiêu sân bay của Ukraine.Việc các máy bay chiến đấu và lực lượng phòng không của Nga đã kiểm soát bầu trời và phá hủy các sân bay sẽ ngăn chặn Ukraine thực hiện các cuộc không kích và loại bỏ khả năng lật ngược tình thế chiến tranh.Tuy vậy, các máy bay của Nga vẫn sẽ phải đối mặt với các mối đe dọa từ các tên lửa đất đối không cầm tay do bộ binh Ukraine triển khai, như tên lửa 9K38 Igla của Liên Xô và Stinger của Mỹ. Những vũ khí đơn giản này đã hạ gục không ít trực thăng và máy bay chiến đấu tấn công của Nga.Theo nhiều chuyên gia nhận định, việc quân đội Nga càng ngày càng siết chặt vòng vây đối với Kiev và làm chủ hoàn toàn trên không đánh dấu xung đột Nga-Ukraine sắp đi vào hồi kết. Nguồn ảnh: Pinterest/AFP.
Tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine bước sang ngày thứ 15 tiếp tục diễn ra hết sức căng thẳng. Việc chênh lệch sức mạnh quá lớn đã khiến cho quân đội Ukraine gặp rất nhiều tổn thất nặng nề.
Vào chiều ngày 9/3, Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng 90% các sân bay quân sự của Ukraine, nơi có phần lớn lực lượng không quân đã bị vô hiệu hóa trong hai tuần chiến sự vừa qua.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi xuất hiện đoạn video cho thấy một cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình của Nga, đã phá hủy một sân bay quân sự và nhiều máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine.
Trong khi lực lượng mặt đất của Nga đã thiết lập sự hiện diện mạnh mẽ ở các khu vực phía đông của Ukraine, nơi có phần lớn là người dân tộc Nga, thì nước Moscow cũng bắt đầu phô diễn sức mạnh quân sự của mình nhằm vào các khu vực phía tây của Ukraine, nơi được cho là thân phương Tây hơn.
Điều này có lẽ đã được thể hiện rõ nhất qua việc một máy bay chiến đấu Su-27 của không quân Ukraine bị hệ thống phòng không S-400 của Nga đóng tại Belarus bắn hạ vào ngày 25/2.
Bên cạnh đó, trận không chiến ở thành phố Zhytomir vào ngày 05/3 cũng đã làm cho 4 chiếc Su-27 của Ukraine bị bắn hạ, theo các chuyên gia nhiều khả năng máy bay Su-27 Ukraine bị bắn rơi bởi máy bay chiến đấu Su-35 của Nga, tuy nhiên nguồn tin này vẫn chưa được xác nhận. (hình minh hoạ).
Việc các sân bay Ukraine bị phá hủy diễn ra trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh, đặc biệt là Ba Lan đã tìm cách cung cấp cho quân đội Ukraine các máy bay chiến đấu MiG-29 trước đây của không quân Ba Lan để thay thế những tổn thất vừa qua.
Tuy nhiên, việc thiếu sân bay có thể sẽ cản trở những nỗ lực đó, mặc dù MiG-29 cùng với F-35B của Mỹ là một trong những máy bay chiến đấu phù hợp nhất trên thế giới để có thể hoạt động từ các đường băng ngắn.
Vũ khí và hệ thống điện tử hàng không lỗi thời của máy bay Su-27 có từ những năm 1980, cũng như việc thiếu đào tạo cho các phi công Ukraine đã trở thành yếu tố quyết định dẫn đến sự thất bại trong việc bảo vệ các mục tiêu sân bay của Ukraine.
Việc các máy bay chiến đấu và lực lượng phòng không của Nga đã kiểm soát bầu trời và phá hủy các sân bay sẽ ngăn chặn Ukraine thực hiện các cuộc không kích và loại bỏ khả năng lật ngược tình thế chiến tranh.
Tuy vậy, các máy bay của Nga vẫn sẽ phải đối mặt với các mối đe dọa từ các tên lửa đất đối không cầm tay do bộ binh Ukraine triển khai, như tên lửa 9K38 Igla của Liên Xô và Stinger của Mỹ. Những vũ khí đơn giản này đã hạ gục không ít trực thăng và máy bay chiến đấu tấn công của Nga.
Theo nhiều chuyên gia nhận định, việc quân đội Nga càng ngày càng siết chặt vòng vây đối với Kiev và làm chủ hoàn toàn trên không đánh dấu xung đột Nga-Ukraine sắp đi vào hồi kết. Nguồn ảnh: Pinterest/AFP.