Tập đoàn Lockheed Martin mới đây đã chia sẻ trên trang web F-35.com 9 sự thật về phiên bản trên hạm F-35C của dòng máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 F-35. Ảnh: WikipediaĐầu tiên, F-35C là máy bay tiêm kích tàng hình tầm xa đầu tiên và duy nhất trên thế giới cho tới thời điểm hiện tại, được chế tạo cho các hoạt động trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Ảnh: WikipediaThứ hai, F-35C có bộ cảm biến tiên tiến và toàn diện nhất trong lịch sử máy bay chiến đâu sphanr lực. Nó được trang bị hệ thống radar quét mạng pha chủ động, hệ thống ngắm mục tiêu quang điện và hệ thống hiển thị gắn trên mũ bay (HMDS) cho phép phi công nhìn thấy mọi thứ trong không gian với nhận thức tình huống chưa từng có. Ảnh: WikipediaThứ ba, tiêm kích F-35C có thể hoạt động như một "cơ quan" tình báo, giám sát, trinh sát, chia sẻ mọi tài nguyên thông tin cho mặt đất, trên biển, và trên không. Ảnh: WikipediaThứ tư, F-35C sở hữu khả năng hoạt động bền bỉ, nó có thể mang gần 9 tấn nhiên liệu trong thân với tầm bay hơn 1.900km. Điều này cho phép các phi công có thể bay xa hơn và hoạt động lâu hơn trong vùng chiến sự trước khi cần tiếp nhiên liệu. Ảnh: WikipediaThứ năm, F-35C là phiên bản có sải cánh lớn nhất và bộ càng hạ cánh chắc chắn nhất trong gia đình F-35. Thiết kế cánh, càng bánh đáp của F-35C khiến nó phù hợp với tất cả các hệ thống phòng thủy lực, điện từ và hệ thống hãm đà trên tàu sân bay. Cánh của F-35C có thể gập lại để tiết kiệm diện tích. Ảnh: WikipediaThứ sáu, F-35C có khả năng đạt tốc độ siêu âm Mach 1,6 ngay cả khi mang đầy đủ vũ khí trong thân. Với tải trọng nhiên liệu và vũ khí giấu trong thân, F-35C có thể bay nhanh hơn nhờ bỏ vũ khí - thùng nhiên liệu phụ gắn ngoài so với máy bay truyền thống. Ảnh: WikipediaThứ bảy, F-35C có thể mang vũ khí cả bên trong thân và bên ngoài (trên các điểm treo cánh). Nó có thể mang hơn 2,2 tấn vũ khí trong khoang bom và 8 tấn ở các điểm treo cánh. Tùy vào yêu cầu nhiệm vụ, ở khu vực có mật độ phòng không cao, F-35C sẽ hoạt động với 2,2 tấn. Và ở khu vực không có hệ thống phòng không hoặc vũ khí kém, F-35C mang hoàn chỉnh hơn 10 tấn bom đạn – nó chẳng khác gì máy bay ném bom hạng trung. Ảnh: WikipediaThứ tám, Hải quân Mỹ hiện là đơn vị khai thác số lượng F-35C lớn nhất và có kế hoạch mua 273 chiếc F-35C. Đáng chú ý, Thủy quân Lục chiến Mỹ cũng muốn có F-35C bên cạnh phiên bản F-35B. Ảnh: WikipediaCuối cùng, F-35C được chế tạo bởi hàng nghìn người đàn ông và phụ nữ ở Mỹ và khắp thế giới. Hơn 1.900 nhà cung cấp và thầu phụ tại 48 tiểu bang Mỹ và hơn 10 quốc gia đã cùng tham gia vào chương trình F-35. Ảnh: WikipediaF-35C được giới thiệu lần đầu tiên trong Hải quân Mỹ vào ngày 28/2/2019, dù trước đó nó được biết tới rất nhiều. Ước tính đơn giá một chiếc F-35C chưa bao gồm vũ khí lên tới 94,4 triệu USD - đứng thứ 2 về giá cả trong dòng họ F-35. Ảnh: Wikipedia Video F-35: Dự án máy bay đục khoét ngân sách khủng khiếp - Nguồn: QPVN
Tập đoàn Lockheed Martin mới đây đã chia sẻ trên trang web F-35.com 9 sự thật về phiên bản trên hạm F-35C của dòng máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 F-35. Ảnh: Wikipedia
Đầu tiên, F-35C là máy bay tiêm kích tàng hình tầm xa đầu tiên và duy nhất trên thế giới cho tới thời điểm hiện tại, được chế tạo cho các hoạt động trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia
Thứ hai, F-35C có bộ cảm biến tiên tiến và toàn diện nhất trong lịch sử máy bay chiến đâu sphanr lực. Nó được trang bị hệ thống radar quét mạng pha chủ động, hệ thống ngắm mục tiêu quang điện và hệ thống hiển thị gắn trên mũ bay (HMDS) cho phép phi công nhìn thấy mọi thứ trong không gian với nhận thức tình huống chưa từng có. Ảnh: Wikipedia
Thứ ba, tiêm kích F-35C có thể hoạt động như một "cơ quan" tình báo, giám sát, trinh sát, chia sẻ mọi tài nguyên thông tin cho mặt đất, trên biển, và trên không. Ảnh: Wikipedia
Thứ tư, F-35C sở hữu khả năng hoạt động bền bỉ, nó có thể mang gần 9 tấn nhiên liệu trong thân với tầm bay hơn 1.900km. Điều này cho phép các phi công có thể bay xa hơn và hoạt động lâu hơn trong vùng chiến sự trước khi cần tiếp nhiên liệu. Ảnh: Wikipedia
Thứ năm, F-35C là phiên bản có sải cánh lớn nhất và bộ càng hạ cánh chắc chắn nhất trong gia đình F-35. Thiết kế cánh, càng bánh đáp của F-35C khiến nó phù hợp với tất cả các hệ thống phòng thủy lực, điện từ và hệ thống hãm đà trên tàu sân bay. Cánh của F-35C có thể gập lại để tiết kiệm diện tích. Ảnh: Wikipedia
Thứ sáu, F-35C có khả năng đạt tốc độ siêu âm Mach 1,6 ngay cả khi mang đầy đủ vũ khí trong thân. Với tải trọng nhiên liệu và vũ khí giấu trong thân, F-35C có thể bay nhanh hơn nhờ bỏ vũ khí - thùng nhiên liệu phụ gắn ngoài so với máy bay truyền thống. Ảnh: Wikipedia
Thứ bảy, F-35C có thể mang vũ khí cả bên trong thân và bên ngoài (trên các điểm treo cánh). Nó có thể mang hơn 2,2 tấn vũ khí trong khoang bom và 8 tấn ở các điểm treo cánh. Tùy vào yêu cầu nhiệm vụ, ở khu vực có mật độ phòng không cao, F-35C sẽ hoạt động với 2,2 tấn. Và ở khu vực không có hệ thống phòng không hoặc vũ khí kém, F-35C mang hoàn chỉnh hơn 10 tấn bom đạn – nó chẳng khác gì máy bay ném bom hạng trung. Ảnh: Wikipedia
Thứ tám, Hải quân Mỹ hiện là đơn vị khai thác số lượng F-35C lớn nhất và có kế hoạch mua 273 chiếc F-35C. Đáng chú ý, Thủy quân Lục chiến Mỹ cũng muốn có F-35C bên cạnh phiên bản F-35B. Ảnh: Wikipedia
Cuối cùng, F-35C được chế tạo bởi hàng nghìn người đàn ông và phụ nữ ở Mỹ và khắp thế giới. Hơn 1.900 nhà cung cấp và thầu phụ tại 48 tiểu bang Mỹ và hơn 10 quốc gia đã cùng tham gia vào chương trình F-35. Ảnh: Wikipedia
F-35C được giới thiệu lần đầu tiên trong Hải quân Mỹ vào ngày 28/2/2019, dù trước đó nó được biết tới rất nhiều. Ước tính đơn giá một chiếc F-35C chưa bao gồm vũ khí lên tới 94,4 triệu USD - đứng thứ 2 về giá cả trong dòng họ F-35. Ảnh: Wikipedia
Video F-35: Dự án máy bay đục khoét ngân sách khủng khiếp - Nguồn: QPVN