Theo thống kê, lực lượng vũ trang Armenia hiện được trang bị ít nhất 60 xe mang phóng tự hành (TEL) của tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 (tương đương 5 tiểu đoàn, trong đó mỗi tiểu đoàn có 12 xe TEL).Mặc dù vậy, những phương tiện tác chiến nói trên hóa ra hoàn toàn vô dụng trước các máy bay chiến đấu cũng như máy bay không người lái của không quân Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ.Nguyên nhân được xác định là do Armenia chủ yếu triển khai S-300 ở vùng đất thấp, trong khi tiêm kích thực hiện cuộc tấn công lại nhằm vào khu vực miền núi, khi đó radar của S-300 sẽ bị khuất tầm nhìn.“Armenia đã đưa ra tuyên bố về việc triển khai tên lửa đất đối không tầm xa S-300 chống lại các cuộc tấn công từ cự ly gần bằng tiêm kích và máy bay không người lái của đối phương”.“Tuy nhiên những vụ oanh kích chủ yếu được thực hiện bởi chiến đấu cơ Azerbaijan bên ngoài vùng nhận dạng phòng không của Armenia, dưới sự che chở từ tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ", Voenniy Obozrevatel Telegram cho biết.Trước thực tế hệ thống phòng không tầm xa được kỳ vọng là hiệu quả nhất của Armenia hóa ra lại hoàn toàn vô dụng trước máy bay chiến đấu của các quốc gia láng giềng thù địch đã gây ra ít nhiều ngạc nhiên.Điều này rõ ràng là lý do giải thích cho sự bất lực trước các trận đánh phá được thực hiện bởi không quân Azerbaijan, như đại diện của Bộ Quốc phòng Armenia đã tuyên bố trước đó.Cần lưu ý rằng một ngày trước, Armenia đã cố gắng sử dụng cường kích Su-25 của mình để tấn công vào vị trí quân đội Azerbaijan, tuy nhiên Bộ Quốc phòng Armenia thông báo một trong những máy bay chiến đấu này đã bị tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ.Bên cạnh đó, phía Azerbaijan còn công bố hình ảnh do máy bay không người lái ghi lại khoảnh khắc tiêu diệt thành công một hệ thống S-300 của Armenia, cho thấy họ đã làm chủ bầu trời và nắm rõ cách vô hiệu hóa vũ khí này.Ngoài ra cũng cần lưu ý thêm rằng phiên bản S-300PT của Armenia là loại được sản xuất từ thời Liên Xô, đã quá lạc hậu so với những biến thể S-300 cao cấp và hiện đại ngày nay như S-300PMU-1/2.Tên lửa đánh chặn của S-300PT chỉ có tầm bắn 90 km và yêu cầu phải được điều khiển thủ công thông qua sóng radio từ đài kiểm soát, kém xa đạn 48N6 tầm bắn 150 - 200 km của S-300 đời cao và còn có khả năng tự tìm mục tiêu.Không chỉ có vậy, phải nói thêm rằng nhiệm vụ chính của S-300 đó là chống lại máy bay cỡ lớn hoạt động trên cao, nó không được tối ưu hóa cho việc đánh chặn mục tiêu nhỏ bay ở tầm thấp.S-300PT của Armenia còn thường xuyên phải tác chiến đơn độc, không nằm trong sự bảo vệ của hệ thống tên lửa - pháo phòng không chuyên đánh gần như Pantsir-S1 của Nga, khiến kíp trắc thủ phát sinh tâm lý “ngại phát sóng chiến đấu”.Thực tế trên cho thấy rất ít khả năng S-300PT của Armenia sẽ lập được thành tích đầu tiên trong thực chiến cho dòng tên lửa phòng không tầm xa được quảng cáo đình đám này.
Theo thống kê, lực lượng vũ trang Armenia hiện được trang bị ít nhất 60 xe mang phóng tự hành (TEL) của tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 (tương đương 5 tiểu đoàn, trong đó mỗi tiểu đoàn có 12 xe TEL).
Mặc dù vậy, những phương tiện tác chiến nói trên hóa ra hoàn toàn vô dụng trước các máy bay chiến đấu cũng như máy bay không người lái của không quân Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Nguyên nhân được xác định là do Armenia chủ yếu triển khai S-300 ở vùng đất thấp, trong khi tiêm kích thực hiện cuộc tấn công lại nhằm vào khu vực miền núi, khi đó radar của S-300 sẽ bị khuất tầm nhìn.
“Armenia đã đưa ra tuyên bố về việc triển khai tên lửa đất đối không tầm xa S-300 chống lại các cuộc tấn công từ cự ly gần bằng tiêm kích và máy bay không người lái của đối phương”.
“Tuy nhiên những vụ oanh kích chủ yếu được thực hiện bởi chiến đấu cơ Azerbaijan bên ngoài vùng nhận dạng phòng không của Armenia, dưới sự che chở từ tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ", Voenniy Obozrevatel Telegram cho biết.
Trước thực tế hệ thống phòng không tầm xa được kỳ vọng là hiệu quả nhất của Armenia hóa ra lại hoàn toàn vô dụng trước máy bay chiến đấu của các quốc gia láng giềng thù địch đã gây ra ít nhiều ngạc nhiên.
Điều này rõ ràng là lý do giải thích cho sự bất lực trước các trận đánh phá được thực hiện bởi không quân Azerbaijan, như đại diện của Bộ Quốc phòng Armenia đã tuyên bố trước đó.
Cần lưu ý rằng một ngày trước, Armenia đã cố gắng sử dụng cường kích Su-25 của mình để tấn công vào vị trí quân đội Azerbaijan, tuy nhiên Bộ Quốc phòng Armenia thông báo một trong những máy bay chiến đấu này đã bị tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ.
Bên cạnh đó, phía Azerbaijan còn công bố hình ảnh do máy bay không người lái ghi lại khoảnh khắc tiêu diệt thành công một hệ thống S-300 của Armenia, cho thấy họ đã làm chủ bầu trời và nắm rõ cách vô hiệu hóa vũ khí này.
Ngoài ra cũng cần lưu ý thêm rằng phiên bản S-300PT của Armenia là loại được sản xuất từ thời Liên Xô, đã quá lạc hậu so với những biến thể S-300 cao cấp và hiện đại ngày nay như S-300PMU-1/2.
Tên lửa đánh chặn của S-300PT chỉ có tầm bắn 90 km và yêu cầu phải được điều khiển thủ công thông qua sóng radio từ đài kiểm soát, kém xa đạn 48N6 tầm bắn 150 - 200 km của S-300 đời cao và còn có khả năng tự tìm mục tiêu.
Không chỉ có vậy, phải nói thêm rằng nhiệm vụ chính của S-300 đó là chống lại máy bay cỡ lớn hoạt động trên cao, nó không được tối ưu hóa cho việc đánh chặn mục tiêu nhỏ bay ở tầm thấp.
S-300PT của Armenia còn thường xuyên phải tác chiến đơn độc, không nằm trong sự bảo vệ của hệ thống tên lửa - pháo phòng không chuyên đánh gần như Pantsir-S1 của Nga, khiến kíp trắc thủ phát sinh tâm lý “ngại phát sóng chiến đấu”.
Thực tế trên cho thấy rất ít khả năng S-300PT của Armenia sẽ lập được thành tích đầu tiên trong thực chiến cho dòng tên lửa phòng không tầm xa được quảng cáo đình đám này.