Hải quân Việt Nam hiện nay sở hữu đội tàu mặt nước tấn công nhanh chủ lực là lớp Gepard và lớp Molniya mạnh mẽ hay đội tàu ngầm Kilo 636 cực kỳ tiên tiến. Bên cạnh đó lực lượng này còn được biết đến với việc sở hữu những tổ hợp tên lửa bờ tối tân, tầm bắn xa, có sức răn đe cực lớn đối với tàu chiến mặt nước đối phương nếu muốn một cuộc phiêu lưu quân sự, tấn công Việt Nam từ phía biển.
Ảnh: Đội hình sĩ quan Hải quân Việt Nam trong một cuộc duyệt binh - Nguồn: QĐND.Với việc sở hữu một đường bờ biển dài, chạy dọc từ bắc đến nam đất nước, Việt Nam từ lâu đã đề cao vai trò phòng thủ Tổ quốc từ hướng biển, ngăn chặn những cuộc đổ bộ của kẻ thù lên Việt Nam thông qua phía Đông. Do đó, Quân đội ta đã phát triển chiến lược chống tiếp cận với việc xây dựng 5 Lữ đoàn tên lửa bờ mạnh mẽ, đủ sức đáp ứng nhiệm vụ ngăn chặn địch tấn công từ sớm, từ xa.
Ảnh: Hải quân đánh bộ Việt Nam diễn tập đổ bộ đánh chiếm mục tiêu - Nguồn: QĐND.Đầu tiên là Lữ đoàn 679 - Vùng 1 Hải quân, đơn vị đầu tiên của lực lượng tên lửa bờ Việt Nam. Lữ đoàn hiện nay đang vận hành các tổ hợp 4K44 Redut được Liên Xô viện trợ cho ta trong những năm 1980.
Ảnh: Xe phóng tổ hợp 4K44 Redut huấn luyện chiến đấu tại lữ đoàn 679 - Nguồn: QĐND.Tổ hợp sử dụng tên lửa P-28M với tầm bắn tối đa lên tới 280km, và chỉ với một phát bắn trúng mục tiêu cũng đủ sức để hạ gục những tàu chiến có lượng giãn nước lên tới vạn tấn. Đồng thời với tầm bắn khá lớn, 4K44 Redut của Lữ đoàn 679 đóng quân tại Vùng I Hải quân có thể bao quát toàn bộ Vịnh Bắc Bộ và vô hiệu hóa khu vực trong trường hợp có chiến tranh xảy ra.
Ảnh: Huấn luyện vận hành tổ hợp 4K44 Redut - Nguồn: QĐND.Dù cho hiện nay tổ hợp 4K44 đã khá lạc hậu với công nghệ cũ, tốc độ bay không quá nhanh, tuy nhiên trong trường hợp nhiều bệ phóng khai hỏa cùng lúc, chỉ cần một đạn trúng mục tiêu thì xác xuất tiêu diệt tàu đối phương là rất lớn. Chính vì vậy, đây vẫn là một loại hỏa khí không thể xem thường.
Ảnh: Bệ phóng tổ hợp 4K44 Redut phóng tên lửa P-28M trong cuộc diễn tập - Nguồn: Truyền hình Hải quân.Đơn vị có truyền thống không kém hiện nay của lực lượng tên lửa bờ Việt Nam là Lữ đoàn 680 - Vùng 3 Hải quân. Hiện nay đơn vị đang được biên chế các tổ hợp 4K51 Rubezh.
Ảnh: Tổ hợp 4K51 Rubezh trong một cuộc duyệt binh - Nguồn: QĐND.Các tổ hợp 4K51 Rubezh cũng được Liên Xô viện trợ cho ta trong giai đoạn 1980 - 1990, sử dụng tên lửa P-20M có tầm bắn tối đa lên tới 80km. Một tổ hợp được trang bị sẵn radar tìm kiếm mục tiêu và 2 bệ phóng tên lửa có thể độc lập tác chiến.
Ảnh: Nạp đạn tên lửa P-20M cho tổ hợp 4K51 tại Lữ đoàn 680 - Nguồn: TL.Hiện nay tổ hợp 4K51 Rubezh vẫn đang được biên chế trong Quân đội Nga, dẫu vậy, do sử dụng loại tên lửa cũ có tầm bắn ngắn nên nó đang dần được thay thế bằng các tổ hợp thế hệ sau có tầm bắn xa hơn. Tuy nhiên, khu vực trong tầm bắn của Rubezh vẫn bị răn đe một cách mạnh mẽ với khả năng độc lập tác chiến của từng xe phóng, dễ dàng cơ động triển khai sức mạnh nhanh chóng khiến kẻ thù không kịp trở tay.
Ảnh: Huấn luyện tổ hợp 4K51 Rubezh tại Lữ đoàn 680 - Nguồn: QĐND.Có sức mạnh răn đe hàng đầu của Hải quân Việt Nam hiện nay là Lữ đoàn 681 - Vùng 2 Hải quân. Đơn vị hiện đang vận hành tổ hợp tên lửa K-300P Bastion-P cực kỳ hiện đại nhập khẩu từ Nga.
Ảnh: Xe phóng tổ hợp Bastion-P trong cuộc duyệt binh - Nguồn: TL.Tổ hợp K-300P Bastion-P sử dụng tên lửa chống hạm P-800 Yakhont có tầm bắn tối đa 300km và tốc độ tối đa lên tới Mach 2.5 cùng với quỹ đạo bay cao - thấp hỗn hợp khiến việc đánh chặn được nó là cực kỳ khó.
Ảnh: Cấu tạo tổ hợp K-300P Bastion-P của Việt Nam - Nguồn: TL.Với tầm bắn xa, tên lửa có tốc độ cao, cực kỳ khó đánh chặn và quỹ đạo bay phức tạp, Bastion-P được đánh giá là một trong những tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay.
Ảnh: Triển khai chiến đấu với tổ hợp Bastion-P tại Lữ đoàn 681 - Nguồn: TL.Không chỉ sở hữu một mà Việt Nam có tới hai Lữ đoàn vận hành tổ hợp tên lửa bờ Bastion-P là Lữ đoàn 682 - Vùng 4 Hải quân. Đây là Lữ đoàn mới nhất của lực lượng tên lửa bờ quân đội ta, dù cho chưa có hình ảnh chính thức về khí tài, tuy nhiên qua hình ảnh công tác huấn luyện tại đơn vị cho thấy họ cũng đang sử dụng tên lửa P-800 Yakhont của K-300P Bastion.
Ảnh: Huấn luyện với sơ đồ quỹ đạo bay của tên lửa P-800 Yakhont - Nguồn: TL.Và cuối cùng là Lữ đoàn 685 - Vùng 4 Hải quân. Khác với 4 Lữ đoàn tên lửa bờ còn lại của Việt Nam đều sử dụng vũ khí hệ Nga/Xô, thì Lữ đoàn 685 hiện đang sử dụng các tổ hợp tên lửa Extra và Accular nhập khẩu từ Israel.
Ảnh: Xe vận tải chở tổ hợp các ống phóng tên lửa Extra (trái) và Accular (phải).Tổ hợp Extra có tầm bắn tối đa 150km, sai số mục tiêu chỉ 10m, có thể dùng để chống lại các cuộc đổ bộ đường biển của đối phương một cách chính xác, đây là những tổ hợp có tính chiến lược rất cao trong chiến thuật chống xâm nhập của Việt Nam.
Ảnh: Trưng bày khí tài của Lữ đoàn 681 và 685.Như vậy, với lực lượng gồm 5 Lữ đoàn, Hải quân Việt Nam với các tổ hợp tên lửa bờ mạnh mẽ có thể bao quát toàn bộ đường bờ biển dài của Tổ quốc, đáp ứng tốt nhu cầu phòng thủ đất nước, chống kẻ thù tiếp cận, xâm nhập từ sớm, từ xa. Đồng thời đây cũng là nắm đấm thép, có thể tấn công chi viện cho đội hình tàu mặt nước tác chiến trong phạm vi tấn công của tên lửa bờ, hỗ trợ đắc lực cho các đơn vị bạn, hiệp đồng tác chiến đảm bảo khả năng hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ cao nhất. Video Sửng sốt Việt Nam sở hữu tên lửa có tầm bắn tới 600 km | Tên lửa bờ Bastion-P - Nguồn: QPVN
Hải quân Việt Nam hiện nay sở hữu đội tàu mặt nước tấn công nhanh chủ lực là lớp Gepard và lớp Molniya mạnh mẽ hay đội tàu ngầm Kilo 636 cực kỳ tiên tiến. Bên cạnh đó lực lượng này còn được biết đến với việc sở hữu những tổ hợp tên lửa bờ tối tân, tầm bắn xa, có sức răn đe cực lớn đối với tàu chiến mặt nước đối phương nếu muốn một cuộc phiêu lưu quân sự, tấn công Việt Nam từ phía biển.
Ảnh: Đội hình sĩ quan Hải quân Việt Nam trong một cuộc duyệt binh - Nguồn: QĐND.
Với việc sở hữu một đường bờ biển dài, chạy dọc từ bắc đến nam đất nước, Việt Nam từ lâu đã đề cao vai trò phòng thủ Tổ quốc từ hướng biển, ngăn chặn những cuộc đổ bộ của kẻ thù lên Việt Nam thông qua phía Đông. Do đó, Quân đội ta đã phát triển chiến lược chống tiếp cận với việc xây dựng 5 Lữ đoàn tên lửa bờ mạnh mẽ, đủ sức đáp ứng nhiệm vụ ngăn chặn địch tấn công từ sớm, từ xa.
Ảnh: Hải quân đánh bộ Việt Nam diễn tập đổ bộ đánh chiếm mục tiêu - Nguồn: QĐND.
Đầu tiên là Lữ đoàn 679 - Vùng 1 Hải quân, đơn vị đầu tiên của lực lượng tên lửa bờ Việt Nam. Lữ đoàn hiện nay đang vận hành các tổ hợp 4K44 Redut được Liên Xô viện trợ cho ta trong những năm 1980.
Ảnh: Xe phóng tổ hợp 4K44 Redut huấn luyện chiến đấu tại lữ đoàn 679 - Nguồn: QĐND.
Tổ hợp sử dụng tên lửa P-28M với tầm bắn tối đa lên tới 280km, và chỉ với một phát bắn trúng mục tiêu cũng đủ sức để hạ gục những tàu chiến có lượng giãn nước lên tới vạn tấn. Đồng thời với tầm bắn khá lớn, 4K44 Redut của Lữ đoàn 679 đóng quân tại Vùng I Hải quân có thể bao quát toàn bộ Vịnh Bắc Bộ và vô hiệu hóa khu vực trong trường hợp có chiến tranh xảy ra.
Ảnh: Huấn luyện vận hành tổ hợp 4K44 Redut - Nguồn: QĐND.
Dù cho hiện nay tổ hợp 4K44 đã khá lạc hậu với công nghệ cũ, tốc độ bay không quá nhanh, tuy nhiên trong trường hợp nhiều bệ phóng khai hỏa cùng lúc, chỉ cần một đạn trúng mục tiêu thì xác xuất tiêu diệt tàu đối phương là rất lớn. Chính vì vậy, đây vẫn là một loại hỏa khí không thể xem thường.
Ảnh: Bệ phóng tổ hợp 4K44 Redut phóng tên lửa P-28M trong cuộc diễn tập - Nguồn: Truyền hình Hải quân.
Đơn vị có truyền thống không kém hiện nay của lực lượng tên lửa bờ Việt Nam là Lữ đoàn 680 - Vùng 3 Hải quân. Hiện nay đơn vị đang được biên chế các tổ hợp 4K51 Rubezh.
Ảnh: Tổ hợp 4K51 Rubezh trong một cuộc duyệt binh - Nguồn: QĐND.
Các tổ hợp 4K51 Rubezh cũng được Liên Xô viện trợ cho ta trong giai đoạn 1980 - 1990, sử dụng tên lửa P-20M có tầm bắn tối đa lên tới 80km. Một tổ hợp được trang bị sẵn radar tìm kiếm mục tiêu và 2 bệ phóng tên lửa có thể độc lập tác chiến.
Ảnh: Nạp đạn tên lửa P-20M cho tổ hợp 4K51 tại Lữ đoàn 680 - Nguồn: TL.
Hiện nay tổ hợp 4K51 Rubezh vẫn đang được biên chế trong Quân đội Nga, dẫu vậy, do sử dụng loại tên lửa cũ có tầm bắn ngắn nên nó đang dần được thay thế bằng các tổ hợp thế hệ sau có tầm bắn xa hơn. Tuy nhiên, khu vực trong tầm bắn của Rubezh vẫn bị răn đe một cách mạnh mẽ với khả năng độc lập tác chiến của từng xe phóng, dễ dàng cơ động triển khai sức mạnh nhanh chóng khiến kẻ thù không kịp trở tay.
Ảnh: Huấn luyện tổ hợp 4K51 Rubezh tại Lữ đoàn 680 - Nguồn: QĐND.
Có sức mạnh răn đe hàng đầu của Hải quân Việt Nam hiện nay là Lữ đoàn 681 - Vùng 2 Hải quân. Đơn vị hiện đang vận hành tổ hợp tên lửa K-300P Bastion-P cực kỳ hiện đại nhập khẩu từ Nga.
Ảnh: Xe phóng tổ hợp Bastion-P trong cuộc duyệt binh - Nguồn: TL.
Tổ hợp K-300P Bastion-P sử dụng tên lửa chống hạm P-800 Yakhont có tầm bắn tối đa 300km và tốc độ tối đa lên tới Mach 2.5 cùng với quỹ đạo bay cao - thấp hỗn hợp khiến việc đánh chặn được nó là cực kỳ khó.
Ảnh: Cấu tạo tổ hợp K-300P Bastion-P của Việt Nam - Nguồn: TL.
Với tầm bắn xa, tên lửa có tốc độ cao, cực kỳ khó đánh chặn và quỹ đạo bay phức tạp, Bastion-P được đánh giá là một trong những tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay.
Ảnh: Triển khai chiến đấu với tổ hợp Bastion-P tại Lữ đoàn 681 - Nguồn: TL.
Không chỉ sở hữu một mà Việt Nam có tới hai Lữ đoàn vận hành tổ hợp tên lửa bờ Bastion-P là Lữ đoàn 682 - Vùng 4 Hải quân. Đây là Lữ đoàn mới nhất của lực lượng tên lửa bờ quân đội ta, dù cho chưa có hình ảnh chính thức về khí tài, tuy nhiên qua hình ảnh công tác huấn luyện tại đơn vị cho thấy họ cũng đang sử dụng tên lửa P-800 Yakhont của K-300P Bastion.
Ảnh: Huấn luyện với sơ đồ quỹ đạo bay của tên lửa P-800 Yakhont - Nguồn: TL.
Và cuối cùng là Lữ đoàn 685 - Vùng 4 Hải quân. Khác với 4 Lữ đoàn tên lửa bờ còn lại của Việt Nam đều sử dụng vũ khí hệ Nga/Xô, thì Lữ đoàn 685 hiện đang sử dụng các tổ hợp tên lửa Extra và Accular nhập khẩu từ Israel.
Ảnh: Xe vận tải chở tổ hợp các ống phóng tên lửa Extra (trái) và Accular (phải).
Tổ hợp Extra có tầm bắn tối đa 150km, sai số mục tiêu chỉ 10m, có thể dùng để chống lại các cuộc đổ bộ đường biển của đối phương một cách chính xác, đây là những tổ hợp có tính chiến lược rất cao trong chiến thuật chống xâm nhập của Việt Nam.
Ảnh: Trưng bày khí tài của Lữ đoàn 681 và 685.
Như vậy, với lực lượng gồm 5 Lữ đoàn, Hải quân Việt Nam với các tổ hợp tên lửa bờ mạnh mẽ có thể bao quát toàn bộ đường bờ biển dài của Tổ quốc, đáp ứng tốt nhu cầu phòng thủ đất nước, chống kẻ thù tiếp cận, xâm nhập từ sớm, từ xa. Đồng thời đây cũng là nắm đấm thép, có thể tấn công chi viện cho đội hình tàu mặt nước tác chiến trong phạm vi tấn công của tên lửa bờ, hỗ trợ đắc lực cho các đơn vị bạn, hiệp đồng tác chiến đảm bảo khả năng hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ cao nhất.
Video Sửng sốt Việt Nam sở hữu tên lửa có tầm bắn tới 600 km | Tên lửa bờ Bastion-P - Nguồn: QPVN