Năm 1956, khi nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev chủ trương thúc đẩy chính sách ngoại giao “chung sống hoà bình”. Thủ tướng Nhật Hatoyama tuyên bố sẽ từ chức sau khi ký được hiệp ước hoà bình với Liên Xô đã tạo sự đồng thuận nội bộ, thống nhất quay trở lại lập trường đàm phán mềm dẻo.Tháng 10/1956, Thủ tướng Hatoyama thăm Matxcơva và ký Tuyên bố chung, theo đó Liên Xô đồng ý “chuyển giao” đảo Shikotan và nhóm đảo Habomai cho Nhật ngay sau khi hai nước ký Hiệp ước hoà bình.Tuy nhiên, dưới áp lực của Mỹ, Hatoyama sau đó đã thay đổi lập trường và yêu cầu Liên Xô trao trả cả 4 đảo cho Nhật trước khi hai bên có thể ký Hiệp ước hoà bình. Năm 1979, khi Liên Xô can thiệp vào Afganistan, quan hệ Nhật - Nga lại trở nên căng thẳng.Năm 1990, trong chuyến thăm Nhật, Yeltsin đã đưa ra kế hoạch năm giai đoạn: (1) Moscow thừa nhận có vấn đề lãnh thổ; (2) Tuyên bố Nam Kuril là vùng đặc quyền kinh tế; (3) Phi quân sự hoá 4 đảo đang tranh chấp; (4) Ký hiệp ước hoà bình; (5) Các thế hệ tương lai giải quyết dứt điểm vấn đề.Năm 1991, trong chuyến thăm Nhật, người phát ngôn của Xô Viết tối cao đã chuyển tới Thủ tướng Nhật Toshiki Kaifu bức thông điệp của Yeltsin về chủ trương của Nga từ nay sẽ tiếp cận vấn đề lãnh thổ theo nguyên tắc “luật pháp và công lý”, thay vì coi quan hệ giữa Nga và Nhật là quan hệ giữa một nước thắng trận và một nước bại trận.Từ đầu năm 1997, quan hệ Nhật - Nga có những bước tiến triển khả quan. Sự hợp tác của phía Nga trong việc điều tra vụ tàu chở dầu của Nga bị đắm ở biển Nhật Bản tháng 1/1997 đã tác động tích cực lên tâm lý lãnh đạo Nhật. Không lâu sau đó, tháng 3/1997, Thủ tướng Nhật Hashimoto đã bày tỏ sự ủng hộ của Nhật đối với việc Nga trở thành thành viên của nhóm G7.Nhật cũng tích cực ủng hộ nỗ lực của Nga gia nhập APEC và WTO. Đáp lại thiện ý của Nhật, Tổng thống Nga Yeltsin đã tuyên bố trong cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh G8 tại Denver tháng 6/1997 là tên lửa của Nga không còn chĩa vào Nhật, Nga không phản đối việc nâng cấp Hiệp định An ninh Mỹ-Nhật và Nga ủng hộ Nhật trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ. Những quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Nhật là một trong những nhân tố dẫn đến bước đột phá trong quan hệ song phương. Cuộc gặp thượng đỉnh không chính thức tại Krasnoyarsk giữa Hashimoto và Yeltsin đã đánh dấu bước chuyển lịch sử trong quan hệ Nhật - Nga với quyết tâm của hai nước ký được Hiệp định hoà bình vào trước năm 2000, nhưng đã không thành.Tháng 4/1998, trong cuộc gặp không chính thức tại Kawana (Nhật) Hashimoto đã đề nghị một giải pháp đối với vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật và Nga. Theo đó, Nga trao lại chủ quyền cả 4 hòn đảo tranh chấp cho Nhật, Nhật công nhận quyền quản lý hành chính tạm thời của Nga đối với 4 hòn đảo này, nhưng sau đó không được công bố.Nga cho rằng: “Do Nhật Bản luôn mô tả khu vực Nam Kuril là bị Nga chiếm đóng bất hợp pháp, nên Moscow thấy cần phải nhắc Tokyo rằng các đảo nói trên là lãnh thổ của Nga do các dàn xếp quốc tế sau chiến tranh và được ghi nhận trong hiến chương Liên hợp quốc”.Tuy nhiên, sau thời kỳ căng thẳng (2010-2011), quan hệ giữa Nga và Nhật đang trở nên nồng ấm hơn do lợi ích hai bên có nhiều điểm tương đồng. Liên Xô trước đây đã không quan tâm đầy đủ tới vùng lãnh thổ phía Đông thì nay Nga lại chủ trương “hướng Đông” nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên góp phần phát triển kinh tế, tăng cường vị thế quốc tế của mình.Với diện tích 13 triệu km vuông, Siberia và vùng Viễn đông chiếm tới 77% lãnh thổ Nga và rất giàu tài nguyên khoáng sản, khi sở hữu gần như tất cả các loại kim loại có giá trị. Tiềm năng to lớn này sẽ được khai thác có hiệu quả hơn khi quan hệ Nga – Nhật có tiến triển tốt đẹp.Đối với việc cải thiện quan hệ với Nga trong giai đoạn hiện nay là phù hợp với những nỗ lực của Nhật Bản đang tăng cường vai trò quốc tế của mình sau chiến tranh lạnh. Nhật Bản cũng rất cần sự ủng hộ của Nga đối với nỗ lực trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ.Mặt khác, cải thiện quan hệ với Nga nằm trong sự điều chỉnh chính sách chung của Nhật theo hướng cân bằng quan hệ với các nước lớn thay vì dựa hẳn vào Mỹ như trước đây, qua đó tăng cường vị thế của Nhật trong khu vực và trên thế giới.Theo giới phân tích, với lợi ích chiến lược to lớn của cả hai bên, khiến Nga - Nhật rất có thể có những thỏa hiệp trong các cuộc gặp trong tương lai và dư luận đang kỳ vọng vào bước “đột phá” trong giải quyết vấn đề Nam Kuril/Lãnh thổ phương Bắc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Năm 1956, khi nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev chủ trương thúc đẩy chính sách ngoại giao “chung sống hoà bình”. Thủ tướng Nhật Hatoyama tuyên bố sẽ từ chức sau khi ký được hiệp ước hoà bình với Liên Xô đã tạo sự đồng thuận nội bộ, thống nhất quay trở lại lập trường đàm phán mềm dẻo.
Tháng 10/1956, Thủ tướng Hatoyama thăm Matxcơva và ký Tuyên bố chung, theo đó Liên Xô đồng ý “chuyển giao” đảo Shikotan và nhóm đảo Habomai cho Nhật ngay sau khi hai nước ký Hiệp ước hoà bình.
Tuy nhiên, dưới áp lực của Mỹ, Hatoyama sau đó đã thay đổi lập trường và yêu cầu Liên Xô trao trả cả 4 đảo cho Nhật trước khi hai bên có thể ký Hiệp ước hoà bình. Năm 1979, khi Liên Xô can thiệp vào Afganistan, quan hệ Nhật - Nga lại trở nên căng thẳng.
Năm 1990, trong chuyến thăm Nhật, Yeltsin đã đưa ra kế hoạch năm giai đoạn: (1) Moscow thừa nhận có vấn đề lãnh thổ; (2) Tuyên bố Nam Kuril là vùng đặc quyền kinh tế; (3) Phi quân sự hoá 4 đảo đang tranh chấp; (4) Ký hiệp ước hoà bình; (5) Các thế hệ tương lai giải quyết dứt điểm vấn đề.
Năm 1991, trong chuyến thăm Nhật, người phát ngôn của Xô Viết tối cao đã chuyển tới Thủ tướng Nhật Toshiki Kaifu bức thông điệp của Yeltsin về chủ trương của Nga từ nay sẽ tiếp cận vấn đề lãnh thổ theo nguyên tắc “luật pháp và công lý”, thay vì coi quan hệ giữa Nga và Nhật là quan hệ giữa một nước thắng trận và một nước bại trận.
Từ đầu năm 1997, quan hệ Nhật - Nga có những bước tiến triển khả quan. Sự hợp tác của phía Nga trong việc điều tra vụ tàu chở dầu của Nga bị đắm ở biển Nhật Bản tháng 1/1997 đã tác động tích cực lên tâm lý lãnh đạo Nhật. Không lâu sau đó, tháng 3/1997, Thủ tướng Nhật Hashimoto đã bày tỏ sự ủng hộ của Nhật đối với việc Nga trở thành thành viên của nhóm G7.
Nhật cũng tích cực ủng hộ nỗ lực của Nga gia nhập APEC và WTO. Đáp lại thiện ý của Nhật, Tổng thống Nga Yeltsin đã tuyên bố trong cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh G8 tại Denver tháng 6/1997 là tên lửa của Nga không còn chĩa vào Nhật, Nga không phản đối việc nâng cấp Hiệp định An ninh Mỹ-Nhật và Nga ủng hộ Nhật trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ.
Những quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Nhật là một trong những nhân tố dẫn đến bước đột phá trong quan hệ song phương. Cuộc gặp thượng đỉnh không chính thức tại Krasnoyarsk giữa Hashimoto và Yeltsin đã đánh dấu bước chuyển lịch sử trong quan hệ Nhật - Nga với quyết tâm của hai nước ký được Hiệp định hoà bình vào trước năm 2000, nhưng đã không thành.
Tháng 4/1998, trong cuộc gặp không chính thức tại Kawana (Nhật) Hashimoto đã đề nghị một giải pháp đối với vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật và Nga. Theo đó, Nga trao lại chủ quyền cả 4 hòn đảo tranh chấp cho Nhật, Nhật công nhận quyền quản lý hành chính tạm thời của Nga đối với 4 hòn đảo này, nhưng sau đó không được công bố.
Nga cho rằng: “Do Nhật Bản luôn mô tả khu vực Nam Kuril là bị Nga chiếm đóng bất hợp pháp, nên Moscow thấy cần phải nhắc Tokyo rằng các đảo nói trên là lãnh thổ của Nga do các dàn xếp quốc tế sau chiến tranh và được ghi nhận trong hiến chương Liên hợp quốc”.
Tuy nhiên, sau thời kỳ căng thẳng (2010-2011), quan hệ giữa Nga và Nhật đang trở nên nồng ấm hơn do lợi ích hai bên có nhiều điểm tương đồng. Liên Xô trước đây đã không quan tâm đầy đủ tới vùng lãnh thổ phía Đông thì nay Nga lại chủ trương “hướng Đông” nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên góp phần phát triển kinh tế, tăng cường vị thế quốc tế của mình.
Với diện tích 13 triệu km vuông, Siberia và vùng Viễn đông chiếm tới 77% lãnh thổ Nga và rất giàu tài nguyên khoáng sản, khi sở hữu gần như tất cả các loại kim loại có giá trị. Tiềm năng to lớn này sẽ được khai thác có hiệu quả hơn khi quan hệ Nga – Nhật có tiến triển tốt đẹp.
Đối với việc cải thiện quan hệ với Nga trong giai đoạn hiện nay là phù hợp với những nỗ lực của Nhật Bản đang tăng cường vai trò quốc tế của mình sau chiến tranh lạnh. Nhật Bản cũng rất cần sự ủng hộ của Nga đối với nỗ lực trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ.
Mặt khác, cải thiện quan hệ với Nga nằm trong sự điều chỉnh chính sách chung của Nhật theo hướng cân bằng quan hệ với các nước lớn thay vì dựa hẳn vào Mỹ như trước đây, qua đó tăng cường vị thế của Nhật trong khu vực và trên thế giới.
Theo giới phân tích, với lợi ích chiến lược to lớn của cả hai bên, khiến Nga - Nhật rất có thể có những thỏa hiệp trong các cuộc gặp trong tương lai và dư luận đang kỳ vọng vào bước “đột phá” trong giải quyết vấn đề Nam Kuril/Lãnh thổ phương Bắc. Nguồn ảnh: Pinterest.