Dự kiến, cuối năm nay hoặc đầu năm sau, Việt Nam sẽ nhận 2 chiếc tàu ngầm Kilo 636 cuối cùng trong thương vụ mua 6 tàu ngầm Kilo từ Nga. Với 6 tàu này, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã thành lập Lữ đoàn tàu ngầm 189. Trong tương lai, nếu chúng ta tiếp tục phát triển, mở rộng lực lượng, ít có khả năng Việt Nam sẽ mua tàu ngầm Kilo, mà thay vào đó có thể là hướng sang công nghệ tàu ngầm tiên tiến của Pháp, Nhật hay Đức.Hiện nay, Tập đoàn đóng tàu DCNS Pháp vẫn tiếp tục chào bán trên thị trường lớp tàu ngầm tấn công phi hạt nhân Scorpene - một trong những tàu ngầm AIP hiện đại nhất trên thế giới. Ở Đông Nam Á, hiện đã có Malaysia mua 2 chiếc và vận hành rất tốt.Tàu ngầm lớp Scorpene nổi bật với công nghệ động cơ đẩy không khí độc lập AIP cho thời gian hoạt động liên tục dưới mặt nước lâu hơn tàu ngầm Kilo 636. Theo một số nguồn, con tàu có thể ở dưới mặt nước liên tục đến 21 ngày.Tàu ngầm lớp Scorpene có lượng giãn nước khoảng 1.800-2.000 tấn tùy yêu cầu của khách hàng, dài từ 70-75, mớn nước 5,4m, thủy thủ đoàn 31 người, lặn sâu tối đa 350m. Con tàu có hệ thống điện tử rất hiện đại - đây là ưu điểm của vũ khí Pháp, tuy nhiên hỏa lực thì lại kém xa Kilo. Cụ thể, ngoài ngư lôi 533mm, nó chỉ được trang bị tên lửa chống hạm SM-39 Exocet với tầm bắn ước đạt 70km.Một loại tàu ngầm AIP cũng rất hiện đại mà Việt Nam có thể tham khảo trong tương lai là lớp Soryu đến từ Nhật Bản. Tuy không nổi tiếng bằng Kilo, nhưng Soryu cũng là một trong những tàu ngầm tối tân nhất trên thế giới. Nếu không phải do Hiến pháp của Nhật Bản thì Soryu có lẽ sẽ rất đắt hàng.Lớp Soryu cũng có ưu thế như Scorpene so với Kilo 636 là trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP) cho thời gian lặn lâu hơn, con tàu cũng được phủ ngói chống dội âm đem lại khả năng hoạt động trong "câm lặng". Dù có lượng giãn nước tới 4.200 tấn khi lặn nhưng việc vận hành chỉ cần 65 người nhờ tính tự động hóa cao. Trên tàu được trang bị hệ thống quản lý chiến đấu tiên tiến, sonar chủ động/bị động, radar trinh sát mặt nước và 6 ống phóng ngư lôi 533mm có thể bắn tên lửa chống hạm Harpoon.Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tham khảo công nghệ tàu ngầm lâu đời của người Đức với các thiết kế Type 214, Type 216 có thể sử dụng hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập (AIP).Mẫu tàu ngầm xuất khẩu Type 214 do hãng HDW sản xuất có giá khoảng 330 triệu USD - gần bằng giá Kilo 636, rẻ hơn nhiều so với Scorpene và Soyru. Ưu điểm của loại tàu này là sử dụng động cơ đẩy không khí độc lập AIP (lặn liên tục 24 ngày), chế tạo bằng vật liệu thép không tạo ra từ tính khiến đối phương khó có thể phát hiện bằng thiết bị trinh sát từ tính lạ.Tàu ngầm phi hạt nhân Type 214 có lượng giãn nước khoảng 1.800 tấn khi lặn, dài 65m, thủy thủ đoàn chỉ cần 27 người cho thấy tính tự động hóa cực cao, dự trữ hành trình lên đến 84 ngày. Hỏa lực có 8 ống phóng ngư lôi 533mm, có thể bắn tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon.Nếu vẫn tiếp tục lựa chọn công nghệ tàu ngầm Nga, chúng ta có thể tham khảo mẫu tàu ngầm Amur-950/1650 – phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm Lada. Tuy nhiên, dù được quảng cáo là có thể sử dụng động lực AIP, nhưng hiện Nga vẫn chưa hoàn thành động cơ AIP nào. Cho nên, nếu chọn Amur, có thể chúng ta sẽ không có được tàu ngầm AIP hoàn chỉnh, tin cậy cao.Thế nhưng, đổi lại chúng ta sẽ có tàu ngầm phi hạt nhân có độ ồn cực thấp khi hoạt động được trang bị vũ khí "khủng" vượt xa các tàu ngầm của Nhật Bản và châu Âu. Theo nhà sản xuất, Amur có thể trang bị tới 10 ống phóng thẳng đứng mang tên lửa hành trình Kalibr hoặc BrahMos cùng 4 ống phóng ngư lôi 533mm với 16 đạn.
Dự kiến, cuối năm nay hoặc đầu năm sau, Việt Nam sẽ nhận 2 chiếc tàu ngầm Kilo 636 cuối cùng trong thương vụ mua 6 tàu ngầm Kilo từ Nga. Với 6 tàu này, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã thành lập Lữ đoàn tàu ngầm 189. Trong tương lai, nếu chúng ta tiếp tục phát triển, mở rộng lực lượng, ít có khả năng Việt Nam sẽ mua tàu ngầm Kilo, mà thay vào đó có thể là hướng sang công nghệ tàu ngầm tiên tiến của Pháp, Nhật hay Đức.
Hiện nay, Tập đoàn đóng tàu DCNS Pháp vẫn tiếp tục chào bán trên thị trường lớp tàu ngầm tấn công phi hạt nhân Scorpene - một trong những tàu ngầm AIP hiện đại nhất trên thế giới. Ở Đông Nam Á, hiện đã có Malaysia mua 2 chiếc và vận hành rất tốt.
Tàu ngầm lớp Scorpene nổi bật với công nghệ động cơ đẩy không khí độc lập AIP cho thời gian hoạt động liên tục dưới mặt nước lâu hơn tàu ngầm Kilo 636. Theo một số nguồn, con tàu có thể ở dưới mặt nước liên tục đến 21 ngày.
Tàu ngầm lớp Scorpene có lượng giãn nước khoảng 1.800-2.000 tấn tùy yêu cầu của khách hàng, dài từ 70-75, mớn nước 5,4m, thủy thủ đoàn 31 người, lặn sâu tối đa 350m. Con tàu có hệ thống điện tử rất hiện đại - đây là ưu điểm của vũ khí Pháp, tuy nhiên hỏa lực thì lại kém xa Kilo. Cụ thể, ngoài ngư lôi 533mm, nó chỉ được trang bị tên lửa chống hạm SM-39 Exocet với tầm bắn ước đạt 70km.
Một loại tàu ngầm AIP cũng rất hiện đại mà Việt Nam có thể tham khảo trong tương lai là lớp Soryu đến từ Nhật Bản. Tuy không nổi tiếng bằng Kilo, nhưng Soryu cũng là một trong những tàu ngầm tối tân nhất trên thế giới. Nếu không phải do Hiến pháp của Nhật Bản thì Soryu có lẽ sẽ rất đắt hàng.
Lớp Soryu cũng có ưu thế như Scorpene so với Kilo 636 là trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP) cho thời gian lặn lâu hơn, con tàu cũng được phủ ngói chống dội âm đem lại khả năng hoạt động trong "câm lặng". Dù có lượng giãn nước tới 4.200 tấn khi lặn nhưng việc vận hành chỉ cần 65 người nhờ tính tự động hóa cao. Trên tàu được trang bị hệ thống quản lý chiến đấu tiên tiến, sonar chủ động/bị động, radar trinh sát mặt nước và 6 ống phóng ngư lôi 533mm có thể bắn tên lửa chống hạm Harpoon.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tham khảo công nghệ tàu ngầm lâu đời của người Đức với các thiết kế Type 214, Type 216 có thể sử dụng hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập (AIP).
Mẫu tàu ngầm xuất khẩu Type 214 do hãng HDW sản xuất có giá khoảng 330 triệu USD - gần bằng giá Kilo 636, rẻ hơn nhiều so với Scorpene và Soyru. Ưu điểm của loại tàu này là sử dụng động cơ đẩy không khí độc lập AIP (lặn liên tục 24 ngày), chế tạo bằng vật liệu thép không tạo ra từ tính khiến đối phương khó có thể phát hiện bằng thiết bị trinh sát từ tính lạ.
Tàu ngầm phi hạt nhân Type 214 có lượng giãn nước khoảng 1.800 tấn khi lặn, dài 65m, thủy thủ đoàn chỉ cần 27 người cho thấy tính tự động hóa cực cao, dự trữ hành trình lên đến 84 ngày. Hỏa lực có 8 ống phóng ngư lôi 533mm, có thể bắn tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon.
Nếu vẫn tiếp tục lựa chọn công nghệ tàu ngầm Nga, chúng ta có thể tham khảo mẫu tàu ngầm Amur-950/1650 – phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm Lada. Tuy nhiên, dù được quảng cáo là có thể sử dụng động lực AIP, nhưng hiện Nga vẫn chưa hoàn thành động cơ AIP nào. Cho nên, nếu chọn Amur, có thể chúng ta sẽ không có được tàu ngầm AIP hoàn chỉnh, tin cậy cao.
Thế nhưng, đổi lại chúng ta sẽ có tàu ngầm phi hạt nhân có độ ồn cực thấp khi hoạt động được trang bị vũ khí "khủng" vượt xa các tàu ngầm của Nhật Bản và châu Âu. Theo nhà sản xuất, Amur có thể trang bị tới 10 ống phóng thẳng đứng mang tên lửa hành trình Kalibr hoặc BrahMos cùng 4 ống phóng ngư lôi 533mm với 16 đạn.