Đầu những năm 2000, Việt Nam đã nhập khẩu từ Nga hai hệ thống tên lửa phòng không S-300 cực kỳ hiện đại. Hiện một trong hai hệ thống này được trang bị cho Trung đoàn 64 (Sư đoàn 361, Quân chủng PK-KQ) được thành lập ngày 18/2/2013 trên cơ sở sáp nhập Tiểu đoàn 5, Tiểu đoàn 172 và Tiểu đoàn tên lửa 64. Ảnh: xe khí tài thuộc hệ thống S-300PMU1 rời nhà chứa ra trận địa triển khai chiến đấu.Tổ hợp tên lửa S-300 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 150km, độ cao bắn hạ từ 10m tới 27km, có thể bắn rơi nhiều mục tiêu cùng lúc. Qua thông số đó có thể thấy S-300 thừa sức bắn hạ cả những mục tiêu nhỏ như UAV, tên lửa hành trình. Thế nhưng, với đơn giá mỗi quả đạn lên tới 1 triệu USD thì việc dùng S-300 đánh chặn các máy bay ném bom chiến lược hay tiêm kích tàng hình sẽ tốt hơn. Còn việc bảo vệ S-300 chiếc các mục tiêu bay thấp, cực thấp như UAV, tên lửa hành trình hay trực thăng đối phương thì có thể giao cho các tổ hợp đối không tầm thấp.Hiện nay, Việt Nam đang có trong tay một số loại vũ khí đối không tầm thấp tự hành như ZSU-23-4 hay 9K35 Strela-10. Chúng được thiết kế để phòng thủ điểm – mục tiêu nhỏ hoặc hộ vệ các tổ hợp phòng không tầm cao như S-75, S-125, S-200 hay là S-300 sau này trước các mối đe dọa tầm thấp.Thế nhưng, nhìn chung thì ZSU-23-4 hay Strela-10 đều đã lỗi thời so với công nghệ vũ khí tấn công hiện đại của đối phương hiện nay. Trong tương lai, chúng ta cần nên tính đến việc mua sắm các tổ hợp phòng không tầm thấp hiện đại hơn vừa để làm nhiệm vụ bảo vệ cơ sở chỉ huy, kho tàng, bến bãi quan trọng, vừa là “vệ binh” cho tổ hợp tên lửa tầm cao như S-300 – “rảnh tay” đối phó máy bay ném bom chiến lược, máy bay tàng hình, tên lửa đạn đạo.Tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2U của Nga có lẽ là một trong những ứng viên sáng giá nhất thay thế ZSU-23-4 hay Strela-10.Đây là tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn hiện đại hóa từ loại Tor-M2 được phát triển bởi nhá máy điện cơ Izhevsk JSC, bộ phận của công ty Almaz-Antey (nhà sản xuất tên lửa phòng không hàng đầu thế giới).Loại tên lửa này được thiết kế để bảo vệ các căn cứ quân sự, cơ sở chính phủ trước các cuộc không kích. Nó có khả năng phá hủy hầu như mọi mục tiêu khí động gồm tên lửa hành trình, tên lửa có điều khiển, các loại máy bay, bom thông minh, vũ khí chính xác cao ở độ cao thấp - trung.Tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2U bao gồm nhiều thành phần: xe chiến đấu 9A331; xe tiếp đạn 9T244; xe cẩu 9T245; xe bảo trì 9V887; xe tải 9F399 và một số thành phần khác.Xe chiến đấu 9A331 sử dụng khung gầm bánh xích GM-5955 có thể hành quân với tốc độ tối đa 65km/h, cự ly hành trình 500km. Ngoài khung gầm bánh xích, các tổ hợp Tor-M2 của Nga hiện nay thiết kế theo kết cấu module cho phép tích hợp trên khung gầm xe bánh lốp.Trên xe chiến đấu 9A331 được tích hợp cabin lái đặt ở phía trước và tháp pháo đặt ở trung tâm chứa các hộp đạn tên lửa. Phía trước và sau tháp trung tâm trang bị các hệ thống radar trinh sát, dẫn bắn.Theo một số nguồn tin rò rỉ, tổ hợp Tor-M2U có thể theo dõi cùng lúc đến 40 mục tiêu, tự động đánh giá mức độ nguy hiểm của từng loại lên phương án đánh chặn. Đài radar có thể dẫn bắn cùng lúc vào 4 mục tiêu với số lượng đạn tên lửa không giới hạn.Tổ hợp tên lửa Tor-M2U được trang bị 12 đạn không đối đất 9M331 đặt thẳng đứng trong các hộp phóng làm bằng hợp kim nhôm.Đạn tên lửa mang đầu nổ phá mảnh và ngòi nổ cận tiếp xúc chủ động cho phép hạ mục tiêu di chuyển ở tốc độ 700m/s, trần bay tối đa 6km, trong phạm vi 12km.Đặc biệt, Tor-M2U có khả năng bắn loạt ngắn 3 quả đạn chỉ trong 5 giây. Tên lửa 9M331 được thiết kế đặc biệt để chống lại các mục tiêu có khả năng thao diễn và tiết diện phản xạ tín hiệu radar nhỏ (ví dụ như máy bay tàng hình, tên lửa hành trình, bom lượn thông minh).
Đầu những năm 2000, Việt Nam đã nhập khẩu từ Nga hai hệ thống tên lửa phòng không S-300 cực kỳ hiện đại. Hiện một trong hai hệ thống này được trang bị cho Trung đoàn 64 (Sư đoàn 361, Quân chủng PK-KQ) được thành lập ngày 18/2/2013 trên cơ sở sáp nhập Tiểu đoàn 5, Tiểu đoàn 172 và Tiểu đoàn tên lửa 64. Ảnh: xe khí tài thuộc hệ thống S-300PMU1 rời nhà chứa ra trận địa triển khai chiến đấu.
Tổ hợp tên lửa S-300 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 150km, độ cao bắn hạ từ 10m tới 27km, có thể bắn rơi nhiều mục tiêu cùng lúc. Qua thông số đó có thể thấy S-300 thừa sức bắn hạ cả những mục tiêu nhỏ như UAV, tên lửa hành trình. Thế nhưng, với đơn giá mỗi quả đạn lên tới 1 triệu USD thì việc dùng S-300 đánh chặn các máy bay ném bom chiến lược hay tiêm kích tàng hình sẽ tốt hơn. Còn việc bảo vệ S-300 chiếc các mục tiêu bay thấp, cực thấp như UAV, tên lửa hành trình hay trực thăng đối phương thì có thể giao cho các tổ hợp đối không tầm thấp.
Hiện nay, Việt Nam đang có trong tay một số loại vũ khí đối không tầm thấp tự hành như ZSU-23-4 hay 9K35 Strela-10. Chúng được thiết kế để phòng thủ điểm – mục tiêu nhỏ hoặc hộ vệ các tổ hợp phòng không tầm cao như S-75, S-125, S-200 hay là S-300 sau này trước các mối đe dọa tầm thấp.
Thế nhưng, nhìn chung thì ZSU-23-4 hay Strela-10 đều đã lỗi thời so với công nghệ vũ khí tấn công hiện đại của đối phương hiện nay. Trong tương lai, chúng ta cần nên tính đến việc mua sắm các tổ hợp phòng không tầm thấp hiện đại hơn vừa để làm nhiệm vụ bảo vệ cơ sở chỉ huy, kho tàng, bến bãi quan trọng, vừa là “vệ binh” cho tổ hợp tên lửa tầm cao như S-300 – “rảnh tay” đối phó máy bay ném bom chiến lược, máy bay tàng hình, tên lửa đạn đạo.
Tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2U của Nga có lẽ là một trong những ứng viên sáng giá nhất thay thế ZSU-23-4 hay Strela-10.
Đây là tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn hiện đại hóa từ loại Tor-M2 được phát triển bởi nhá máy điện cơ Izhevsk JSC, bộ phận của công ty Almaz-Antey (nhà sản xuất tên lửa phòng không hàng đầu thế giới).
Loại tên lửa này được thiết kế để bảo vệ các căn cứ quân sự, cơ sở chính phủ trước các cuộc không kích. Nó có khả năng phá hủy hầu như mọi mục tiêu khí động gồm tên lửa hành trình, tên lửa có điều khiển, các loại máy bay, bom thông minh, vũ khí chính xác cao ở độ cao thấp - trung.
Tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2U bao gồm nhiều thành phần: xe chiến đấu 9A331; xe tiếp đạn 9T244; xe cẩu 9T245; xe bảo trì 9V887; xe tải 9F399 và một số thành phần khác.
Xe chiến đấu 9A331 sử dụng khung gầm bánh xích GM-5955 có thể hành quân với tốc độ tối đa 65km/h, cự ly hành trình 500km. Ngoài khung gầm bánh xích, các tổ hợp Tor-M2 của Nga hiện nay thiết kế theo kết cấu module cho phép tích hợp trên khung gầm xe bánh lốp.
Trên xe chiến đấu 9A331 được tích hợp cabin lái đặt ở phía trước và tháp pháo đặt ở trung tâm chứa các hộp đạn tên lửa. Phía trước và sau tháp trung tâm trang bị các hệ thống radar trinh sát, dẫn bắn.
Theo một số nguồn tin rò rỉ, tổ hợp Tor-M2U có thể theo dõi cùng lúc đến 40 mục tiêu, tự động đánh giá mức độ nguy hiểm của từng loại lên phương án đánh chặn. Đài radar có thể dẫn bắn cùng lúc vào 4 mục tiêu với số lượng đạn tên lửa không giới hạn.
Tổ hợp tên lửa Tor-M2U được trang bị 12 đạn không đối đất 9M331 đặt thẳng đứng trong các hộp phóng làm bằng hợp kim nhôm.
Đạn tên lửa mang đầu nổ phá mảnh và ngòi nổ cận tiếp xúc chủ động cho phép hạ mục tiêu di chuyển ở tốc độ 700m/s, trần bay tối đa 6km, trong phạm vi 12km.
Đặc biệt, Tor-M2U có khả năng bắn loạt ngắn 3 quả đạn chỉ trong 5 giây. Tên lửa 9M331 được thiết kế đặc biệt để chống lại các mục tiêu có khả năng thao diễn và tiết diện phản xạ tín hiệu radar nhỏ (ví dụ như máy bay tàng hình, tên lửa hành trình, bom lượn thông minh).