Hiện Hải quân Nhân dân Việt Nam đang có nhu cầu cao các tàu chiến cỡ lớn phục vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong bối cảnh tình hình Biển Đông tiềm ẩn nhiều xung đột. Chúng ta đã đặt niềm tin vào lớp tàu chiến Gepard 3.9 do Nga chế tạo. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Ukraine – Nga đã khiến cho tiến độ đóng tàu Gepard 3.9 bị chậm lại đáng kể, thời gian bàn giao cặp tàu Gepard 3.9 thứ hai dành cho Việt Nam bị trì hoãn.Rất may trong bối cảnh đó, Mỹ đã chính thức gỡ bỏ lệnh cấm vẫn vũ khí sát thương kéo dài suốt nửa thế kỷ qua đối với Việt Nam. Qua đó, bước đầu mở ra cơ hội cho Việt Nam tiếp cận các công nghệ quốc phòng tối tân nhất thế giới của Mỹ. Một số chuyên gia đã đưa ra dự đoán rằng, Việt Nam có thể sẽ đặt mua các tàu chiến ven bờ LCS.Dẫu vậy, LCS là lớp tàu chiến rất mới của Hải quân Mỹ, chưa có một quốc gia nào được nhập khẩu chúng. Vì vậy, khả năng Việt Nam mua được tàu chiến LCS rất thấp. Chưa kể, độ rủi ro khi đưa vào vận hành lớp tàu mới còn đang trong giai đoạn phát triển. Đã xuất hiện nhiều ghi nhận lỗi hệ thống động lực của LCS khi hoạt động ở Đông Nam Á. Hệ thống vũ khí đa nhiệm cho LCS cũng chưa hoàn thiện. Người Mỹ vẫn đang trong quá trình nghiên cứu tích hợp các hệ thống vũ khí hạng nặng cho LCS.Ngoài LCS, hiện Mỹ không còn nghiên cứu bất kỳ loại tàu chiến cỡ trung nào khác (cỡ 2.000-4.000 tấn), mà chỉ tập trung vào tàu khu trục, tuần dương cỡ 10.000 tấn. May mắn là hiện Mỹ vẫn còn có trong tay số lượng lớn tàu hộ vệ tên lửa hay là khu trục nhỏ đã qua sử dụng, chúng thuộc lớp Oliver Hazard Perry (gọi tắt là OHP). Các tàu này đang được Mỹ bán dần cho những quốc gia đồng minh có nhu cầu. Như vậy, tàu chiến lớp Oliver Hazard Perry có lẽ là lựa chọn tàu chiến Mỹ sáng giá nhất đối với Việt Nam lúc này.Tàu chiến lớp Oliver Hazard Perry được phân hạng là tàu khu trục tên lửa cỡ nhỏ, chế tạo với số lượng lên tới 51 chiếc từ năm 1977-1989 bởi hàng loạt nhà máy đóng tàu. Lớp tàu này được thiết kế cho nhiệm vụ hộ tống, bảo vệ các cuộc đổ bộ đường biển, các nhóm tàu hậu cần, các tàu sân bay, tàu đổ bộ... Bên cạnh đó, sức mạnh của nó hoàn toàn đáp ứng các nhu cầu tác chiến độc lập, tác chiến biển xa, dài ngày.Tính đến thời điểm năm 2015, đại đa số các tàu OHP đã được cho nghỉ hưu, trong đó gần 30 chiếc được bán cho các nước đồng minh Ai Cập, Pakistan, Ba Lan, Tây Ban Nha và cả Thái Lan. Hiện vẫn còn hàng chục chiếc nằm trong các kho bảo quản trên biển của Mỹ. Đó thực sự là cơ hội lớn với Việt Nam nếu muốn có nhanh một loại tàu chiến cỡ lớn phục vụ tác chiến dài ngày, tác chiến biển xa, hỏa lực mạnh trong khi giá cả phải chăng.Tàu khu trục lớp Oliver Hazard Perry có lượng giãn nước toàn tải khoảng 4.100 tấn, dài tổng thể 136m, rộng 14m, thủy thủ đoàn 176 người. Tàu được trang bị hai động cơ đẩy tuốc bin khí và hai máy phát điện cho tốc độ hành trình 29 hải lý/h, tầm hoạt động đến 8.300km.Tàu chiến OHP có đầy đủ hệ thống hỏa lực chống hạm, chống ngầm và phòng không. Về pháo hạm, nó được trang bị một pháo bắn nhanh OTO Melara 76mm có tầm bắn khoảng 15km.Trên các tàu có ít nhất một tổ hợp pháo phòng không Phalanx CIWS 6 nòng cỡ 20mm chuyên dùng để đánh chặn các loại tên lửa diệt hạm với tốc độ bắn nhanh, tạo mật độ hỏa lực dày.Hỏa lực chống ngầm có 6 ống phóng ngư lôi loại Mk32….…với các ngư lôi 324mm Mk50 đạt tầm bắn 15km, tốc độ bơi 40 hải lý/h, xuyên sâu xuống mặt nước 580m mang theo đầu nổ 45kg.Ngoài ra, ở đuôi tàu có hangar và sân đỗ cho phép triển khai đến hai trực thăng săn ngầm SH-60 Seahawk.Vũ khí chống hạm và phòng không được tích hợp cùng vào bệ phóng tên lửa đa năng Mk 13 đặt phía trước thượng tầng đài chỉ huy. Bệ phóng này có triển khai bắn tên lửa phòng không tầm trung RIM-66 SM-1MR có tầm bắn khoảng 40km.Hoặc có thể bắn cả tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon có tầm bắn 130km.Tuy nhiên, hầu hết các tàu chiến lớp Oliver Hazard Perry hiện tại còn lại đều đã bị gỡ bỏ bệ phóng Mk 13. Khách hàng nước ngoài có thể tùy biến trang bị tên lửa chống hạm riêng hoặc là đặt hàng Mỹ. Như Đài Loan, họ đã quyết định tự trang bị tên lửa hành trình Hùng Phong II cho các tàu hộ vệ OHP mua lại của Mỹ. Việt Nam nếu có khả năng mua được OHP thì có lẽ cũng sẽ có nhiều giải pháp nâng cấp vũ khí chống hạm, phòng không. Đấy không phải là rào cản quá lớn.
Hiện Hải quân Nhân dân Việt Nam đang có nhu cầu cao các tàu chiến cỡ lớn phục vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong bối cảnh tình hình Biển Đông tiềm ẩn nhiều xung đột. Chúng ta đã đặt niềm tin vào lớp tàu chiến Gepard 3.9 do Nga chế tạo. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Ukraine – Nga đã khiến cho tiến độ đóng tàu Gepard 3.9 bị chậm lại đáng kể, thời gian bàn giao cặp tàu Gepard 3.9 thứ hai dành cho Việt Nam bị trì hoãn.
Rất may trong bối cảnh đó, Mỹ đã chính thức gỡ bỏ lệnh cấm vẫn vũ khí sát thương kéo dài suốt nửa thế kỷ qua đối với Việt Nam. Qua đó, bước đầu mở ra cơ hội cho Việt Nam tiếp cận các công nghệ quốc phòng tối tân nhất thế giới của Mỹ. Một số chuyên gia đã đưa ra dự đoán rằng, Việt Nam có thể sẽ đặt mua các tàu chiến ven bờ LCS.
Dẫu vậy, LCS là lớp tàu chiến rất mới của Hải quân Mỹ, chưa có một quốc gia nào được nhập khẩu chúng. Vì vậy, khả năng Việt Nam mua được tàu chiến LCS rất thấp. Chưa kể, độ rủi ro khi đưa vào vận hành lớp tàu mới còn đang trong giai đoạn phát triển. Đã xuất hiện nhiều ghi nhận lỗi hệ thống động lực của LCS khi hoạt động ở Đông Nam Á. Hệ thống vũ khí đa nhiệm cho LCS cũng chưa hoàn thiện. Người Mỹ vẫn đang trong quá trình nghiên cứu tích hợp các hệ thống vũ khí hạng nặng cho LCS.
Ngoài LCS, hiện Mỹ không còn nghiên cứu bất kỳ loại tàu chiến cỡ trung nào khác (cỡ 2.000-4.000 tấn), mà chỉ tập trung vào tàu khu trục, tuần dương cỡ 10.000 tấn. May mắn là hiện Mỹ vẫn còn có trong tay số lượng lớn tàu hộ vệ tên lửa hay là khu trục nhỏ đã qua sử dụng, chúng thuộc lớp Oliver Hazard Perry (gọi tắt là OHP). Các tàu này đang được Mỹ bán dần cho những quốc gia đồng minh có nhu cầu. Như vậy, tàu chiến lớp Oliver Hazard Perry có lẽ là lựa chọn tàu chiến Mỹ sáng giá nhất đối với Việt Nam lúc này.
Tàu chiến lớp Oliver Hazard Perry được phân hạng là tàu khu trục tên lửa cỡ nhỏ, chế tạo với số lượng lên tới 51 chiếc từ năm 1977-1989 bởi hàng loạt nhà máy đóng tàu. Lớp tàu này được thiết kế cho nhiệm vụ hộ tống, bảo vệ các cuộc đổ bộ đường biển, các nhóm tàu hậu cần, các tàu sân bay, tàu đổ bộ... Bên cạnh đó, sức mạnh của nó hoàn toàn đáp ứng các nhu cầu tác chiến độc lập, tác chiến biển xa, dài ngày.
Tính đến thời điểm năm 2015, đại đa số các tàu OHP đã được cho nghỉ hưu, trong đó gần 30 chiếc được bán cho các nước đồng minh Ai Cập, Pakistan, Ba Lan, Tây Ban Nha và cả Thái Lan. Hiện vẫn còn hàng chục chiếc nằm trong các kho bảo quản trên biển của Mỹ. Đó thực sự là cơ hội lớn với Việt Nam nếu muốn có nhanh một loại tàu chiến cỡ lớn phục vụ tác chiến dài ngày, tác chiến biển xa, hỏa lực mạnh trong khi giá cả phải chăng.
Tàu khu trục lớp Oliver Hazard Perry có lượng giãn nước toàn tải khoảng 4.100 tấn, dài tổng thể 136m, rộng 14m, thủy thủ đoàn 176 người. Tàu được trang bị hai động cơ đẩy tuốc bin khí và hai máy phát điện cho tốc độ hành trình 29 hải lý/h, tầm hoạt động đến 8.300km.
Tàu chiến OHP có đầy đủ hệ thống hỏa lực chống hạm, chống ngầm và phòng không. Về pháo hạm, nó được trang bị một pháo bắn nhanh OTO Melara 76mm có tầm bắn khoảng 15km.
Trên các tàu có ít nhất một tổ hợp pháo phòng không Phalanx CIWS 6 nòng cỡ 20mm chuyên dùng để đánh chặn các loại tên lửa diệt hạm với tốc độ bắn nhanh, tạo mật độ hỏa lực dày.
Hỏa lực chống ngầm có 6 ống phóng ngư lôi loại Mk32….
…với các ngư lôi 324mm Mk50 đạt tầm bắn 15km, tốc độ bơi 40 hải lý/h, xuyên sâu xuống mặt nước 580m mang theo đầu nổ 45kg.
Ngoài ra, ở đuôi tàu có hangar và sân đỗ cho phép triển khai đến hai trực thăng săn ngầm SH-60 Seahawk.
Vũ khí chống hạm và phòng không được tích hợp cùng vào bệ phóng tên lửa đa năng Mk 13 đặt phía trước thượng tầng đài chỉ huy. Bệ phóng này có triển khai bắn tên lửa phòng không tầm trung RIM-66 SM-1MR có tầm bắn khoảng 40km.
Hoặc có thể bắn cả tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon có tầm bắn 130km.
Tuy nhiên, hầu hết các tàu chiến lớp Oliver Hazard Perry hiện tại còn lại đều đã bị gỡ bỏ bệ phóng Mk 13. Khách hàng nước ngoài có thể tùy biến trang bị tên lửa chống hạm riêng hoặc là đặt hàng Mỹ. Như Đài Loan, họ đã quyết định tự trang bị tên lửa hành trình Hùng Phong II cho các tàu hộ vệ OHP mua lại của Mỹ. Việt Nam nếu có khả năng mua được OHP thì có lẽ cũng sẽ có nhiều giải pháp nâng cấp vũ khí chống hạm, phòng không. Đấy không phải là rào cản quá lớn.