Mới đây, Công ty Almaty (Kazakhstan) đã ký một biên bản ghi nhớ với Việt Nam về việc cung cấp hệ thống mô phỏng huấn luyện xe tăng - thiết giáp. “Hai bên đã ký một biên bản ghi nhớ và sẽ có một biên bản nữa về việc xuất khẩu, đây mới chỉ là sự khởi đầu trong việc chúng tôi sẽ cung cấp các trang thiết bị sang Việt Nam”, ông Alexander Klimenko – lãnh đạo Almaty cho biết.Đáng lưu ý, phía Almaty đã giới thiệu tới Việt Nam hệ thống mô phỏng huấn luyện với đầy đủ các tính năng cho xe tăng T-72. Không loại trừ khả năng Việt Nam sẽ nhập khẩu hệ thống huấn luyện mô phỏng này để phục vụ việc đào tạo chiến sĩ lái tăng trong tương lai gần.Tuy nhiên, có một điều hơi kỳ lạ, đó là việc xuất hiện nhiều thông tin có cơ sở về việc Việt Nam khả năng cao “đã” hoặc “sẽ” nhập khẩu xe tăng T-90MS hiện đại. Trong khi đó, nếu Almaty giới thiệu tới Việt Nam hệ thống mô phỏng xe tăng T-72 để điều khiển các cỗ tăng T-90MS thì thật không hợp lý chút nào.Do đó, không loại trừ một khả năng Việt Nam có thể sẽ nhập khẩu các xe tăng T-72 thay vì T-90MS để sử dụng. Vì dẫu sao đơn giá một chiếc T-72 hiện rẻ hơn rất nhiều so với các xe tăng T-90MS. Theo đó, đơn giá của năm 2009 với một chiếc T-72 chỉ còn khoảng 1-2 triệu USD/chiếc, trong khi T-90MS phải lên tới 4,5 triệu USD/chiếc (gấp đôi, gấp 3 lần).Quân đội Nga hiện có trong khu lưu trữ bảo quản đến hàng nghìn chiếc xe tăng T-72, và hiện vẫn mở bán cho nhiều quốc gia có nhu cầu. Vì vậy, việc mua một số lượng vài trăm chiếc xe tăng T-72 hoàn toàn khả thi với Việt Nam và nhiều nước khác.Điển hình mới đây Nicaragua đã nhập khẩu 50 chiếc xe tăng T-72B1 “Đại bàng trắng” cùng thiết bị hỗ trợ, đạn dược kèm theo với giá chỉ khoảng 80 triệu USD.Những chiếc T-72B/B1 tuy trang bị công nghệ kém hơn T-90MS nhưng nhìn chung chúng vẫn được đánh giá là ngang ngửa với nhiều dòng tăng hiện đại trên thế giới về mặt hỏa lực, tính cơ động.Hoặc cũng không loại trừ khả năng Việt Nam chọn phiên bản T-72B3/B3M được nâng cấp gần như ngang ngửa với xe tăng T-90.T-72B3/B3M được coi là thế hệ tăng T-72 hiện đại nhất hiện nay, được hiện đại hóa toàn diện về tính cơ động, hỏa lực, bảo vệ...Cụ thể, nó sở hữu động cơ V-92S2 công suất tới hơn 1.000 mã lực; nhận hệ thống kiểm soát hỏa lực 1A40-4 với cảm biến đa quang phổ toàn cảnh Sosna-U, kính ngắm 1K13-49.T-72B3 trang bị pháo chính 2A46M5 125mm sở hữu sức mạnh tương đương khẩu L44 trên tăng Leopard 2 và M1A1 Abrams, sử dụng đạn xuyên động năng Svinets-1 (thanh xuyên Uranium nghèo) xuyên giáp dày 740-800mm hoặc đạn xuyên Svinets-2 (thanh xuyên vonfram) xuyên giáp dày 660-740mm cùng ở cự ly 2.000m.Hoặc cũng có một khả năng nữa là Việt Nam lựa chọn nhập khẩu số lượng lớn xe tăng T-72 để thay thế dần các mẫu tăng T-54/55 và T-62, bên cạnh đó vẫn mua một số lượng nhỏ xe tăng T-90MS trang bị cho các đơn vị đặc biệt tinh nhuệ, bảo vệ những vị trí trọng yếu của đất nước. Đáng lưu tâm là cả Nga và Trung Quốc cũng đang dùng những giải pháp tương tự. Quân đội Nga vẫn sử dụng chủ yếu là xe tăng T-72B1/B3, trang bị vài trăm chiếc T-90A cho đơn vị tinh nhuệ. Trung Quốc cũng chủ yếu sử dụng tăng Type 96 và chỉ trang bị Type 99 cho đơn vị tinh nhuệ, bảo vệ khu vực trọng yếu.Việc chọn cả hai dòng xe tăng T-72 và T-90MS có thể là lý do hợp lý nhất giải đáp thông tin Việt Nam tham khảo hệ thống mô phỏng T-72 của Kazakhstan và nhập khẩu xe đầu kéo KZKT-7428 Rusich dùng để chở xe tăng T-90MS.T-90MS là phiên bản nâng cấp lớn của dòng tăng xuất khẩu T-90S với những thay đổi đáng giá trên nhiều phương diện tăng đáng kể khả năng tác chiến cho dòng tăng T-90, tính sống sót cao, an toàn, cơ động hơn.
Mới đây, Công ty Almaty (Kazakhstan) đã ký một biên bản ghi nhớ với Việt Nam về việc cung cấp hệ thống mô phỏng huấn luyện xe tăng - thiết giáp. “Hai bên đã ký một biên bản ghi nhớ và sẽ có một biên bản nữa về việc xuất khẩu, đây mới chỉ là sự khởi đầu trong việc chúng tôi sẽ cung cấp các trang thiết bị sang Việt Nam”, ông Alexander Klimenko – lãnh đạo Almaty cho biết.
Đáng lưu ý, phía Almaty đã giới thiệu tới Việt Nam hệ thống mô phỏng huấn luyện với đầy đủ các tính năng cho xe tăng T-72. Không loại trừ khả năng Việt Nam sẽ nhập khẩu hệ thống huấn luyện mô phỏng này để phục vụ việc đào tạo chiến sĩ lái tăng trong tương lai gần.
Tuy nhiên, có một điều hơi kỳ lạ, đó là việc xuất hiện nhiều thông tin có cơ sở về việc Việt Nam khả năng cao “đã” hoặc “sẽ” nhập khẩu xe tăng T-90MS hiện đại. Trong khi đó, nếu Almaty giới thiệu tới Việt Nam hệ thống mô phỏng xe tăng T-72 để điều khiển các cỗ tăng T-90MS thì thật không hợp lý chút nào.
Do đó, không loại trừ một khả năng Việt Nam có thể sẽ nhập khẩu các xe tăng T-72 thay vì T-90MS để sử dụng. Vì dẫu sao đơn giá một chiếc T-72 hiện rẻ hơn rất nhiều so với các xe tăng T-90MS. Theo đó, đơn giá của năm 2009 với một chiếc T-72 chỉ còn khoảng 1-2 triệu USD/chiếc, trong khi T-90MS phải lên tới 4,5 triệu USD/chiếc (gấp đôi, gấp 3 lần).
Quân đội Nga hiện có trong khu lưu trữ bảo quản đến hàng nghìn chiếc xe tăng T-72, và hiện vẫn mở bán cho nhiều quốc gia có nhu cầu. Vì vậy, việc mua một số lượng vài trăm chiếc xe tăng T-72 hoàn toàn khả thi với Việt Nam và nhiều nước khác.
Điển hình mới đây Nicaragua đã nhập khẩu 50 chiếc xe tăng T-72B1 “Đại bàng trắng” cùng thiết bị hỗ trợ, đạn dược kèm theo với giá chỉ khoảng 80 triệu USD.
Những chiếc T-72B/B1 tuy trang bị công nghệ kém hơn T-90MS nhưng nhìn chung chúng vẫn được đánh giá là ngang ngửa với nhiều dòng tăng hiện đại trên thế giới về mặt hỏa lực, tính cơ động.
Hoặc cũng không loại trừ khả năng Việt Nam chọn phiên bản T-72B3/B3M được nâng cấp gần như ngang ngửa với xe tăng T-90.
T-72B3/B3M được coi là thế hệ tăng T-72 hiện đại nhất hiện nay, được hiện đại hóa toàn diện về tính cơ động, hỏa lực, bảo vệ...Cụ thể, nó sở hữu động cơ V-92S2 công suất tới hơn 1.000 mã lực; nhận hệ thống kiểm soát hỏa lực 1A40-4 với cảm biến đa quang phổ toàn cảnh Sosna-U, kính ngắm 1K13-49.
T-72B3 trang bị pháo chính 2A46M5 125mm sở hữu sức mạnh tương đương khẩu L44 trên tăng Leopard 2 và M1A1 Abrams, sử dụng đạn xuyên động năng Svinets-1 (thanh xuyên Uranium nghèo) xuyên giáp dày 740-800mm hoặc đạn xuyên Svinets-2 (thanh xuyên vonfram) xuyên giáp dày 660-740mm cùng ở cự ly 2.000m.
Hoặc cũng có một khả năng nữa là Việt Nam lựa chọn nhập khẩu số lượng lớn xe tăng T-72 để thay thế dần các mẫu tăng T-54/55 và T-62, bên cạnh đó vẫn mua một số lượng nhỏ xe tăng T-90MS trang bị cho các đơn vị đặc biệt tinh nhuệ, bảo vệ những vị trí trọng yếu của đất nước. Đáng lưu tâm là cả Nga và Trung Quốc cũng đang dùng những giải pháp tương tự. Quân đội Nga vẫn sử dụng chủ yếu là xe tăng T-72B1/B3, trang bị vài trăm chiếc T-90A cho đơn vị tinh nhuệ. Trung Quốc cũng chủ yếu sử dụng tăng Type 96 và chỉ trang bị Type 99 cho đơn vị tinh nhuệ, bảo vệ khu vực trọng yếu.
Việc chọn cả hai dòng xe tăng T-72 và T-90MS có thể là lý do hợp lý nhất giải đáp thông tin Việt Nam tham khảo hệ thống mô phỏng T-72 của Kazakhstan và nhập khẩu xe đầu kéo KZKT-7428 Rusich dùng để chở xe tăng T-90MS.
T-90MS là phiên bản nâng cấp lớn của dòng tăng xuất khẩu T-90S với những thay đổi đáng giá trên nhiều phương diện tăng đáng kể khả năng tác chiến cho dòng tăng T-90, tính sống sót cao, an toàn, cơ động hơn.