Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 là một trong những phương tiện chiến đấu bọc thép chủ lực của các trung đoàn, sư đoàn bộ binh cơ giới của QĐND Việt Nam. Hỏa lực chính của BMP-1 là khẩu pháo 73mm 2A28 nòng trơn với loại đạn xuyên giáp 73mm PR-15B.Theo đồng chí Thượng tá Nguyễn Danh Bảo, Phó GĐ xưởng 265 (trả lời tờ QĐND): đạn chống tăng 73mm PR-15B có tầm bắn lớn nhất là 1.300m, sơ tốc đầu đạn là 400m/s, được điểm hỏa bằng điện, dùng để tiêu diệt các loại xe tăng, xe thiết giáp, các lô cốt và nhiều loại mục tiêu khác.Đạn ổn định đường bay bằng cánh với tốc độ lớn nhất là 665m/s. Liều phóng có kết cấu riêng biệt, chỉ khi bắn mới được lắp với đầu đạn. Đầu đạn chế tạo bằng thép, bên trong nhồi thuốc nổ A-IX-1; động cơ và cánh đuôi bằng nhôm. Hệ thống cánh đuôi dùng để ổn định cho đạn trên đường bay; động cơ hành trình bằng thuốc phóng.Ngòi nổ của đạn là ngòi nổ dạng áp điện đầu-đáy kiểu chạm nổ tức thì, giống ngòi BP-7 lắp cho đạn chống tăng B41 và có nguyên lý hoạt động tương tự đạn chống tăng B41, chỉ khác là liều phóng ban đầu của đạn 73mm lại giống đạn pháo…Tuy nhiên, hiện nay do có tuổi thọ cao, điều kiện khí hậu, môi trường ở nước ta khắc nghiệt, nên đến nay phần lớn đạn chống tăng 73mm xuống cấp 3, cấp 4, nhiều lô đạn đã xuống cấp ở mức cận kề cấp 5. Đây là loại đạn có tính năng chiến đấu tốt, số lượng còn lớn, nên Tổng cục Kỹ thuật đã khảo sát và quyết định nghiên cứu sửa chữa, tăng hạn, tiếp tục duy trì trang bị để tránh lãng phí. Dẫu vậy, đây là loại đạn có cấu tạo, nguyên lý hoạt động phức tạp, khi chúng ta nhận viện trợ, đạn không có quy trình bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, nên rất khó khăn trong quá trình thực hiện nâng cấp, sửa chữa.Được Tổng cục Kỹ thuật (TCKT) giao nhiệm vụ, Xưởng 265 (Cục Quân khí, TCKT) đã nỗ lực khắc phục khó khăn, sáng tạo nghiên cứu, hoàn toàn làm chủ quy trình công nghệ sửa chữa vừa đối với đạn chống tăng 73mm (PR-15B), giúp tăng niên hạn sử dụng đối với một số lượng lớn đạn chống tăng cho xe chiến đấu bộ binh BMP-1. Ảnh: Bảo dưỡng đạn chống tăng PR-15B tại Xưởng 265.Từ thực tế trên, tháng 10/2013, thực hiện sự chỉ đạo của Thủ trưởng TCKT và Cục Quân khí về việc xây dựng bộ quy trình sửa chữa, nâng cấp vừa đối với đạn chống tăng 73mm, Xưởng 265 đã chủ động liên hệ mời các chuyên gia giàu kinh nghiệm về lĩnh vực điện tử, tên lửa của Viện Khoa học và Công nghệ quân sự (Bộ Quốc phòng) để phối hợp nghiên cứu, xây dựng bộ quy trình công nghệ với 20 công đoạn và áp dụng, huấn luyện cán bộ, nhân viên kỹ thuật khai thác, vận hành. Ảnh: Đạn chống tăng PR-15B nằm trong tháp pháo xe chiến đấu bộ binh BMP-1.BMP-1 gần như là phương tiện chiến tranh đầu tiên của Liên Xô trang bị hệ thống nạp đạn tự động. Và đây cũng là mẫu xe bọc thép đầu tiên của Việt Nam có hệ thống nạp đạn tự động. Đạn được bố trí theo vòng tròn quanh tháp pháo, và sẽ có một cơ cấu đẩy đạn vào bên trong nòng pháo chính. Tốc độ bắn ước đạt 8-10 phát/phút - rất cao.Pháo nòng trơn 2A28 Grom được trang bị đạn nổ chống tăng PR-15B có khả năng xuyên giáp dày 280-350mm. Vào thời điểm những năm 1970, pháo 73mm trên BMP-1 thừa sức xuyên thủng giáp trước xe tăng M60 Patton, Chieftain và Leopard 1.Ngoài pháo 2A28, trên gốc pháo xe chiến đấu bộ binh BMP-1 còn trang bị bệ phóng cho tên lửa chống tăng AT-3 đạt tầm bắn hiệu quả 500-3.000m, xuyên giáp dày 400mm. Loại tên lửa này hiện ta cũng đã làm chủ công nghệ bảo dưỡng, nâng cấp và có thể là sản xuất.BMP-1 còn có đại liên PKT 7,62mm đặt ở bên phải pháo chính với cơ số 2.000 viên đạn.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 là một trong những phương tiện chiến đấu bọc thép chủ lực của các trung đoàn, sư đoàn bộ binh cơ giới của QĐND Việt Nam. Hỏa lực chính của BMP-1 là khẩu pháo 73mm 2A28 nòng trơn với loại đạn xuyên giáp 73mm PR-15B.
Theo đồng chí Thượng tá Nguyễn Danh Bảo, Phó GĐ xưởng 265 (trả lời tờ QĐND): đạn chống tăng 73mm PR-15B có tầm bắn lớn nhất là 1.300m, sơ tốc đầu đạn là 400m/s, được điểm hỏa bằng điện, dùng để tiêu diệt các loại xe tăng, xe thiết giáp, các lô cốt và nhiều loại mục tiêu khác.
Đạn ổn định đường bay bằng cánh với tốc độ lớn nhất là 665m/s. Liều phóng có kết cấu riêng biệt, chỉ khi bắn mới được lắp với đầu đạn. Đầu đạn chế tạo bằng thép, bên trong nhồi thuốc nổ A-IX-1; động cơ và cánh đuôi bằng nhôm. Hệ thống cánh đuôi dùng để ổn định cho đạn trên đường bay; động cơ hành trình bằng thuốc phóng.
Ngòi nổ của đạn là ngòi nổ dạng áp điện đầu-đáy kiểu chạm nổ tức thì, giống ngòi BP-7 lắp cho đạn chống tăng B41 và có nguyên lý hoạt động tương tự đạn chống tăng B41, chỉ khác là liều phóng ban đầu của đạn 73mm lại giống đạn pháo…
Tuy nhiên, hiện nay do có tuổi thọ cao, điều kiện khí hậu, môi trường ở nước ta khắc nghiệt, nên đến nay phần lớn đạn chống tăng 73mm xuống cấp 3, cấp 4, nhiều lô đạn đã xuống cấp ở mức cận kề cấp 5. Đây là loại đạn có tính năng chiến đấu tốt, số lượng còn lớn, nên Tổng cục Kỹ thuật đã khảo sát và quyết định nghiên cứu sửa chữa, tăng hạn, tiếp tục duy trì trang bị để tránh lãng phí. Dẫu vậy, đây là loại đạn có cấu tạo, nguyên lý hoạt động phức tạp, khi chúng ta nhận viện trợ, đạn không có quy trình bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, nên rất khó khăn trong quá trình thực hiện nâng cấp, sửa chữa.
Được Tổng cục Kỹ thuật (TCKT) giao nhiệm vụ, Xưởng 265 (Cục Quân khí, TCKT) đã nỗ lực khắc phục khó khăn, sáng tạo nghiên cứu, hoàn toàn làm chủ quy trình công nghệ sửa chữa vừa đối với đạn chống tăng 73mm (PR-15B), giúp tăng niên hạn sử dụng đối với một số lượng lớn đạn chống tăng cho xe chiến đấu bộ binh BMP-1. Ảnh: Bảo dưỡng đạn chống tăng PR-15B tại Xưởng 265.
Từ thực tế trên, tháng 10/2013, thực hiện sự chỉ đạo của Thủ trưởng TCKT và Cục Quân khí về việc xây dựng bộ quy trình sửa chữa, nâng cấp vừa đối với đạn chống tăng 73mm, Xưởng 265 đã chủ động liên hệ mời các chuyên gia giàu kinh nghiệm về lĩnh vực điện tử, tên lửa của Viện Khoa học và Công nghệ quân sự (Bộ Quốc phòng) để phối hợp nghiên cứu, xây dựng bộ quy trình công nghệ với 20 công đoạn và áp dụng, huấn luyện cán bộ, nhân viên kỹ thuật khai thác, vận hành. Ảnh: Đạn chống tăng PR-15B nằm trong tháp pháo xe chiến đấu bộ binh BMP-1.
BMP-1 gần như là phương tiện chiến tranh đầu tiên của Liên Xô trang bị hệ thống nạp đạn tự động. Và đây cũng là mẫu xe bọc thép đầu tiên của Việt Nam có hệ thống nạp đạn tự động. Đạn được bố trí theo vòng tròn quanh tháp pháo, và sẽ có một cơ cấu đẩy đạn vào bên trong nòng pháo chính. Tốc độ bắn ước đạt 8-10 phát/phút - rất cao.
Pháo nòng trơn 2A28 Grom được trang bị đạn nổ chống tăng PR-15B có khả năng xuyên giáp dày 280-350mm. Vào thời điểm những năm 1970, pháo 73mm trên BMP-1 thừa sức xuyên thủng giáp trước xe tăng M60 Patton, Chieftain và Leopard 1.
Ngoài pháo 2A28, trên gốc pháo xe chiến đấu bộ binh BMP-1 còn trang bị bệ phóng cho tên lửa chống tăng AT-3 đạt tầm bắn hiệu quả 500-3.000m, xuyên giáp dày 400mm. Loại tên lửa này hiện ta cũng đã làm chủ công nghệ bảo dưỡng, nâng cấp và có thể là sản xuất.
BMP-1 còn có đại liên PKT 7,62mm đặt ở bên phải pháo chính với cơ số 2.000 viên đạn.