L-39 hiện là mẫu máy bay huấn luyện chủ lực của Không quân Nhân dân Việt Nam. Hầu hết các lứa phi công tiêm kích của chúng ta đều trải qua bài bay huấn luyện trên mẫu máy bay huyền thoại này. Tuy nhiên, trải qua thời gian dài sử dụng, các máy bay không khỏi bị xuống cấp.Với tinh thần tự lực, tự cường, Việt Nam nhiều năm qua đã nỗ lực học hỏi, làm chủ công nghệ tự đại tu, nâng cấp máy bay huấn luyện L-39 để tiếp tục sử dụng trong điều kiện ngân sách quốc phòng chưa đủ khả năng để sắm thêm các máy bay huấn luyện mới, thay thế L-39 trong tương lai gần.Dẫu vậy, khả năng của chúng ta có thể chỉ thay thế được thiết bị phụ, trong khi đa số thành phần chính trên máy bay (hệ thống điện tử, hệ thống huấn luyện mô phỏng, hệ thống động cơ) của máy bay vẫn là “nguyên bản L-39”. Mà chúng ta biết rằng, L-39 vốn dĩ được thiết kế để đào tạo phi công tiêm kích thế hệ 2-3, cho nên nếu sử dụng để huấn luyện phi công tiêm kích thế hệ 4 là “hơi đuối”. Trong khi KQND Việt Nam hiện được trang bị nhiều tiêm kích thế hệ 4, 4++ như Su-27SK, Su-27UBK, Su-30MK, Su-30MK2, và tương lai có thể là Su-30SM, Su-35.Thật may, gần đây, nhà sản xuất AeroVodochady (Cộng hòa Czech) – “cha đẻ” dòng máy bay L-39 đã nối lại dự án nâng cấp dòng máy bay này thích nghi với chiến tranh hiện đại, phù hợp với yêu cầu đào tạo phi công tiêm kích thế hệ 4-5. Tạp chí Jane's dẫn nguồn quan chức công ty Aero Vodochody cho hay, giai đoạn I chương trình phát triển phiên bản thế hệ mới L-39NG đã hoàn thành.L-39NG trang bị động cơ mới Williams FJ44-4M (một trong những hạng mục quan trọng nhất trong chương trình nâng cấp máy bay L-39) và đã được phát triển trong hai năm. Chiếc máy bay thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 14/9/2015, việc thử nghiệm động cơ mới hoàn thành vào ngày 12/9/2016.Chương trình nâng cấp L-39NG bao gồm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 là thay động cơ AI-25T bằng Williams International FJ44-4M; Giai đoạn 2 là trang bị buồng lái kính với thiết bị điện tử hàng không mới, khung thân mới với 5 giá treo và động cơ FJ44-4M.Milos Trnobransky - nhà thiết kế chính của Aero Vodochody tuyên bố: "Sau thử nghiệm động cơ, chúng tôi đã trả lại cho hãng Williams trong tháng 7/2016 và đề nghị một số cải tiến. Động cơ được gửi lại cho chúng tôi 2 tuần sau đó và chúng tôi thực hiện chuyến bay L-39NG với động cơ nâng cấp vào ngày 12/9/2016. Trong chuyến bay thử nghiệm, chúng tôi kiểm tra tất cả tham số của động cơ".Đáng lưu ý, động cơ Williams FJ44 được phát triển cho thị trường máy bay dân dụng thương mạng hạng nhẹ, nhưng nó lại được sử dụng cho cả máy bay huấn luyện quân sự Alenia Aermacchi M-345 và Saab 105. Với phương án rất hay này, dùng động cơ FJ44 sẽ không ảnh hưởng tới doanh số bán hàng của Aero Vodochody - nhiều khách hàng sẽ không bị hạn chế khi nâng cấp hay mua L-39NG trang bị động cơ của Mỹ.Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Giuseppe Giordio - người từng có thời gian là CEO Alenia Aermacchi cho biết: "Việc tích hợp động cơ FJ44 là cần thiết bởi việc hỗ trợ động cơ AI-25 do Ukraine sản xuất đã gặp khó khăn trong vài năm qua".Các hệ thống quan trọng khác trên L-39NG cũng được chứng minh trong loạt thử nghiệm gần đây gồm hệ thống điện tử trong buồng lái mới Genesys Aerosystems bao gồm màn hình màu MFD và màn hình hiển thị trước mặt phi công HUD.Sau khi thay động cơ mới, L-39NG tăng đáng kể tốc độ, tầm bay so với L-39 nguyên bản. Cụ thể, nó đạt tốc độ tối đa 775km/h, tầm bay lên tới 2.590km với lượng nhiên liệu trong thân (nguyên bản chỉ đạt 1.100-1.700km), thời gian hoạt động trên không lên tới 4 tiếng 30 phút.Máy bay vẫn có khả năng mang 1,2 tấn vũ khí trên 5 giá treo.Có thể nói, phiên bản L-39NG là một giải pháp khả thi để Việt Nam kéo dài thời gian sử dụng máy bay huấn luyện L-39, cũng như tăng khả năng tác chiến, đào tạo huấn luyện phi công trong chiến tranh hiện đại.
L-39 hiện là mẫu máy bay huấn luyện chủ lực của Không quân Nhân dân Việt Nam. Hầu hết các lứa phi công tiêm kích của chúng ta đều trải qua bài bay huấn luyện trên mẫu máy bay huyền thoại này. Tuy nhiên, trải qua thời gian dài sử dụng, các máy bay không khỏi bị xuống cấp.
Với tinh thần tự lực, tự cường, Việt Nam nhiều năm qua đã nỗ lực học hỏi, làm chủ công nghệ tự đại tu, nâng cấp máy bay huấn luyện L-39 để tiếp tục sử dụng trong điều kiện ngân sách quốc phòng chưa đủ khả năng để sắm thêm các máy bay huấn luyện mới, thay thế L-39 trong tương lai gần.
Dẫu vậy, khả năng của chúng ta có thể chỉ thay thế được thiết bị phụ, trong khi đa số thành phần chính trên máy bay (hệ thống điện tử, hệ thống huấn luyện mô phỏng, hệ thống động cơ) của máy bay vẫn là “nguyên bản L-39”. Mà chúng ta biết rằng, L-39 vốn dĩ được thiết kế để đào tạo phi công tiêm kích thế hệ 2-3, cho nên nếu sử dụng để huấn luyện phi công tiêm kích thế hệ 4 là “hơi đuối”. Trong khi KQND Việt Nam hiện được trang bị nhiều tiêm kích thế hệ 4, 4++ như Su-27SK, Su-27UBK, Su-30MK, Su-30MK2, và tương lai có thể là Su-30SM, Su-35.
Thật may, gần đây, nhà sản xuất AeroVodochady (Cộng hòa Czech) – “cha đẻ” dòng máy bay L-39 đã nối lại dự án nâng cấp dòng máy bay này thích nghi với chiến tranh hiện đại, phù hợp với yêu cầu đào tạo phi công tiêm kích thế hệ 4-5. Tạp chí Jane's dẫn nguồn quan chức công ty Aero Vodochody cho hay, giai đoạn I chương trình phát triển phiên bản thế hệ mới L-39NG đã hoàn thành.
L-39NG trang bị động cơ mới Williams FJ44-4M (một trong những hạng mục quan trọng nhất trong chương trình nâng cấp máy bay L-39) và đã được phát triển trong hai năm. Chiếc máy bay thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 14/9/2015, việc thử nghiệm động cơ mới hoàn thành vào ngày 12/9/2016.
Chương trình nâng cấp L-39NG bao gồm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 là thay động cơ AI-25T bằng Williams International FJ44-4M; Giai đoạn 2 là trang bị buồng lái kính với thiết bị điện tử hàng không mới, khung thân mới với 5 giá treo và động cơ FJ44-4M.
Milos Trnobransky - nhà thiết kế chính của Aero Vodochody tuyên bố: "Sau thử nghiệm động cơ, chúng tôi đã trả lại cho hãng Williams trong tháng 7/2016 và đề nghị một số cải tiến. Động cơ được gửi lại cho chúng tôi 2 tuần sau đó và chúng tôi thực hiện chuyến bay L-39NG với động cơ nâng cấp vào ngày 12/9/2016. Trong chuyến bay thử nghiệm, chúng tôi kiểm tra tất cả tham số của động cơ".
Đáng lưu ý, động cơ Williams FJ44 được phát triển cho thị trường máy bay dân dụng thương mạng hạng nhẹ, nhưng nó lại được sử dụng cho cả máy bay huấn luyện quân sự Alenia Aermacchi M-345 và Saab 105. Với phương án rất hay này, dùng động cơ FJ44 sẽ không ảnh hưởng tới doanh số bán hàng của Aero Vodochody - nhiều khách hàng sẽ không bị hạn chế khi nâng cấp hay mua L-39NG trang bị động cơ của Mỹ.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Giuseppe Giordio - người từng có thời gian là CEO Alenia Aermacchi cho biết: "Việc tích hợp động cơ FJ44 là cần thiết bởi việc hỗ trợ động cơ AI-25 do Ukraine sản xuất đã gặp khó khăn trong vài năm qua".
Các hệ thống quan trọng khác trên L-39NG cũng được chứng minh trong loạt thử nghiệm gần đây gồm hệ thống điện tử trong buồng lái mới Genesys Aerosystems bao gồm màn hình màu MFD và màn hình hiển thị trước mặt phi công HUD.
Sau khi thay động cơ mới, L-39NG tăng đáng kể tốc độ, tầm bay so với L-39 nguyên bản. Cụ thể, nó đạt tốc độ tối đa 775km/h, tầm bay lên tới 2.590km với lượng nhiên liệu trong thân (nguyên bản chỉ đạt 1.100-1.700km), thời gian hoạt động trên không lên tới 4 tiếng 30 phút.
Máy bay vẫn có khả năng mang 1,2 tấn vũ khí trên 5 giá treo.
Có thể nói, phiên bản L-39NG là một giải pháp khả thi để Việt Nam kéo dài thời gian sử dụng máy bay huấn luyện L-39, cũng như tăng khả năng tác chiến, đào tạo huấn luyện phi công trong chiến tranh hiện đại.