Trưa ngày 30/4/1975, sau khi tiêu diệt cụm chốt cuối cùng của quân đội VNCH tại cầu Thị Nghè tiểu đoàn 1 (Lữ đoàn 203) đã tiếp cận cổng Dinh Độc Lập qua ngả Thảo Cầm Viên. Xe tăng 843 lao vào húc cánh cổng phụ bên trái của dinh nhưng bị kẹt lại. Còn xe tăng 390 do Chính trị viên Đại đội Vũ Đăng Toàn chỉ huy húc đổ cánh cổng chính và tiến vào sân Dinh Độc Lập. Hình ảnh chiếc 390 lao vào húc đổ cánh cổng cơ quan đầu não chính quyền VNCH đã đi vào lịch sử đất nước.Hôm nay, cả hai chiếc xe tăng ngày ấy đã được xếp hạng Bảo vật Quốc gia được bảo quản, giữ gìn cẩn thận tại 2 bảo tàng quân sự lớn. Trong ảnh, chiếc xe tăng 843 được trưng bày tại vị trí trang trọng ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam – nơi thăm viếng của nhiều bạn bè quốc tế.Sau ngày thống nhất, xe tăng 843 được lệnh ra tiếp quản cảng Nhà Bè (nay là cảng Nhà Rồng) rồi hành quân về tổng kho Long Bình. Sau đó, xe được đưa ra Hà Nội dự triển lãm mừng ngày thống nhất. Năm 1979, xe tăng 843 được đưa về Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam để trưng bày triển lãm cho đến nay.Theo các thông tin từ Bảo tàng thì xe tăng 843 thuộc kiểu T-54B do Liên Xô sản xuất, viện trợ cho Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ. Đây là một trong những thế hệ đầu tiên của dòng tăng huyền thoại T-54/55, được thiết kế năm 1955 chính thức phục vụ năm 1957.Cận cảnh mặt trên thân và tháp pháo xe tăng T-54B số hiệu 843, trang bị pháo chính 100mm D-10T2S với bộ ổn định 2 trục STP-2 Tsyklon. Ngoài ra, mẫu tăng cải tiến T-54B còn được trang bị đèn hồng ngoại L-2 Luna, kính ngắm hồng ngoại pháo thủ TPN-1-22-11 và đèn hồng ngoại cho trưởng xa OU-3.Trên nóc xe được trang bị đại liên 12,7mm DShK.Trong khi xe tăng 390 húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập được trưng bày bên trong Bảo tàng lực lượng Tăng – Thiết giáp. Đáng lưu ý, khác với 843, 390 lại là thiết kế của Trung Quốc, kiểu Type 59 (Việt Nam hay gọi là T-59) được chế tạo dựa trên mẫu T-54 Liên Xô.Xe tăng Type 59 được Trung quốc chế tạo dựa theo phiên bản T-54A của Liên Xô, vì vậy không lạ khi nó nhìn không khác gì chiếc 843 T-54B. Điểm khác chỉ nằm ở hệ thống vũ khí do Trung Quốc sản xuất. Ảnh: cận cảnh cửa ra vào của lái xe Type 59.Type 59 được trang bị pháo K59 100mm (với 34 viên đạn dự trữ) với uy lực tương tự pháo D-10 của Liên Xô, có thể xuyên phá giáp tăng M48 của Mỹ thời bấy giờ.Trên nóc tháp pháo được trang bị đại liên phòng không Type 54 cỡ 12,7mm sao chép mẫu DShK Liên Xô.
Trưa ngày 30/4/1975, sau khi tiêu diệt cụm chốt cuối cùng của quân đội VNCH tại cầu Thị Nghè tiểu đoàn 1 (Lữ đoàn 203) đã tiếp cận cổng Dinh Độc Lập qua ngả Thảo Cầm Viên. Xe tăng 843 lao vào húc cánh cổng phụ bên trái của dinh nhưng bị kẹt lại. Còn xe tăng 390 do Chính trị viên Đại đội Vũ Đăng Toàn chỉ huy húc đổ cánh cổng chính và tiến vào sân Dinh Độc Lập. Hình ảnh chiếc 390 lao vào húc đổ cánh cổng cơ quan đầu não chính quyền VNCH đã đi vào lịch sử đất nước.
Hôm nay, cả hai chiếc xe tăng ngày ấy đã được xếp hạng Bảo vật Quốc gia được bảo quản, giữ gìn cẩn thận tại 2 bảo tàng quân sự lớn. Trong ảnh, chiếc xe tăng 843 được trưng bày tại vị trí trang trọng ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam – nơi thăm viếng của nhiều bạn bè quốc tế.
Sau ngày thống nhất, xe tăng 843 được lệnh ra tiếp quản cảng Nhà Bè (nay là cảng Nhà Rồng) rồi hành quân về tổng kho Long Bình. Sau đó, xe được đưa ra Hà Nội dự triển lãm mừng ngày thống nhất. Năm 1979, xe tăng 843 được đưa về Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam để trưng bày triển lãm cho đến nay.
Theo các thông tin từ Bảo tàng thì xe tăng 843 thuộc kiểu T-54B do Liên Xô sản xuất, viện trợ cho Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ. Đây là một trong những thế hệ đầu tiên của dòng tăng huyền thoại T-54/55, được thiết kế năm 1955 chính thức phục vụ năm 1957.
Cận cảnh mặt trên thân và tháp pháo xe tăng T-54B số hiệu 843, trang bị pháo chính 100mm D-10T2S với bộ ổn định 2 trục STP-2 Tsyklon. Ngoài ra, mẫu tăng cải tiến T-54B còn được trang bị đèn hồng ngoại L-2 Luna, kính ngắm hồng ngoại pháo thủ TPN-1-22-11 và đèn hồng ngoại cho trưởng xa OU-3.
Trên nóc xe được trang bị đại liên 12,7mm DShK.
Trong khi xe tăng 390 húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập được trưng bày bên trong Bảo tàng lực lượng Tăng – Thiết giáp. Đáng lưu ý, khác với 843, 390 lại là thiết kế của Trung Quốc, kiểu Type 59 (Việt Nam hay gọi là T-59) được chế tạo dựa trên mẫu T-54 Liên Xô.
Xe tăng Type 59 được Trung quốc chế tạo dựa theo phiên bản T-54A của Liên Xô, vì vậy không lạ khi nó nhìn không khác gì chiếc 843 T-54B. Điểm khác chỉ nằm ở hệ thống vũ khí do Trung Quốc sản xuất. Ảnh: cận cảnh cửa ra vào của lái xe Type 59.
Type 59 được trang bị pháo K59 100mm (với 34 viên đạn dự trữ) với uy lực tương tự pháo D-10 của Liên Xô, có thể xuyên phá giáp tăng M48 của Mỹ thời bấy giờ.
Trên nóc tháp pháo được trang bị đại liên phòng không Type 54 cỡ 12,7mm sao chép mẫu DShK Liên Xô.